Thiên Nam Pháp Hội - Chương 4: Làng thụ quê tôi(Chú Cảnh)

Thiên Nam Pháp Hội

Chương 4: Làng thụ quê tôi(Chú Cảnh)

Chú Cảnh là con của ông Lộc, kém bố tôi 2 tuổi nên gọi là chú. Nghe kể khi còn nhỏ chú là một đứa trẻ thông minh tinh ranh, hay còn có thể nói là khôn lỏi. Nhưng khi lớn lên thì chú lại không thể vận dụng hết sự thông minh của mình vào con đường học vấn. Học xong cấp ba chú rời làng đi làm thuê nhưng không gửi ông Lộc được một đồng. 8 năm sau chú về làng xin ông lộc trả nợ cờ bạc, nghe nói chú còn phải đi cai nghiện. Cả làng coi chú chính là sự thất bại của ông Lộc. Trong lúc ở nhà thì chú có viết chuyện nhưng chỉ có một mình tôi đọc. Cả làng tôi ai cũng khinh thường chả ai muốn tiếp xúc với chú cả người lớn hay trẻ con. Nhưng tôi lại khá quý chú có thể tôi thấy trong con người đáng trách ấy lại có sự đáng thương. Mấy ngày ông tôi đi mời thấy về làng thì chú Cảnh sang ở với tôi. Dù sao thì gửi tôi mấy ngày liên tục bên nhà ông Lộc cũng không phải ý hay vì nhà có nuôi lợn. Tối ngày thứ hai khi chú sang. Tôi đang ngồi trên bàn học để chuẩn bị thi cuối kì. Chú thì vẫn cắm mặt viết những chương tiếp theo, đối với chú thì chỉ cần một người đọc thì chú sẽ tiếp tục ra chương mới. Sau khi học xong tôi mở tivi lên xem, đang xem thì bỗng nhiên chú lên tiếng.

"Chán quá Lâm ơi, đi mua bài về đánh không?"

Tôi nhận lời, vậy là hai chú cháu rạo bước trên con đường làng đến nhà thím Linh bán tạp hoá. Sau khi mua được bộ bài, đang đi qua đình thì bỗng nhiên chú kéo người tôi lại.

" Có chuyện gì vậy? " tôi thắc mắc.

"Xuỵt trật tự lúc nãy tao thấy có hai người đang ở trong đình". Chú Cảnh trả lời.

Người ở trong đình?, ông Lộc đi viện cả tuần mời hôm qua về. Cả tuân nay có ai ra đình đâu huống chi ban đêm này.

Hai chú cháu tôi vẫn núp ở ngoài đình vì muốn về nhà thì cần đi qua đình. Bỗng nhiên có tiếng người phát ra từ trong đình:

" ngươi đã xác định được vị trí các lệnh bài chưa?"

" Vâng tôi đã xác định được vị trí rồi. Từ khi khối đá được đào lên, tín hiệu từ các lệnh bài cũng bắt đầu toả ra. Bây giờ ta chỉ cần đến đó và lấy là xong. Hình như trong làng có một cái."

" Đâu nói ta vị trí...". Bỗng nhiên đang nói thì ngừng lại. Bất giác tôi ngươi lên thì nhìn thấy hai thân ảnh đó đã đứng ở chỗ tường đình rồi. Hai bọn chúng đều khoác chiếc áo choàng màu trắng và đội mũ trùm đầu.



" Bọn mày đến số rồi dám nghe lén bọn tao nói chuyện"

Cả tôi và chú Cảnh chạy như bay đuổi theo sau là hai thân ảnh. Bông nhiên tôi vấp phải cục đá ngã sấp mặt ngay lập tức một cánh tay lạnh buốt chạm vào cổ chân tôi. Tôi đang bị lôi đi, ngay lập tức chú Cảnh lao tới đẩy tên áo trắng hắn tuôn tay khỏi tôi. Tôi choàng đứng dậy định lao đến cứu chú thì chú hét lên:

"Chạy đi bọn này không phải người bình thường đâu. Mày không phải lo cho chú mày đáng được sống tiếp hơn chú."

Thế là tôi chạy trong màn đêm vừa chạy vừa gào lên:

"Mọi người ơi ra cứu chú Cảnh chú ấy bị người mặc áo trắng bắt".

Khác hẳn với bà Thảo hay thằng Giang đáp lại lời kêu cứu của tôi chính là những lời từ chối:

" Trẻ con ban đêm ban hôm không ngủ ra đây kêu gào cái gì!"

