Lĩnh Nam Ký - Chương 55: Sứ mệnh
Chương trước- Chương 1: Ta là ai?
- Chương 2: Lạc Lối
- Chương 3: Quyết Định
- Chương 4: Có Một Lời
- Chương 5: Kế Hoạch
- Chương 6: Truy Đuổi
- Chương 7: Chúng Ta Có
- Chương 8: Một cái chắp tay
- Chương 9: Tập Doanh (1)
- Chương 10: Tập Doanh (2)
- Chương 11: Phương hướng
- Chương 12: Thật Đáng Sợ
- Chương 13: Lừa Gạt, Lại Đoạt Doanh
- Chương 14: Khí Thôn
- Chương 15: Lập quân, Lĩnh Nam quân
- Chương 16: Muốn Biết, Thì Hỏi
- Chương 17: Bước đầu luyện quân
- Chương 18: Vũ Thị Thục
- Chương 19: Trận Khí Thôn (1)
- Chương 20: Trận Khí Thôn (2)
- Chương 21: Trận Khí Thôn (3)
- Chương 22: Trận Khí Thôn (4)
- Chương 23: Trận Khí Thôn (5)
- Chương 24: Trận Khí Thôn (6)
- Chương 25: Trận Khí Thôn (Cuối)
- Chương 26: Sau cuộc chiến
- Chương 27: Huyền Sử Thiên Mệnh
- Chương 28: Hai phần thư tín
- Chương 29: Cấm Khê Không Thể Tử Thủ
- Chương 30: Kế hoạch Nam tiến
- Chương 31: Đêm khuya kể chuyện
- Chương 32: Mã Viện răn tướng
- Chương 33: Thiên Mệnh Quân Sư
- Chương 34: Đô Dương
- Chương 35: Thuận Thiên hiện thế
- Chương 36: Hướng Đến Cấm Khê
- Chương 37: Đào Kỳ - Phương Dung
- Chương 38: Săn voi
- Chương 39: Giết Giao Long
- Chương 40: Tôi luyện
- Chương 41: Bạch Hạc công chúa
- Chương 42: Hai quân trong đêm
- Chương 43: Cấm Khê mở màn
- Chương 44: Các tướng Việt
- Chương 45: Đô Cán
- Chương 46: Hổ tướng
- Chương 47: Khiên thịt
- Chương 48: Chiến trường
- Chương 49: Long tranh hổ đấu
- Chương 50: Tinh nhuệ
- Chương 51: Chuyển cơ
- Chương 52: Phục binh
- Chương 53: Gặp mặt Trưng Vương
- Chương 54: Đêm dài
- Chương 55: Sứ mệnh
- Chương 56: Đối sách
- Chương 57: Thủ
- Chương 58: Bình Nam tướng quân
- Chương 59: Hy sinh
- Chương 60: Phá trại
- Chương 61: Kế của Nga Sơn
- Chương 62: Hỏa tre trận
- Chương 63: Thống lĩnh
- Chương 64: Thống lĩnh trời sinh
- Chương 65: Xung phong khắc địch
- Chương 66: Thành danh
- Chương 67: Bố cục
- Chương 68: Trên đường lui quân
- Chương 69: Khoảng lặng
- Chương 70: Lật tẩy
- Chương 71: Ban giám quân
- Chương 72: Hiểm chiêu
- Chương 73: Biến đổi
- Chương 74: Nga Sơn về Trời
- Chương 75: Nga Sơn kết thúc
- Chương 76: Niềm tin
- Chương 77: Bối rối
- Chương 78: Dạy toán
- Chương 79: Tăng quân
- Chương 80: Bờ sông Đốc
- Chương 81: Ý chí của Ban Siêu
- Chương 82: Khoảng đệm
- Chương 83: Người tới từ phía Nam
- Chương 84: Gây hấn
- Chương 85: Ý vua
- Chương 86: Xung đột
- Chương 87: Liêu Châu
- Chương 88: Vòng xoáy
- Chương 89: Tiếng tù và cùng cột khói
- Chương 90: Thuỷ chiến mở đầu
- Chương 91: Thầy trò đàm trận
- Chương 92: Tự tung tự tác
- Chương 93: Chống cự
- Chương 94: Xong
- Chương 95: Phế nhân
- Chương 96: Đối trận
- Chương 97: Thương trận
- Chương 98: Đột biến
- Chương 99: Loạn
- Chương 100: Lĩnh nam quân - Hán kỵ
- Chương 101: Con mồi
- Chương 102: Cơ hội
- Chương 103: Chim sẻ
- Chương 104: Thu quan
- Chương 105: Quân sư
- Chương 106: Chống cự
- Chương 107: Liên Châu cất tiếng
- Chương 108: Đã chậm
- Chương 109: Phản công
- Chương 110: Minh kim thu binh
- Chương 111: Cúi đầu
- Chương 112: Toan tính
- Chương 113: Dương đông
- Chương 114: Kích tây?
- Chương 115: Chiến hào
- Chương 116: Rời đi
- Chương 117: Kẻ đứng đằng sau
- Chương 118: Đại doanh không yên ổn
- Chương 119: Chương Thần mai phục
- Chương 120: Mày dám lừa tao?
- Chương 121: Tha?
- Chương 122: Công ải sao bằng công tâm
- Chương 123: Đoạt ải dễ dàng
- Chương 124: Lưu Long chỉ huy
- Chương 125: Khói lửa tràn lan
- Chương 126: Đế tinh Phương Nam
- Chương 127: Trăng kia trên cao
- Chương 128: Kỵ binh về doanh
- Chương 129: Vì lý do gì?
- Chương 130: Ngón chân; Bụi tre
- Chương 131: Tản ra!!
- Chương 132: Hoa Lửa
- Chương 133: Trời quá bất công
- Chương 134: Tầm và thế
- Chương 135: Làm gì?
- Chương 136: Làm thế sao được?
- Chương 137: Đánh cờ đi
- Chương 138: Lương Tùng đau đầu
- Chương 139: Đêm khuya trăng thưa
- Chương 140: Công kích thủy trại
- Chương 141: Chạm mặt.
- Chương 142: Lạc - Giám nhị Quân
- Chương 143: Điểm mắt
- Chương 144: Dịch kỳ chiến pháp
- Chương 145: Mục đích của quân Việt
- Chương 146: Đô Kiên mềm dẻo
- Chương 147: Chiến trường lại kéo dài
- Chương 148: Dài quá không đặt nổi tên
- Chương 149: Đất mẹ
- Chương 150: Không để lãng quên
- Chương 151: Quân Hán thu lấy tin tức
- Chương 152: Hai quân chạm trán
- Chương 153: Một chút tính toán
- Chương 154: Ngày đầu tiên (1)
- Chương 155: Ngày đầu tiên (2)
- Chương 156: Ngày đầu tiên (3)
- Chương 157 : Ngày đầu tiên (4)
- Chương 158 : Đêm buông xuống.
- Chương 159: Quá hiểu.
- Chương 160: Chiến cục kéo dài.
- Chương 161: Mưu chồng nhau.
- Chương 162: Ngày thứ hai.
- Chương 163: Đêm thứ hai.
- Chương 164: Đêm tàn.
- Chương 165: Anh em, anh em
- Chương 166: Danh tướng công trại
- Chương 167: Cánh quân bị bỏ lại.
- Chương 168: Mịt mù.
- Chương 169: Vụ đằng giang (Sương che sông)
- Chương 170: Sương tan
- Chương 171: Đồng
- Chương 172: Hướng khác
- Chương 173: Táo bạo vô cùng
- Chương 174: Mưa đá lửa
- Chương 175: Tháp đan
- Chương 176: Trù yểm.
- Chương 177: Trận Sông Uyên (1)
- Chương 178: Trận Sông Uyên (2)
- Chương 179: Trận sông Uyên (3)
- Chương 180: Trận sông Uyên (kết)
- Chương 181: Ám Tinh.
Tùy
chỉnh
Màu
nền
Font
chữ
Arial
Times New Roman
Courier New
Verdana
Comic Sans MS
Helvetica
Size
chữ
12
16
20
24
28
32
36
40
Chiều cao dòng
100
120
140
160
180
200
Lĩnh Nam Ký
Chương 55: Sứ mệnh
Trăng sáng vằng vặc soi xuống những ngọn cỏ non sau mưa đang ngập tràn sức sống. Lũ côn trùng rả rít gọi bạn ầm ĩ trong bụi hoa ven một căn phòng nhỏ ấm cúng giữa thành Luy Lâu đầy cổ kính. Trong phòng, Tiểu Chí ngồi ôm quyển “Kinh Thi”, ánh mắt khẽ đảo theo từng chữ hiện ra trên cuộn thẻ tre. Miệng cậu bé mười một tuổi lẩm bẩm những câu thơ nhỏ, nghe tựa như tiếng nhạc du dương. Đầu cậu lắc lư theo tiếng tụng ra vẻ chuyên chú cực kỳ, thế nhưng ánh mắt lúc có lúc không cứ liếc theo những thân ảnh liến thoắt cùng tiếng cười rôm rả bên ngoài đã để lộ lòng hiếu động của cậu.
“A Chí, huynh mau mau ra đây chơi chung với bọn muội.” một cô bé xem chừng bảy tuổi, trên đầu cột hai cái bím tóc to, đôi mắt sáng như trăng như sao, quần áo chỉnh chu gọn gàng, mặt đẹp như ngọc, mày liễu nga sơn. Cô chạy bõm bẽm đến bên cửa sổ, ánh mắt thể hiện tâm lý linh lung nhìn thấu nét thèm thuồng trên mặt cậu sư huynh. Tiểu Chí thấy tâm tư bị bóc thì tự ái trẻ con trổi dậy, cậu hứ một tiếng rõ to, cố nặn ra một gương mặt thật trang nghiêm răn:
“Muội nói gì vậy, huynh đang học tập, sao có thể ham chơi. Muội mau đi đi, để cho huynh được an tĩnh.”
“Giả vờ giả vịt.” Cô bé bĩu môi cười đáp. Đoạn, cô xoay người mà đi, tiếng cười vọng như chuông, bàn chân lại vui bước rảo đến bên các cô, các cậu bé đứng đằng xa.
Tiểu Chí dùng ánh mắt hâm mộ nhìn theo tấm lưng xinh xắn của sư muội. Vừa rồi cậu thiếu chút đã toan đứng dậy reo hò cùng vui. Thế nhưng qua bờ vai của cô, Tiểu Chí trong thấy những ánh mắt đầy kì thị cùng hăm dọa đến từ bọn nhóc đang đứng đằng xa. Những ánh mắt lạnh lùng đó khiến cậu không thể ùa vào nhập bọn, đành giả nổi cơn tự ái khéo léo đuổi cô sư muội. Mãi đến khi đám chúng bạn kia khuất sau hòn giả sơn, Tiểu Chí mới nghẹn ngào ngồi xuống, tiếp tục đọc sách dưới ngọn đèn dầu.
Những cô cậu bé kia với trang phục, bội sức xoa hoa cùng đủ loại nô tì thị nữ đi theo đằng xa, khó có thể không nhận ra đây chính là các cô chiêu, cậu ấm của các quan đến dự buổi yến tiệc tối nay.
Tết Nguyên Tiêu đối với những quan văn, võ tướng người Hán ở nơi Nam di xa xôi chính là một dịp không thể nào bỏ qua. Nhiều người sẵn lòng bỏ qua mọi công sự bận rộn, dẫn theo vợ con, thê thiếp theo từng chiếc xe bò, xe ngựa xa hoa tề tụ về Luy Lâu, chỉ mong được thả mình hòa vào không khí nhộn nhịp ngày tết, để nhớ, để vơi đi nỗi nhớ quê nhà da diết. Bọn họ ca hát, nhảy múa, xem hoa, đối đèn rôm rả.
Thế nhưng không chỉ có người Hán mới có nỗi nhớ nhà. Đối với một cậu bé người Việt mới hơn mười tuổi, phải xa xứ đi cầu học như Tiểu Chí thì ngày nào cũng mang theo nỗi nhớ nhà tha thiết dính cả vào tim, vào thịt. Cậu cố đọc thêm vài dòng thơ, thế nhưng những ánh mắt coi thường ban nãy như ám lấy cậu, cùng với nỗi nhớ kẻ quê cùng lòng cô độc khó ai hiểu thấu, cậu thở dài bỏ cuộn thẻ tre Kinh Thi trên tay, ánh mắt mông lung ngắm lấy vầng trăng vằn vặt trên cao.
Lộp cộp, lộp cộp. Tiếng bước chân trên thềm gỗ không làm cậu tỉnh giấc, mãi đến khi nghe tiếng ho nhẹ thân quen, Tiểu Chí mới giật mình quay sang. Vừa nhìn thấy thân ảnh cao lớn quen thuộc, cậu liền quỳ xuống hành lễ đệ tử mà vái:
“Chí chào thầy.”
“Là sư phụ,” Thái Thú Tích Quang ôm lấy nụ cười ấm áp bước tới nâng dậy cậu đệ tử bướng bỉnh. Là một người nhân nghĩa từ trong tim, ông luôn lấy giáo hóa dân chúng làm nền tảng lập thân cho mình ở nơi xứ người. Ông cho xây nhiều trường, dạy chữ Hán, dạy văn giảng võ cho rất nhiều đứa trẻ bản xứ, trong đó có cậu bé trước mặt là người nổi bật hơn cả, được ông nhận làm đệ tử thân truyền, hết lòng dốc sức dạy dỗ.
