Họ lại dạo một chút nữa rồi đi về. Tết năm nay chơi như vậy là quá đủ. Ngày mai 29 tết sẽ không đi nữa. Lý do, mai là ngày cuối của chợ đêm rồi, không thể chen chân vào được nữa. Đúng là như vậy, hôm sau người đông đến mức bên ngoài bãi giữ xe còn không chen lọt huống chi là vào chợ. Nhưng Vô Ưu không đi chợ nữa không có nghĩa là cô không bán hàng nha! Tiền ai chê ích bao giờ.
Mà cha cô cũng ôm em Thành ra phụ luôn, bán đến chiều trên lầu cũng hết sạch hàng hóa luôn. Cô lại phải chạy lên tiếp thêm một lần nữa. Cha mẹ cô cũng không lên lầu nên cũng không biết trên đó nhiều hay ít, chỉ lo cân và tính tiền thôi. Chị Linh thì cùng em Thành lên tầng hai chơi rồi nên cũng không biết. Ban đêm, trong nhà mở đèn điện sáng trưng nên hai chị em vô cùng thích thú. Trên đó, Vô Ưu cũng làm cho một phòng đồ chơi, lên đó mà tha hồ chơi.
Đến khoảng gần tám giờ, hàng hóa cũng đã hết sạch, chợ cũng dần thưa, cô mới đóng cửa đi về. Trước khi về, cô sẽ cùng Kim Nhân, Khánh Vân ra sau cùng, tranh thủ tắt đèn đồng thời tiếp thêm hàng hóa cho buổi sáng ngày mai, ngày mai vẫn còn bán buổi sáng nữa rồi mới nghĩ. Qua tết có thể rằm tháng giêng mới bán lại, những năm này qua tết người ta sẽ nghĩ rất lâu mới đi chợ lại.
Sáng hôm sau, cũng chỉ có cô cùng chị Linh ra bán thôi. Cha mẹ ở nhà lo cúng ngày ba mươi, chú bán hàng cũng vậy. Đến khoảng chín mười giờ chợ cũng đã tan hết, cô đem tặng mớ hàng còn sót lại cho hàng xóm xung quanh rồi khóa cửa đi về.
Về đến cô đưa cho cha mẹ một triệu đồng, nói là cha nuôi thưởng cho cả nhà đã vất vả mấy ngày qua. Một triệu khá là nhiều đấy, vàng cũng chỉ hơn 400 ngàn một chỉ thôi. Cha mẹ cô đúng là có phấn ái ngại nhưng mà là cha nuôi cho Vô Ưu, không thể từ chối. Vô Ưu còn nhỏ đâu thể giữ tiền nhiều được, dĩ nhiên là sẽ thuộc về người lớn rồi. Vô Ưu muốn đưa nhiều hơn cơ nhưng cũng không thể để cha mẹ nghi ngờ được. Cô cũng có đưa cho chị Linh mấy chục ngàn nữa, để ăn quà vặt. Hôm qua cô cũng cho chú bán hàng thêm ba trăm ngàn ăn tết rồi, còn bỏ năm bao lì xì mỗi bao 10 ngàn đồng cho con của chú nữa chứ. Nên có cho nhiều nữa cha mẹ cô cũng không thấy làm lạ, coi như cha nuôi cô lì xì cho chị Linh tết đi.
Tối đến cả gia đình ngồi quay quần đón giao thừa, cả nhà chú 5 cũng qua chơi, uống nước trà, ăn mứt nói chuyện tiếu lâm. À dĩ nhiên là cha và chú 5 lên sân thượng ngồi cho mát rồi. Mẹ và thiếm dưới nhà nói chuyện, trẻ con thì chạy chơi khắp nhà. Tuy không có điện nhưng có bình ắc quy đốt đèn tới sáng cũng không sao. Một lát sau, lại có thêm bác 3, anh chú 5 qua chơi nữa. Bác này cũng đã hơn 40 rồi, bị cụt một bàn tay trái. Lý do vì sao à? Vì hồi xưa đi lính. Đúng là đi lính không phải đi bộ đội. Vô Ưu nói thật, trong xóm của cô nhà có công với cách mạng đếm trên đầu ngón tay hà. Còn lại đa phần hồi xưa đều đi lính cả, nhưng chiến tranh là chiến tranh, hòa bình rồi ai cũng như ai, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn đều thương yêu nhau cả. Có phân biệt, lính ngụy hay việt cộng gì đâu.
Có người cũng đã từng đụng trận với nhau đấy, nhưng rồi sau khi gặp nhau cũng vui cười hớn hở kể chuyện hồi đó. Cứ như chuyện sinh tử trải qua chỉ là một trò chơi trẻ con thôi. Kiếp trước cũng như kiếp này, Vô Ưu đều thích nghe người lớn kể lại chuyện hồi đó. Chú 5 hồi xưa cũng đi lính nhưng mới ba tháng quân trường đã hòa bình rồi, đi cải tạo xong về làm ruộng luôn có đánh đấm gì đâu. Cha thì kể cha không đi lính cũng không đi bộ đội nhưng chứng kiến cảnh đụng trận thì cha biết.
Gia đình chú 5 là dân gốc ở xứ này nên ở đây chổ nào lúc xưa đụng trận chú đều rành cả. Ngồi trên sân thượng cao, ngấm sao trời, bác Ba không khỏi trầm ngâm nhớ lại kỷ niệm hồi xưa đi lính đi gác đêm, ở trên chòi canh lúc đó cũng nhìn trời như bây giờ. Chú không khỏi cao hứng cất lên tiếng hát.
"Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi
Bấy nhiêu tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân
Ngồi ngắm mấy nóc chòi tranh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thuơng
Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều
Tủi duyên người năm năm tháng tháng
Mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi
Chốn biên thùy này xuân tới chi?
Tình lính chiến khác chi bao người
Nếu xuân về tang thương khắp lối
Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi!
(Phiên gác đêm xuân. Nguyễn văn Đông)
Chú 5 và cha cũng gõ nhịp theo, mà công nhận bác Ba hát hay thật đấy. Chú 5 cũng hát vào vài câu. Cha cô cũng hát rất hay nha, đặc biệt là vọng cổ, giọng cha như nghệ sĩ Minh Cảnh lúc trẻ vậy. Tiếp theo đến màng biểu diễn của cha là bài vọng cổ Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà. Cha là giọng tự nhiên không có nhái giọng đâu. Tuy không có đờn nhưng chú 5 cũng đờn miệng được. Chờ đón giao thừa, mà ngồi trên sân thượng nhìn trời ca hát đúng là vui thiệt đó.
Vô Ưu cũng muốn hát nha, nhưng cô sẽ làm không khí vui hơn bằng bài hát "Mùa xuân trên thành phố hồ chí minh". Giọng trẻ con ngọt ngào của cô cất lên nghe vui tai làm sao, mọi người đều vỗ tay theo nhịp của cô. Tuy nhiên, cô không hát trúng toàn bộ lời mà lại chèn thêm vài câu nhạc chế khiến tất cả cười lộn ruột. Cha cô cười lắc đầu hỏi ai dạy cô, cô trả lời là nghe mấy người ngoài chợ hát nên bắt chước. Lời như thế này nè.
"Mùa xuân này về trên quê ta, khắp phố phướng đá gà lang ra. Đá xong xuôi lại thêm có tứ sắc, bầu cua lô tô cộng thêm xí ngầu. Mùa xuân trên thành phố hồ chí minh quê ta ôi hạnh phúc biết bao. Bao năm đánh bài rồi mà tại sao vẫn cứ thua hoài. Người chơi đếm nút tiến lên. Ôi hết tiền làm sao mua heo quay. Ôi ta đang đi đi giữa phồn hoa hay ta đi giữa rừng cờ....mùa xuân trên thành phố hồ chí minh là mùa xuân đẹp nhất quê mình"
Đến 10 giờ đêm, chú 5 với bác 3 mới đi ra về, mấy đứa trẻ cũng về. Thiếm 5 đã về từ sớm để đốt nhang. Từ lúc cúng rước ông bà buổi chiều tối cho đến lúc giao thừa thì phải đốt ba lần nhang. Nhà chú 5 thì có thiếm 5 hoặc bà nội thắp, bác ba thì có bác ba gái. Ở nhà thì cha sẽ thắp. Cũng đã đến lúc treo pháo lên rồi. Năm nay còn cho đốt pháo, vài năm nữa mới cấm. Cha dựng một cây nêu giống như cột cờ ở ngoài sân rồi treo xâu pháo lên. Không treo trong nhà tránh nguy hiểm.
Sau đó thì vào ngồi chờ cho đến tiếng chuông điểm 12 giờ đêm, cha mới lấy hộp quẹt ra đốt, cả xóm cũng bắt đầu nổi lên tiếng pháo. Mấy chục năm, Vô Ưu mới lại nghe tiếng pháo nổ, hồi đó thì sợ lắm. Nhưng sao lúc này lại cảm thấy ấm áp vậy không biết. À mà cô vẫn thích xem pháo bông hơn, đốt pháo ở nhà tội cho mấy con chó, mấy con mèo. Chúng sợ quá chạy mất tiêu hết rồi, con phèn cũng cong đuôi chạy trốn, không biết là trốn đi đâu nữa.
Cả nhà, trừ em Thành đã ngủ đều đứng trong nhà xem pháo nổ, cũng không dám đứng gần rủi bắn trúng cũng mệt à nha. 10 phút sau, xâu pháo đã cháy hết, cả nhà mới bắt đầu lại thau nước đã chuẩn bị trước để rửa mặt. Mong cho năm sau sức khỏe, mạnh giỏi. Rồi vào nhà đi ngủ.
Vô Ưu không ngủ liền, cô lên sân thượng ngấm sao trời cảm thán.
- Nếu là mơ thì ước gì đừng bao giờ tĩnh lại!
Chợt một vòng tay ấm áp bao vây lấy nàng ôm vào lòng, giọng nói du dương quen thuộc.
- Không phải mơ! Tất cả đều là sự thật!
Cô kinh ngạc nhìn sang.
- Vạn Mị! Ngươi ra ngoài được rồi sao?
Vạn Mị lắc đầu.
- Ta chỉ có thể ra ngoài vào đêm giao thừa thôi. Cũng chỉ có thể được vài phút. Nhưng như vậy cũng đủ để ta bên nàng giây phút tâm trạng nàng ấm áp, hạnh phúc nhất.
- Còn cả chúng ta nữa!
Đó là Kim Nhân cùng Khánh Vân đã hiện thân trở ra đến bên cạnh Vô Ưu và Vạn Mị nói.
- Lão đại cũng không thể độc chiếm một mình nha!
Vạn Mị tươi cười mê hoặc, một tay ôm Vô Ưu, một tay dang ra.
- Tới đây!
Rồi cả ba người cùng nhau ôm Vô Ưu trong lòng. Tròng lòng ba người Vô Ưu cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc và còn cả ngọt ngào nữa.