" Mày có để cho người khác nghỉ ngơi không?"

"Cái gì mà thắng Cảnh bị kéo cứu làm gì quân nghiện ngập phá phách đấy"

Chập nhận sự thật bây giờ quay lại chưa chắc đã cứu được thậm chí còn chết, tôi chạy hồng hộc về nhà. Ngôi nhà vẫn ở đó đèn vẫn sáng nhưng chỉ có mình tôi. Tôi gục mặt vào giường nước mắt chảy ra, rồi cuối cùng tôi cũng chẳng làm được gì ra hồn. Nếu tôi sớm phát hiện điều bất thường có lẽ Giang đã được cứu, nếu tôi đủ khoẻ có lẽ chú ấy đã được cứu.



Sáng ngày hôm sau mọi người tìm thấy một thi thể ở gần cổng đình làng. Khuôn mắt bị băm chém đến mức không thể nhận ra đến khi xét nghiệm mới xác định được đó là thi thể của chủ Cảnh. Đám tang của chú được diễn ra sau đó. Tôi tham gia trong đoàn thăm viếng, nhưng có lẽ ngoài tôi thực sự buồn thì trên sắc mặt bọn họ chả có chút gì là buồn cả, kể cả một chút cơ mặt buồn cũng không. Cũng phải thôi một kẻ thất bại biệt tăm 8 năm quay về xin bố trả nợ cờ bạc lại còn nghiện ngập như chú thì ai mà tiếc thương cho được.

Tang thương vẫn không ngừng tại ngôi làng Thụ này. Sau khi chú Cảnh chết nhưng ông tôi đi mời thấy vẫn chưa về. Thế nên chú Duy một người họ hàng khác sang trông nhà với tôi. Chú trẻ hơn chú Cảnh rất nhiều. Chú năm nay 20 tuổi, chú cũng giống chú Cảnh học xong cấp ba chú cũng bỏ đi làm thuê. Hiện nay chú đang ở nhà do vừa hết hạn hợp đồng làm thuê. Chú Duy rất thích độ xe và thích bốc đầu. Và thực sự tôi chả thích chú đến nhà tôi. Chú có.một hội "anh em chí cốt" đi đua xe với chú đến sáng. Nói sang trông tôi nhưng chú chỉ nằm nhà bấm điện thoại, còn bắt tôi làm hết việc nhà. Đến tối chú đứng dậy bảo tôi:

" Mày ở nhà trông nhà tao có việc tí tao về" sau đó phóng con xe độ rời đi.

Sàng ngày hôm sau đang đạp xe đi học tôi thấy một đám đông tập chung trước cổng làng. Đám này đông hơn so vời những vụ trước đã sảy ra ở làng tôi thậm chí có cả công an khám nghiệm. Đó chính là một vụ tai nạn chiếc xe tải nhà chú Những đâm vào một nhóm thanh niên đang đậu xe ở gần đó. Trong nhóm đó có cả chú Duy nhưng điều bất thường là nhóm đua xe của chú Duy ở cách xa chiếc xe tải thế mà trong camera an ninh chiếu lên thì chiếc xe lao rất mạnh vào nhóm thanh niên trong khi xe không hề có người lái. Cả buổi học trong đầu tôi suy nghĩ rất nhiều những người tiếp xúc ở gần tôi đều chết không lẽ nào tôi là conan. Thế là chả còn người họ hàng rảnh đến ở với tôi, mà thú thực tôi cũng chả cần cho lợn, gà ăn thì tôi đều được ông dạy làm rồi. Nầu ăn thì cũng biết làm mấy món. Chiều đi học về đang lụi cụi nấu ăn tối. Thì tôi nhận được cuộc gọi từ ông.

Tôi chạy lại bắt máy:

Giọng ông tôi cất lên "Alo Lâm à, chú Duy ở với mày đâu rồi?"

Tôi giọng run run trả lời:"Chú Duy bị tại nạn chết rồi ông ạ"

"Hả!chết rồi á, cái quái gì đấy" ông tôi hoảng hốt

"Mà ông gọi cháu làm gì đấy?" tôi thắc mắc

"Mày nghe rõ những gì ông nói này. Tối nay tao với thầy pháp sẽ về làng. Trong tối nay nhờ phải thức để thắp hương tổ tiên, không được dừng lại hương cháy hết lại đốt tiếp. Mày mà để hương tắt là hết đấy. Tao sẽ gọi cho thằng Hiếu trưởng thôn để nó báo cho mọi người trong làng. Còn mày thì nhớ đấy không được để hương tắt!"
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận