Người miền tây họ ăn cơm rất sớm, thường thì gà gáy tiếng đầu thì lát sau vài nhà dân đã có khói bếp bay lên. Tuệ Minh vốn gốc gác là người ở đây nên chẳng còn xa lạ gì với hình ảnh nông dân ra đồng sớm, nhất là vào mùa nước nổi thế này. Họ tranh thủ ra thăm lờ, thăm câu... để bắt được mấy con cá còn sống, vì đến trưa nắng lên thì cá bị mắc câu sẽ khó sống nổi. Hoặc chỉ là từ nhỏ họ đã quen dậy sớm nên dần dần thành thói quen, cứ có tiếng gà gáy là bừng tỉnh ngay.
Đất miền tây phù sa màu mỡ, sông miền tây đầy ấp cá tôm...
Dùng xong bữa sáng, Tuệ Minh diện quần áo chỉnh tề, mang theo ít giấy tờ tùy thân rồi bảo tên tay sai thân tín chuẩn bị ít quà, cùng cô đi đến diện kiến mấy người có chức lớn trong làng, thông báo cho họ biết cô sẽ ở lại một thời gian và nhờ họ chiếu cố nhiều một chút. Dù sao mọi việc cũng khó mà nói trước được, vẫn là nên giữ mối quan hệ tốt với bọn họ, sau này có việc còn tiện nhờ vã.
Từ ngôi nhà này sang bên ấy cũng không xa, một phần cũng là vì Tuệ Minh muốn ngắm cảnh quê hương nên cả 2 đi bằng xe căng hải:)
Xong xuôi mọi việc, cô bảo tên tay sai kia về nhà trước chuẩn bị bữa sáng. Do thời gian gấp rút nên cô chỉ mang theo hắn về cùng trước, những người làm khác vài ngày nữa sẽ về sau.
Đi dọc theo bờ sông có mấy rặng dừa nước mọc um tùm nối tiếp nhau, bất chợt từ đâu có cơn gió thổi đến làm lá cây va vào nhao nghe xào xạc. Không khí buổi sớm vốn lành lạnh, lại có gió thổi vào mang đến cho con người ta một cảm giác khoan khoái khó diễn tả.
Tuệ Minh đang thư thái hưởng thụ cơn gió mát thì bị âm thanh ồn ào nơi phía xa làm chú ý. Đảo mắt nhìn một vòng thì phát hiện phía trước mình có một đám nam thanh nữ tú đang nói chuyện gì đó. Trong đám thiếu nữ ấy hình như có cô gái hôm qua cô để ý kìa! Nàng ta đang cùng với 2 cô nhóc khác nhỏ tuổi hơn ngồi trên xuồng, vừa nghịch bông sen vừa nói chuyện với tên thanh niên đang đứng ở mép bờ sông, phía sau hắn có một tên gia nô khá bặm trợn đang nắm dây xuồng không cho các nàng đi.
Tuệ Minh nhìn một màn như vậy, âm thầm đánh giá. Chắc là tên công tử kia trêu chọc gái nhà lành đây mà, cơ mà nhìn hắn trông trắng trẻo, thư sinh như vậy không chừng lại bị các nàng ghẹo ngược lại cho coi. Để cô lắng tai nghe xem bọn họ nói gì nào, đây không phải nghe lén nha, chỉ là tình cờ thôi, đúng vậy, tình cờ thôi haha.
" Cha tui nói rồi, cái này là mấy kiến thức cơ bản thôi, anh hổng trả lời được thì anh phải bỏ cái xuồng ra để tui còn đi mần công chuyện"
"Được được, út cứ đố đi, anh sẽ gắng sức trả lời"
"Được rồi, tui hỏi anh, vào đời Hậu Lê, Chánh sứ Giang Văn Minh năm 1673 dẫn sứ đoàn sang kinh đô Yên Kinh. Vua quan Đại Minh muốn làm nhục quốc thể nước ta, ra vế đối:
"Đồng trụ chí kim, đài dĩ lục"
Đố anh với tài trí hơn người, Giang Văn Minh đã đối lại câu gì khiến vua Minh giận bay màu?"
Tên công tử kia tỏ ra lúng túng, câu chuyện này hắn đã được nghe thầy giáo kể qua rồi, nhưng mà... U là chời ai mà nhớ nỗi cái chuyện xưa lắc xưa lơ đó chứ!!
Tuệ Minh nghe câu đố thì mĩm cười, nàng nhớ rõ Giang Văn Minh này là một vị quan lỗi lạc thời nhà Lê trung hưng, cũng nhờ ông ấy mưu trí mà nước ta thoát khỏi nạn mỗi năm cóng nạp 1 tượng người bằng vàng đền mạng Liễu Thăng. Sau đó hoàng đế Sùng Trinh (Minh Tư Tông) ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục"
Nghĩa là “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Câu này có hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" - Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong.
Nhưng trước câu thơ đầy ẩn ý đó của nhà Minh, Giang Văn Minh vẫn rất bình tĩnh, lớn mật đem việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng đối lại. Câu đó hình như là...
"Út, anh..."
" Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
Khi tên công tử kia đang khó xử thì Tuệ Minh đã thay hắn trả lời.