“Mau lại đây, ăn chén cháo yến, đây là phần của con trên tiệc, ta thấy con không tới nên đem đến, ăn đi.” Trìu mến xoa đầu cậu bé, ông dẫn cậu ngồi vào bàn, tay mở tráp cháo thơm phức. Tiểu Chí tuy còn nhỏ lại không phụ lòng ông, văn hay võ giỏi lại siêng năng hiếu thuận, thật sự làm ông than thở không thôi. Tuy hắn là người Việt nhưng trong lòng ông đối đãi còn tốt hơn cô con gái rượu, tình cảm hai người chẳng khác gì cha - con.
“Ta vừa nghe hạ nhân bẩm báo lại rằng. Lúc nãy con trai của Thành môn Giáo Úy Mẫn Hoang đến gây hấn cùng con?”
Tích Quang ánh mắt quan tâm nhìn hắn hỏi. Lời nói tuy ân cần lại không hề che đi khí thế uy nghiêm vốn có của một vị Thái Thú. Học trò cưng bị nhục, lão tuy hiền lành những cũng không ngây ngô. Nhìn qua đây chỉ là cuộc cãi vã giữa hai đứa trẻ, thế nhưng lão hiểu đây là cuộc tranh chấp giữa hai lập trường, cách đối xử với dân bản xứ. Một là nhân từ, hai là đàn áp. Mẫn Hoang thường xuyên kéo bè kéo phái bóc lột, ức hiếp dân chúng lại hay chống đối ông chính là cái gai trong mắt, cái châm trong thịt mà Tích Quang bao lâu nay muốn nhổ bỏ. Ông vờ hỏi, tâm lại thầm quan sát không biết cậu đệ tử yêu sẽ đối phó ra sao.
Tiểu Chí đang nâng chén cháo ăn được một hớp nghe sư phụ hỏi thì khựng lại. Cậu nhẹ nhàng nuốt ngụm cháo, trong đầu không ngừng loạn chuyển suy nghĩ. Đoạn, khoan thai bỏ xuống chén cháo, gác muỗng, cậu khoan thai chắp tay thưa:
“Hồi sư phụ, đây chỉ là trò đùa giữa chúng tiểu nhân, thật sự không có gì để lo lắng. Con cho hắn đánh một đấm, lại đánh trả hắn một chưởng. Duy con xem ra, hắn sẽ phải nằm giường ít hôm, tuyệt không có gì ái ngại.”
Tích Quang nghe kể gật gù, vừa không gây sự trước, lại không mất uy thế, cũng tự biết chừng mực, đây quả thực là kết cục mà ông cho là tốt nhất. Ông đưa tay ra dấu cho cậu tiếp tục ăn, ánh mắt chuyển sang nhìn tập Kinh Thi bằng thẻ tre dày cộm trên bàn, lại nghe thấy tiếng cười đùa vui vẻ ngoài sân ngay cách vách phòng. Ông tinh mắt chú ý thấy gương mặt cậu bé khẽ giãy dụa theo từng nhịp cười truyền vào, hơi đánh giá một chút ông hỏi:
“Tiểu Chí, sao hôm nay con không chuyên chú, có gì khúc mắc?”
Tiểu Chí thấy sư phụ gọi mình liền giật mình. Cậu suy tư mà đáp:
“Thầy, vì sao các bạn người Hán không chơi với chúng con, không học cùng chúng con?”
Tích Quang đương nhiên hiểu “chúng con” ở đây là những đứa trẻ người Việt mà ông dạy dỗ. Thở dài ông bảo:
“Con đã học qua Kinh Thi, thế có biết: 《Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần》 sao?”
Tiểu Chí á người không ngờ thầy bỗng dưng hỏi mình một câu trong Kinh Thi. Theo bản năng cậu đứng dậy chắp tay đáp:
“Thưa sư phụ, Chí biết, đây là trích trong Kinh Thi. Ý chỉ khắp nơi nơi không đâu không là đất của Vua, khắp mọi người không đâu không là con dân của Thánh Thượng.”
Tích Quang vuốt râu trầm ngâm đáp:
“Sở dĩ Việt, Hán tranh đấu là vì hai bên còn có nhiều khác nhau, chưa thể cùng giống, cùng hưởng, cùng nói, cùng sống. Vì thế muốn cho dân Trung Nguyên không khinh thị dân Nam, dân Nam được ăn được mặc như dân Trung Nguyên thì phải hiểu nhau, phải học, phải hòa đồng. Cùng chung kiểu quần, áo, cùng chung cách đối, xử, cùng ngôn ngữ viết, nói, cùng luật, cùng văn. Có như thế mới thể hiện được 《Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần.》 Đã là mạc phi vương thần, đương nhiên lúc đó sẽ không còn ai coi khinh dân Nam của con.”
Tiểu Chí nghe giảng như mê như say, đến cả chén cháo cũng chẳng buồn ăn. Cậu nuốt ngụm nước bọt mà hỏi:
“Thưa sư phụ, muốn như thế thì tốn bao nhiêu ngày?”
Tích Quang nghe nói phá lên cười âu yếm mắng: “Sao con vội như vậy? Chưa học bò đã lo học chạy, làm sao mà nên? Đây là trách nhiệm cả đời, cần phải có cả trăm năm không ngừng cố gắng mới được.”
“Trăm năm, thế thì con đâu sống đến lúc ấy được…” cậu bé nghe bảo buồn rầu nói, ánh mắt vừa ghen ghét vừa hâm mộ nhìn cảnh vui nhộn bên ngoài.
Thái thú đại nhân nhìn cậu lắc đầu, lấy tay vỗ vỗ vai cậu nhóc ông dạy:
“Đây là trách nhiệm thiêng liêng cần phải được liên tiếp thực hiện qua nhiều thế hệ, con à. Hết thời ta, lại sẽ đến thời của con. Cứ thế tiếp nối mãi, cho đến khi chúng ta thành công. Mà con và ta, đều phải dốc hết mình loại bỏ những kẻ vì mưu lợi bản thân mà làm hư hỏng sứ mệnh này. Vì dân chúng Giao Châu, vì Đại Hán.”
Trên cao, vầng trăng rằm sáng như ngọc tỏa ánh sáng nhẹ nhàng ôm ấp lấy tấm thân nhỏ nhắn của Tiểu Chí. Ánh trăng soi sáng gương mặt non nớt đang dần dần cảm nhận được trách nhiệm nặng nề trên vai. “Ánh trăng đêm hôm đó thật đẹp.” Phùng Chí ngẩng đầu nhìn vầng trăng bên ngoài. Cái Tết Nguyên Tiêu năm nào chả thể phai nhạt được trong tâm trí tên Lạc tướng trẻ tuổi. Thân thể hắn dựa vào bức tường thành lâu cao ngất, tay nắm lấy một thanh gươm đầm đìa máu tươi. Mãi đến khi có một tên Hán tướng bước tới cười chào, hắn mới tra thanh gươm vào vỏ, chắp tay chào:
“Diệu Bình huynh, vất vả, huynh đã tới đây.”
“Tử Phương huynh khách sáo. Không có huynh góp sức, ắt hẳn kế hoạch của phụ thân đại nhân sẽ gặp nhiều bất trách.”
Phùng Chí - Phùng Tử Phương lắc đầu cười đáp:
“Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần. Đây cũng chỉ là trách nhiệm của Chí thôi, Diệu Bình huynh chớ nên khen lầm.”
“Cũng đúng, cũng đúng. Ha ha.” Mã Phòng vui vẻ vỗ vai tên Giáo úy người Việt trước mặt. Y ra hiệu cho binh sĩ mau chóng chặt đứt cây cờ Lĩnh Nam ba màu to lớn, thay vào đấy là cây đại kỳ màu đỏ khổng lồ. Cùng lúc, một tốp Hán binh đang áp giải một ông lão tướng người Việt đi đến gần, vai ông đầy máu tươi, mặt mũi hốc hác. Vừa thấy Phùng Chí ông liền đau giận mà mắng:
“Phùng Chí, thằng khốn khiếp, quân khốn nạn, cõng rắn cắn gà nhà, sao mày dám mở cửa cho quân giặc vào cửa ải? Mày vì vinh hoa phú quý hại chết Vua Bà rồi. Mày không hổ thẹn sao?”
“Câm ngay. Sao dám vô lễ với Phùng giáo úy.” hai tên thân binh nghe chủ bị mắng thì tức giận tiến lên tát bốp bốp thật kêu vào mặt ông. Phùng Chí đợi họ tát xong, nhìn thấy vẻ mặt hài hước của Mã Phòng, y tiến lên đẩy họ ra, nhìn ông cấp trên cũ mà bảo:
“Tam Trinh, đất Giao Châu vốn là đất đai Đại Hán, sao bảo ta cõng chi cắn cái gì? Ta chỉ thấy các ngươi cả gan, theo một ả đàn bà làm loạn, khiến dân chúng lầm than, đánh vỡ cơ hội Nam Bắc một nhà, làm lung lay sứ mạng hòa hợp giáo hóa to lớn mà bao thế hệ phải đánh đổi lấy. Nay ta theo lệnh trời mà làm, vì vua, vì nước, vì dân, ta chẳng thẹn gì với lương tâm.”
“Ha ha, đúng, nói giỏi lắm, đúng lắm.” Vừa hay lúc này một tên Hán quân trung lang tướng bước chân lên thành lâu nghe vậy cười khen. Hắn dùng ánh mắt đầy thưởng thức ngắm Phùng Chí mà bảo:
“Ta thường nghe đồ đệ của Tích đại nhân ở Lạc Dương nức tiếng văn hay võ giỏi gần xa. Không ngờ tài hùng biện cũng là hạng nhất lưu, quả nhiên là anh hùng.”
“Bành Trung Lang!”
“Bành Trung Lang quá khen.”
Mã Phòng, Phùng Chí thấy hắn thì chắp tay cúi đầu chào. Bành Sâm gật đầu đáp lễ rồi dời mắt nhìn về phía ông Tam Trinh bị trói như bánh chưng. Thấy ông hừ lạnh chả thèm nhìn ngó mình, hắn cười khẩy bảo:
“Chết đến nơi vẫn cứ mạnh miệng.” đoạn quay sang binh sĩ kêu:
“Chém đầu hắn xuống cho ta, khi ta công trại phản tặc sẽ lấy đầu lâu hắn ra cho chúng xem.”
Quân sĩ nghe nói đáp vâng, chân bước huỳnh huỵch áp giải ông lão đang không ngừng chửi rủa Phùng Chí om sòm. Lát sau, một tiếng xoẹt bén nhọn vang lên, đầu của lão tướng Tam Trinh đã được bày lên cho tên Trung Lang tướng xem xét.
Tên Phùng Chí vốn thấy ông bị xử trảm định bước ra căn ngăn nhưng bị Mã Phòng khéo léo níu lại. Bành Sâm làm người tàn bạo, lại không hề tin tưởng ngoại tộc làm sao không phải đang tìm cách giết cả Chí. Mã Phòng từ sớm đã được cha nhắc nhở, tuyệt không để cho Phùng Chí, một kẻ đầu hàng thiên uy, một tấm gương sống bị tên điên kia giết được.
Bành Sâm cười lạnh nhìn cảnh này. Không phải tộc ta, ắt có dị tâm, y không hề tin tưởng tên người Việt này. Y cười lạnh hỏi:
“Tử Phương, ta tuy tin tưởng ngươi trung thành với Đại Hán. Song binh sĩ dưới trướng ngươi ta thật không yên tâm. Nay quân ta đang trong tình cảnh khẩn cấp quan đầu, ta muốn áp giải tất cả bọn chúng giam vào lao tù trong trại, ngươi thấy sao?”
Phùng Chí bất ngờ trước quyết định của y. Vốn thông minh hắn chỉ suy xét chút ít liền cắn răng đáp:
“Bành Trung Lang hành sự cẩn trọng, Chí nguyện nghe theo ngài sắp xếp.”
“Ha hả, tốt.” Bành Sâm đánh tiếng cười vang. Hắn vui vẻ nhìn vẻ mặt đau đớn của Phùng Chí, nghĩ tới lui mà bảo:
“Tuy nhiên ta cũng không lãnh đạm ngươi. Nay ta phân ngươi ba ngàn binh mã, nhanh chóng chuẩn bị mở đường cho quân ta đạp bằng phản quân. Ngươi thấy sao?”
“Chí không dám có dị nghị, xin được chấp nhận.” Phùng Chí chắp tay đồng ý một cách lễ phép làm Bành Sâm càng thêm vui vẻ. Hắn quay sang Mã Phòng hỏi:
“Tất cả phản quân đều bị bắt chứ? Không ai lọt lưới?”
Mã Phòng nghe vậy lắc đầu chấp tay tiếc nuối nói:
“Thưa không, có tên cừ súy là Phạm Võ vũ dũng hơn người, dựa vào tên lão tướng kia chống lưng mà leo dây kịp thoát thân, hiện giờ quân ta vẫn đang tăng cường lục soát, tung tích không rõ.”
“Vô dụng!” Bành Sâm nghĩ thầm, đoạn y quát to: “Không thể để hắn báo tin, mau cử thêm năm trăm quân đi tìm kiếm. Mặc khác các ngươi mau chuẩn bị, nhanh chóng theo ta nhổ bỏ trại địch.”
“Tuân lệnh!”
Phải một giờ sau, hơn vạn Hán quân nai nịt gọn gàng, không để ý đêm khuya, nhờ vào Phùng Chí dẫn đầu nườm nượp kéo về phía mục tiêu đầu của chúng: trại của Nga Sơn công chúa Lê thị Hoa.
Trước đó không lâu, Mai Đạt đang đứng trên tường trại bỗng nhìn thấy một thân ảnh chật vật phá rừng mà ra. Phạm Võ tay ôm vết chém ngang vai, thất tha thất thỏm bước vào ánh đuốc ở trại của bà, làn môi khô rốc, ánh mắt thất thần, tóc tai lộn xộn. Chẳng cần đợi mấy tên lính ra dìu lấy, chàng dùng hết sức lực hét lên:
“Mau… mau báo… Phùng Chí làm phản… Khe Bầu… khe Bầu thất thủ…” rồi ngất hẳn đi trong ánh mắt kinh dị của mọi người.
“A Chí, huynh mau mau ra đây chơi chung với bọn muội.” một cô bé xem chừng bảy tuổi, trên đầu cột hai cái bím tóc to, đôi mắt sáng như trăng như sao, quần áo chỉnh chu gọn gàng, mặt đẹp như ngọc, mày liễu nga sơn. Cô chạy bõm bẽm đến bên cửa sổ, ánh mắt thể hiện tâm lý linh lung nhìn thấu nét thèm thuồng trên mặt cậu sư huynh. Tiểu Chí thấy tâm tư bị bóc thì tự ái trẻ con trổi dậy, cậu hứ một tiếng rõ to, cố nặn ra một gương mặt thật trang nghiêm răn:
“Muội nói gì vậy, huynh đang học tập, sao có thể ham chơi. Muội mau đi đi, để cho huynh được an tĩnh.”
“Giả vờ giả vịt.” Cô bé bĩu môi cười đáp. Đoạn, cô xoay người mà đi, tiếng cười vọng như chuông, bàn chân lại vui bước rảo đến bên các cô, các cậu bé đứng đằng xa.
Tiểu Chí dùng ánh mắt hâm mộ nhìn theo tấm lưng xinh xắn của sư muội. Vừa rồi cậu thiếu chút đã toan đứng dậy reo hò cùng vui. Thế nhưng qua bờ vai của cô, Tiểu Chí trong thấy những ánh mắt đầy kì thị cùng hăm dọa đến từ bọn nhóc đang đứng đằng xa. Những ánh mắt lạnh lùng đó khiến cậu không thể ùa vào nhập bọn, đành giả nổi cơn tự ái khéo léo đuổi cô sư muội. Mãi đến khi đám chúng bạn kia khuất sau hòn giả sơn, Tiểu Chí mới nghẹn ngào ngồi xuống, tiếp tục đọc sách dưới ngọn đèn dầu.
Những cô cậu bé kia với trang phục, bội sức xoa hoa cùng đủ loại nô tì thị nữ đi theo đằng xa, khó có thể không nhận ra đây chính là các cô chiêu, cậu ấm của các quan đến dự buổi yến tiệc tối nay.
Tết Nguyên Tiêu đối với những quan văn, võ tướng người Hán ở nơi Nam di xa xôi chính là một dịp không thể nào bỏ qua. Nhiều người sẵn lòng bỏ qua mọi công sự bận rộn, dẫn theo vợ con, thê thiếp theo từng chiếc xe bò, xe ngựa xa hoa tề tụ về Luy Lâu, chỉ mong được thả mình hòa vào không khí nhộn nhịp ngày tết, để nhớ, để vơi đi nỗi nhớ quê nhà da diết. Bọn họ ca hát, nhảy múa, xem hoa, đối đèn rôm rả.
Thế nhưng không chỉ có người Hán mới có nỗi nhớ nhà. Đối với một cậu bé người Việt mới hơn mười tuổi, phải xa xứ đi cầu học như Tiểu Chí thì ngày nào cũng mang theo nỗi nhớ nhà tha thiết dính cả vào tim, vào thịt. Cậu cố đọc thêm vài dòng thơ, thế nhưng những ánh mắt coi thường ban nãy như ám lấy cậu, cùng với nỗi nhớ kẻ quê cùng lòng cô độc khó ai hiểu thấu, cậu thở dài bỏ cuộn thẻ tre Kinh Thi trên tay, ánh mắt mông lung ngắm lấy vầng trăng vằn vặt trên cao.
Lộp cộp, lộp cộp. Tiếng bước chân trên thềm gỗ không làm cậu tỉnh giấc, mãi đến khi nghe tiếng ho nhẹ thân quen, Tiểu Chí mới giật mình quay sang. Vừa nhìn thấy thân ảnh cao lớn quen thuộc, cậu liền quỳ xuống hành lễ đệ tử mà vái:
“Chí chào thầy.”
“Là sư phụ,” Thái Thú Tích Quang ôm lấy nụ cười ấm áp bước tới nâng dậy cậu đệ tử bướng bỉnh. Là một người nhân nghĩa từ trong tim, ông luôn lấy giáo hóa dân chúng làm nền tảng lập thân cho mình ở nơi xứ người. Ông cho xây nhiều trường, dạy chữ Hán, dạy văn giảng võ cho rất nhiều đứa trẻ bản xứ, trong đó có cậu bé trước mặt là người nổi bật hơn cả, được ông nhận làm đệ tử thân truyền, hết lòng dốc sức dạy dỗ.
“Mau lại đây, ăn chén cháo yến, đây là phần của con trên tiệc, ta thấy con không tới nên đem đến, ăn đi.” Trìu mến xoa đầu cậu bé, ông dẫn cậu ngồi vào bàn, tay mở tráp cháo thơm phức. Tiểu Chí tuy còn nhỏ lại không phụ lòng ông, văn hay võ giỏi lại siêng năng hiếu thuận, thật sự làm ông than thở không thôi. Tuy hắn là người Việt nhưng trong lòng ông đối đãi còn tốt hơn cô con gái rượu, tình cảm hai người chẳng khác gì cha - con.
“Ta vừa nghe hạ nhân bẩm báo lại rằng. Lúc nãy con trai của Thành môn Giáo Úy Mẫn Hoang đến gây hấn cùng con?”
Tích Quang ánh mắt quan tâm nhìn hắn hỏi. Lời nói tuy ân cần lại không hề che đi khí thế uy nghiêm vốn có của một vị Thái Thú. Học trò cưng bị nhục, lão tuy hiền lành những cũng không ngây ngô. Nhìn qua đây chỉ là cuộc cãi vã giữa hai đứa trẻ, thế nhưng lão hiểu đây là cuộc tranh chấp giữa hai lập trường, cách đối xử với dân bản xứ. Một là nhân từ, hai là đàn áp. Mẫn Hoang thường xuyên kéo bè kéo phái bóc lột, ức hiếp dân chúng lại hay chống đối ông chính là cái gai trong mắt, cái châm trong thịt mà Tích Quang bao lâu nay muốn nhổ bỏ. Ông vờ hỏi, tâm lại thầm quan sát không biết cậu đệ tử yêu sẽ đối phó ra sao.
Tiểu Chí đang nâng chén cháo ăn được một hớp nghe sư phụ hỏi thì khựng lại. Cậu nhẹ nhàng nuốt ngụm cháo, trong đầu không ngừng loạn chuyển suy nghĩ. Đoạn, khoan thai bỏ xuống chén cháo, gác muỗng, cậu khoan thai chắp tay thưa:
“Hồi sư phụ, đây chỉ là trò đùa giữa chúng tiểu nhân, thật sự không có gì để lo lắng. Con cho hắn đánh một đấm, lại đánh trả hắn một chưởng. Duy con xem ra, hắn sẽ phải nằm giường ít hôm, tuyệt không có gì ái ngại.”
Tích Quang nghe kể gật gù, vừa không gây sự trước, lại không mất uy thế, cũng tự biết chừng mực, đây quả thực là kết cục mà ông cho là tốt nhất. Ông đưa tay ra dấu cho cậu tiếp tục ăn, ánh mắt chuyển sang nhìn tập Kinh Thi bằng thẻ tre dày cộm trên bàn, lại nghe thấy tiếng cười đùa vui vẻ ngoài sân ngay cách vách phòng. Ông tinh mắt chú ý thấy gương mặt cậu bé khẽ giãy dụa theo từng nhịp cười truyền vào, hơi đánh giá một chút ông hỏi:
“Tiểu Chí, sao hôm nay con không chuyên chú, có gì khúc mắc?”
Tiểu Chí thấy sư phụ gọi mình liền giật mình. Cậu suy tư mà đáp:
“Thầy, vì sao các bạn người Hán không chơi với chúng con, không học cùng chúng con?”
Tích Quang đương nhiên hiểu “chúng con” ở đây là những đứa trẻ người Việt mà ông dạy dỗ. Thở dài ông bảo:
“Con đã học qua Kinh Thi, thế có biết: 《Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần》 sao?”
Tiểu Chí á người không ngờ thầy bỗng dưng hỏi mình một câu trong Kinh Thi. Theo bản năng cậu đứng dậy chắp tay đáp:
“Thưa sư phụ, Chí biết, đây là trích trong Kinh Thi. Ý chỉ khắp nơi nơi không đâu không là đất của Vua, khắp mọi người không đâu không là con dân của Thánh Thượng.”
Tích Quang vuốt râu trầm ngâm đáp:
“Sở dĩ Việt, Hán tranh đấu là vì hai bên còn có nhiều khác nhau, chưa thể cùng giống, cùng hưởng, cùng nói, cùng sống. Vì thế muốn cho dân Trung Nguyên không khinh thị dân Nam, dân Nam được ăn được mặc như dân Trung Nguyên thì phải hiểu nhau, phải học, phải hòa đồng. Cùng chung kiểu quần, áo, cùng chung cách đối, xử, cùng ngôn ngữ viết, nói, cùng luật, cùng văn. Có như thế mới thể hiện được 《Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần.》 Đã là mạc phi vương thần, đương nhiên lúc đó sẽ không còn ai coi khinh dân Nam của con.”
Tiểu Chí nghe giảng như mê như say, đến cả chén cháo cũng chẳng buồn ăn. Cậu nuốt ngụm nước bọt mà hỏi:
“Thưa sư phụ, muốn như thế thì tốn bao nhiêu ngày?”
Tích Quang nghe nói phá lên cười âu yếm mắng: “Sao con vội như vậy? Chưa học bò đã lo học chạy, làm sao mà nên? Đây là trách nhiệm cả đời, cần phải có cả trăm năm không ngừng cố gắng mới được.”
“Trăm năm, thế thì con đâu sống đến lúc ấy được…” cậu bé nghe bảo buồn rầu nói, ánh mắt vừa ghen ghét vừa hâm mộ nhìn cảnh vui nhộn bên ngoài.
Thái thú đại nhân nhìn cậu lắc đầu, lấy tay vỗ vỗ vai cậu nhóc ông dạy:
“Đây là trách nhiệm thiêng liêng cần phải được liên tiếp thực hiện qua nhiều thế hệ, con à. Hết thời ta, lại sẽ đến thời của con. Cứ thế tiếp nối mãi, cho đến khi chúng ta thành công. Mà con và ta, đều phải dốc hết mình loại bỏ những kẻ vì mưu lợi bản thân mà làm hư hỏng sứ mệnh này. Vì dân chúng Giao Châu, vì Đại Hán.”
Trên cao, vầng trăng rằm sáng như ngọc tỏa ánh sáng nhẹ nhàng ôm ấp lấy tấm thân nhỏ nhắn của Tiểu Chí. Ánh trăng soi sáng gương mặt non nớt đang dần dần cảm nhận được trách nhiệm nặng nề trên vai. “Ánh trăng đêm hôm đó thật đẹp.” Phùng Chí ngẩng đầu nhìn vầng trăng bên ngoài. Cái Tết Nguyên Tiêu năm nào chả thể phai nhạt được trong tâm trí tên Lạc tướng trẻ tuổi. Thân thể hắn dựa vào bức tường thành lâu cao ngất, tay nắm lấy một thanh gươm đầm đìa máu tươi. Mãi đến khi có một tên Hán tướng bước tới cười chào, hắn mới tra thanh gươm vào vỏ, chắp tay chào:
“Diệu Bình huynh, vất vả, huynh đã tới đây.”
“Tử Phương huynh khách sáo. Không có huynh góp sức, ắt hẳn kế hoạch của phụ thân đại nhân sẽ gặp nhiều bất trách.”
Phùng Chí - Phùng Tử Phương lắc đầu cười đáp:
“Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần. Đây cũng chỉ là trách nhiệm của Chí thôi, Diệu Bình huynh chớ nên khen lầm.”
“Cũng đúng, cũng đúng. Ha ha.” Mã Phòng vui vẻ vỗ vai tên Giáo úy người Việt trước mặt. Y ra hiệu cho binh sĩ mau chóng chặt đứt cây cờ Lĩnh Nam ba màu to lớn, thay vào đấy là cây đại kỳ màu đỏ khổng lồ. Cùng lúc, một tốp Hán binh đang áp giải một ông lão tướng người Việt đi đến gần, vai ông đầy máu tươi, mặt mũi hốc hác. Vừa thấy Phùng Chí ông liền đau giận mà mắng:
“Phùng Chí, thằng khốn khiếp, quân khốn nạn, cõng rắn cắn gà nhà, sao mày dám mở cửa cho quân giặc vào cửa ải? Mày vì vinh hoa phú quý hại chết Vua Bà rồi. Mày không hổ thẹn sao?”
“Câm ngay. Sao dám vô lễ với Phùng giáo úy.” hai tên thân binh nghe chủ bị mắng thì tức giận tiến lên tát bốp bốp thật kêu vào mặt ông. Phùng Chí đợi họ tát xong, nhìn thấy vẻ mặt hài hước của Mã Phòng, y tiến lên đẩy họ ra, nhìn ông cấp trên cũ mà bảo:
“Tam Trinh, đất Giao Châu vốn là đất đai Đại Hán, sao bảo ta cõng chi cắn cái gì? Ta chỉ thấy các ngươi cả gan, theo một ả đàn bà làm loạn, khiến dân chúng lầm than, đánh vỡ cơ hội Nam Bắc một nhà, làm lung lay sứ mạng hòa hợp giáo hóa to lớn mà bao thế hệ phải đánh đổi lấy. Nay ta theo lệnh trời mà làm, vì vua, vì nước, vì dân, ta chẳng thẹn gì với lương tâm.”
“Ha ha, đúng, nói giỏi lắm, đúng lắm.” Vừa hay lúc này một tên Hán quân trung lang tướng bước chân lên thành lâu nghe vậy cười khen. Hắn dùng ánh mắt đầy thưởng thức ngắm Phùng Chí mà bảo:
“Ta thường nghe đồ đệ của Tích đại nhân ở Lạc Dương nức tiếng văn hay võ giỏi gần xa. Không ngờ tài hùng biện cũng là hạng nhất lưu, quả nhiên là anh hùng.”
“Bành Trung Lang!”
“Bành Trung Lang quá khen.”
Mã Phòng, Phùng Chí thấy hắn thì chắp tay cúi đầu chào. Bành Sâm gật đầu đáp lễ rồi dời mắt nhìn về phía ông Tam Trinh bị trói như bánh chưng. Thấy ông hừ lạnh chả thèm nhìn ngó mình, hắn cười khẩy bảo:
“Chết đến nơi vẫn cứ mạnh miệng.” đoạn quay sang binh sĩ kêu:
“Chém đầu hắn xuống cho ta, khi ta công trại phản tặc sẽ lấy đầu lâu hắn ra cho chúng xem.”
Quân sĩ nghe nói đáp vâng, chân bước huỳnh huỵch áp giải ông lão đang không ngừng chửi rủa Phùng Chí om sòm. Lát sau, một tiếng xoẹt bén nhọn vang lên, đầu của lão tướng Tam Trinh đã được bày lên cho tên Trung Lang tướng xem xét.
Tên Phùng Chí vốn thấy ông bị xử trảm định bước ra căn ngăn nhưng bị Mã Phòng khéo léo níu lại. Bành Sâm làm người tàn bạo, lại không hề tin tưởng ngoại tộc làm sao không phải đang tìm cách giết cả Chí. Mã Phòng từ sớm đã được cha nhắc nhở, tuyệt không để cho Phùng Chí, một kẻ đầu hàng thiên uy, một tấm gương sống bị tên điên kia giết được.
Bành Sâm cười lạnh nhìn cảnh này. Không phải tộc ta, ắt có dị tâm, y không hề tin tưởng tên người Việt này. Y cười lạnh hỏi:
“Tử Phương, ta tuy tin tưởng ngươi trung thành với Đại Hán. Song binh sĩ dưới trướng ngươi ta thật không yên tâm. Nay quân ta đang trong tình cảnh khẩn cấp quan đầu, ta muốn áp giải tất cả bọn chúng giam vào lao tù trong trại, ngươi thấy sao?”
Phùng Chí bất ngờ trước quyết định của y. Vốn thông minh hắn chỉ suy xét chút ít liền cắn răng đáp:
“Bành Trung Lang hành sự cẩn trọng, Chí nguyện nghe theo ngài sắp xếp.”
“Ha hả, tốt.” Bành Sâm đánh tiếng cười vang. Hắn vui vẻ nhìn vẻ mặt đau đớn của Phùng Chí, nghĩ tới lui mà bảo:
“Tuy nhiên ta cũng không lãnh đạm ngươi. Nay ta phân ngươi ba ngàn binh mã, nhanh chóng chuẩn bị mở đường cho quân ta đạp bằng phản quân. Ngươi thấy sao?”
“Chí không dám có dị nghị, xin được chấp nhận.” Phùng Chí chắp tay đồng ý một cách lễ phép làm Bành Sâm càng thêm vui vẻ. Hắn quay sang Mã Phòng hỏi:
“Tất cả phản quân đều bị bắt chứ? Không ai lọt lưới?”
Mã Phòng nghe vậy lắc đầu chấp tay tiếc nuối nói:
“Thưa không, có tên cừ súy là Phạm Võ vũ dũng hơn người, dựa vào tên lão tướng kia chống lưng mà leo dây kịp thoát thân, hiện giờ quân ta vẫn đang tăng cường lục soát, tung tích không rõ.”
“Vô dụng!” Bành Sâm nghĩ thầm, đoạn y quát to: “Không thể để hắn báo tin, mau cử thêm năm trăm quân đi tìm kiếm. Mặc khác các ngươi mau chuẩn bị, nhanh chóng theo ta nhổ bỏ trại địch.”
“Tuân lệnh!”
Phải một giờ sau, hơn vạn Hán quân nai nịt gọn gàng, không để ý đêm khuya, nhờ vào Phùng Chí dẫn đầu nườm nượp kéo về phía mục tiêu đầu của chúng: trại của Nga Sơn công chúa Lê thị Hoa.
Trước đó không lâu, Mai Đạt đang đứng trên tường trại bỗng nhìn thấy một thân ảnh chật vật phá rừng mà ra. Phạm Võ tay ôm vết chém ngang vai, thất tha thất thỏm bước vào ánh đuốc ở trại của bà, làn môi khô rốc, ánh mắt thất thần, tóc tai lộn xộn. Chẳng cần đợi mấy tên lính ra dìu lấy, chàng dùng hết sức lực hét lên:
“Mau… mau báo… Phùng Chí làm phản… Khe Bầu… khe Bầu thất thủ…” rồi ngất hẳn đi trong ánh mắt kinh dị của mọi người.
Chương trước
Chương sau
- Chương 1: Ta là ai?
- Chương 2: Lạc Lối
- Chương 3: Quyết Định
- Chương 4: Có Một Lời
- Chương 5: Kế Hoạch
- Chương 6: Truy Đuổi
- Chương 7: Chúng Ta Có
- Chương 8: Một cái chắp tay
- Chương 9: Tập Doanh (1)
- Chương 10: Tập Doanh (2)
- Chương 11: Phương hướng
- Chương 12: Thật Đáng Sợ
- Chương 13: Lừa Gạt, Lại Đoạt Doanh
- Chương 14: Khí Thôn
- Chương 15: Lập quân, Lĩnh Nam quân
- Chương 16: Muốn Biết, Thì Hỏi
- Chương 17: Bước đầu luyện quân
- Chương 18: Vũ Thị Thục
- Chương 19: Trận Khí Thôn (1)
- Chương 20: Trận Khí Thôn (2)
- Chương 21: Trận Khí Thôn (3)
- Chương 22: Trận Khí Thôn (4)
- Chương 23: Trận Khí Thôn (5)
- Chương 24: Trận Khí Thôn (6)
- Chương 25: Trận Khí Thôn (Cuối)
- Chương 26: Sau cuộc chiến
- Chương 27: Huyền Sử Thiên Mệnh
- Chương 28: Hai phần thư tín
- Chương 29: Cấm Khê Không Thể Tử Thủ
- Chương 30: Kế hoạch Nam tiến
- Chương 31: Đêm khuya kể chuyện
- Chương 32: Mã Viện răn tướng
- Chương 33: Thiên Mệnh Quân Sư
- Chương 34: Đô Dương
- Chương 35: Thuận Thiên hiện thế
- Chương 36: Hướng Đến Cấm Khê
- Chương 37: Đào Kỳ - Phương Dung
- Chương 38: Săn voi
- Chương 39: Giết Giao Long
- Chương 40: Tôi luyện
- Chương 41: Bạch Hạc công chúa
- Chương 42: Hai quân trong đêm
- Chương 43: Cấm Khê mở màn
- Chương 44: Các tướng Việt
- Chương 45: Đô Cán
- Chương 46: Hổ tướng
- Chương 47: Khiên thịt
- Chương 48: Chiến trường
- Chương 49: Long tranh hổ đấu
- Chương 50: Tinh nhuệ
- Chương 51: Chuyển cơ
- Chương 52: Phục binh
- Chương 53: Gặp mặt Trưng Vương
- Chương 54: Đêm dài
- Chương 55: Sứ mệnh
- Chương 56: Đối sách
- Chương 57: Thủ
- Chương 58: Bình Nam tướng quân
- Chương 59: Hy sinh
- Chương 60: Phá trại
- Chương 61: Kế của Nga Sơn
- Chương 62: Hỏa tre trận
- Chương 63: Thống lĩnh
- Chương 64: Thống lĩnh trời sinh
- Chương 65: Xung phong khắc địch
- Chương 66: Thành danh
- Chương 67: Bố cục
- Chương 68: Trên đường lui quân
- Chương 69: Khoảng lặng
- Chương 70: Lật tẩy
- Chương 71: Ban giám quân
- Chương 72: Hiểm chiêu
- Chương 73: Biến đổi
- Chương 74: Nga Sơn về Trời
- Chương 75: Nga Sơn kết thúc
- Chương 76: Niềm tin
- Chương 77: Bối rối
- Chương 78: Dạy toán
- Chương 79: Tăng quân
- Chương 80: Bờ sông Đốc
- Chương 81: Ý chí của Ban Siêu
- Chương 82: Khoảng đệm
- Chương 83: Người tới từ phía Nam
- Chương 84: Gây hấn
- Chương 85: Ý vua
- Chương 86: Xung đột
- Chương 87: Liêu Châu
- Chương 88: Vòng xoáy
- Chương 89: Tiếng tù và cùng cột khói
- Chương 90: Thuỷ chiến mở đầu
- Chương 91: Thầy trò đàm trận
- Chương 92: Tự tung tự tác
- Chương 93: Chống cự
- Chương 94: Xong
- Chương 95: Phế nhân
- Chương 96: Đối trận
- Chương 97: Thương trận
- Chương 98: Đột biến
- Chương 99: Loạn
- Chương 100: Lĩnh nam quân - Hán kỵ
- Chương 101: Con mồi
- Chương 102: Cơ hội
- Chương 103: Chim sẻ
- Chương 104: Thu quan
- Chương 105: Quân sư
- Chương 106: Chống cự
- Chương 107: Liên Châu cất tiếng
- Chương 108: Đã chậm
- Chương 109: Phản công
- Chương 110: Minh kim thu binh
- Chương 111: Cúi đầu
- Chương 112: Toan tính
- Chương 113: Dương đông
- Chương 114: Kích tây?
- Chương 115: Chiến hào
- Chương 116: Rời đi
- Chương 117: Kẻ đứng đằng sau
- Chương 118: Đại doanh không yên ổn
- Chương 119: Chương Thần mai phục
- Chương 120: Mày dám lừa tao?
- Chương 121: Tha?
- Chương 122: Công ải sao bằng công tâm
- Chương 123: Đoạt ải dễ dàng
- Chương 124: Lưu Long chỉ huy
- Chương 125: Khói lửa tràn lan
- Chương 126: Đế tinh Phương Nam
- Chương 127: Trăng kia trên cao
- Chương 128: Kỵ binh về doanh
- Chương 129: Vì lý do gì?
- Chương 130: Ngón chân; Bụi tre
- Chương 131: Tản ra!!
- Chương 132: Hoa Lửa
- Chương 133: Trời quá bất công
- Chương 134: Tầm và thế
- Chương 135: Làm gì?
- Chương 136: Làm thế sao được?
- Chương 137: Đánh cờ đi
- Chương 138: Lương Tùng đau đầu
- Chương 139: Đêm khuya trăng thưa
- Chương 140: Công kích thủy trại
- Chương 141: Chạm mặt.
- Chương 142: Lạc - Giám nhị Quân
- Chương 143: Điểm mắt
- Chương 144: Dịch kỳ chiến pháp
- Chương 145: Mục đích của quân Việt
- Chương 146: Đô Kiên mềm dẻo
- Chương 147: Chiến trường lại kéo dài
- Chương 148: Dài quá không đặt nổi tên
- Chương 149: Đất mẹ
- Chương 150: Không để lãng quên
- Chương 151: Quân Hán thu lấy tin tức
- Chương 152: Hai quân chạm trán
- Chương 153: Một chút tính toán
- Chương 154: Ngày đầu tiên (1)
- Chương 155: Ngày đầu tiên (2)
- Chương 156: Ngày đầu tiên (3)
- Chương 157 : Ngày đầu tiên (4)
- Chương 158 : Đêm buông xuống.
- Chương 159: Quá hiểu.
- Chương 160: Chiến cục kéo dài.
- Chương 161: Mưu chồng nhau.
- Chương 162: Ngày thứ hai.
- Chương 163: Đêm thứ hai.
- Chương 164: Đêm tàn.
- Chương 165: Anh em, anh em
- Chương 166: Danh tướng công trại
- Chương 167: Cánh quân bị bỏ lại.
- Chương 168: Mịt mù.
- Chương 169: Vụ đằng giang (Sương che sông)
- Chương 170: Sương tan
- Chương 171: Đồng
- Chương 172: Hướng khác
- Chương 173: Táo bạo vô cùng
- Chương 174: Mưa đá lửa
- Chương 175: Tháp đan
- Chương 176: Trù yểm.
- Chương 177: Trận Sông Uyên (1)
- Chương 178: Trận Sông Uyên (2)
- Chương 179: Trận sông Uyên (3)
- Chương 180: Trận sông Uyên (kết)
- Chương 181: Ám Tinh.