Phong Đao - Chương 2: Cổ Dương
Chương trước- Chương 1: Tiết Tử
- Chương 2: Cổ Dương
- Chương 3: Đoạn thủy
- Chương 4: Sóng ngầm
- Chương 5: Biến cố
- Chương 6: Huyệt Động
- Chương 7: Vây Khốn
- Chương 8: Đường Sống
- Chương 9: Giao Dịch
- Chương 10: Đêm Dài
- Chương 11: Cuộc trò chuyện lúc nửa đêm
- Chương 12: Thế thân
- Chương 13: Vô y
- Chương 14: Ra khỏi vỏ
- Chương 15: Thiết ung (bày trận*)
- Chương 16: Sóng lớn dâng cao
- Chương 17: Cựu oán
- Chương 18: Cuồng Lan (*)
- Chương 19: Xích huyết
- Chương 20: Không nơi nương tựa
- Chương 21: Phiên ngoại 1 – Người hỏi ngày về không ước hẹn
- Chương 22: Băng phách
- Chương 23: Quẻ bói
- Chương 24: Thương lộ
- Chương 25: Khinh cuồng (Một)
- Chương 26: Khinh cuồng (Hai)
- Chương 27: Khinh cuồng (ba)
- Chương 28: Khinh cuồng (bốn)
- Chương 29: Khinh cuồng (năm)
- Chương 30: Khinh cuồng (sáu)
- Chương 31: Khinh cuồng (bảy)
- Chương 32: Khinh cuồng (tám)
- Chương 33: Khinh cuồng (chín)
- Chương 34: Thư nhà
- Chương 35: Nam Nho
- Chương 36: Ấn ký
- Chương 37: Cầu sinh
- Chương 38: Khúc mắc
- Chương 39: Quạ đen
- Chương 40: Bắc Hiệp
- Chương 41: Tù nhân
- Chương 42: Ly gián
- Chương 43: Nước đục
- Chương 44: Thoát vây
- Chương 45: Lo lắng
- Chương 46: Mưa đêm
- Chương 47: Mưu đồ Bí mật
- Chương 48: An Tức
- Chương 49: Bẫy rập
- Chương 50: Sát khí
- Chương 51: Cơ quan
- Chương 52: Độc thủ
- Chương 53: Khó nói
- Chương 54: Minh Phượng
- Chương 55: Tỏa Long
- Chương 56: Chuyện xưa
- Chương 57: Biến cố
- Chương 58: Lũ cuốn
- Chương 59: Nguy hiểm
- Chương 60: Thiên quân
- Chương 61: Phân lộ
- Chương 62: Hoàng hôn
- Chương 63: Người tới
- Chương 64: Trần tình
- Chương 65: Phiên ngoại 2 (thượng) – Năm xưa chỉ chuyện tầm thường
- Chương 66: Phiên ngoại 2 (trung)- Thiên ý xưa nay luôn khó dò
- Chương 67: Phiên ngoại 2 (hạ) – Ta ký nhân gian tuyết mãn đầu
- Chương 68: Bức cung
- Chương 69: Giải dược
- Chương 70: Giao đấu
- Chương 71: Rừng rậm
- Chương 72: Năm cũ
- Chương 73: Quỷ cốc
- Chương 74: Phất Tuyết
- Chương 75: Phá kén (một)
- Chương 76: Phá kén (hai)
- Chương 77: Phá kén (ba)
- Chương 78: Phá kén (bốn)
- Chương 79: Phá kén (năm)
- Chương 80: Phá kén (sáu)
- Chương 81: Hương hoa ngào ngạt
- Chương 82: Tan tác
- Chương 83: Cố ảnh
- Chương 84: Cách thế
- Chương 85: Cố hữu (bạn cũ)
- Chương 86: Vô cực
- Chương 87: Vi trần
- Chương 88: Quay về
- Chương 89: Thái Thượng
- Chương 90: Đưa tiễn
- Chương 91: Võ đạo
- Chương 92: Thiệp mời
- Chương 93: Ra khỏi vỏ
- Chương 94: Trùng phùng
- Chương 95: Sóng ngầm
- Chương 96: Sóng ngầm
- Chương 97: Sấm sơn (xông lên núi)
- Chương 98: Vong tình
- Chương 99: Phân tranh
- Chương 100: Ẩn ưu
- Chương 101: Đánh bạc
- Chương 102: Ám Vũ
- Chương 103: Thẳng thắn
- Chương 104: Trò chuyện đêm khuya
- Chương 105: Kỳ lộ
- Chương 106: Đường xa
- Chương 107: Vô Tướng
- Chương 108: Dẫn xà
- Chương 109: Thăm dò
- Chương 110: Ám hành
- Chương 111: Tây Phật
- Chương 112: Hoàng tước
- Chương 113: Huyền Tâm
- Chương 114: Mặt nạ
- Chương 115: Dạy bảo
- Chương 116: Rắc rối
- Chương 117: Huyết sắc
- Chương 118: Vấn tội
- Chương 119: Biến cố
- Chương 120: Lời thề
- Chương 121: Sân khấu
- Chương 122: Bẫy rập
- Chương 123: Sắc Không
- Chương 124: Mũi nhọn then chốt
- Chương 125: Bắt rắn
- Chương 126: Hiểm cục
- Chương 127: Cốt nhục
- Chương 128: Mạch nước ngầm
- Chương 129: Sóng ngầm
- Chương 130: Chuyện cũ
- Chương 131: Tín hiệu
- Chương 132: Vạch trần
- Chương 133: Không phụ
- Chương 134: Nổi gió
- Chương 135: Mây cuộn
- Chương 136: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (một)
- Chương 137: Biến cố
- Chương 138: Giăng lưới
- Chương 139: Phân tán
- Chương 140: Hội tụ
- Chương 141: Hóa bướm
- Chương 142: Chuyện xưa
- Chương 143: Rắn rết
- Chương 144: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (hai)
- Chương 145: Vãn Nguyệt
- Chương 146: Nợ máu
- Chương 147: Phản bội
- Chương 148: Tuyết đỏ
- Chương 149: Giằng co
- Chương 150: Khốn cục
- Chương 151: Thân thế
- Chương 152: Binh mã
- Chương 153: Đường lui
- Chương 154: Đàm phán
- Chương 155: Cầm hay bỏ
- Chương 156: Dụ cục
- Chương 157: Sát chiêu
- Chương 158: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (ba)
- Chương 159: Độc kế
- Chương 160: Ép hỏi
- Chương 161: Phá cục
- Chương 162: Sa lưới
- Chương 163: Ngạo cốt
- Chương 164: Năm xưa (thượng)
- Chương 165: Năm xưa (trung)
- Chương 166: Năm xưa (hạ)
- Chương 167: Ẩn tình
- Chương 168: Trường sinh
- Chương 169: Phiên ngoại 3- Nhận ra Không ở trong Sắc
- Chương 170: Chặn giết
- Chương 171: Manh mối
- Chương 172: Phong thanh
- Chương 173: Hiểm đồ
- Chương 174: Đầu nối
- Chương 175: Gió tanh
- Chương 176: Nửa đêm
- Chương 177: Tảng sáng
- Chương 178: Hồi phục
- Chương 179: Phiên ngoại – Năm xưa tuyết phủ dày (bốn)
- Chương 180: Phiên ngoại 4- Năm xưa tuyết phủ dày (năm)
- Chương 181: Cung biến (một)
- Chương 182: Cung biến (hai)
- Chương 183: Cung biến (ba)
- Chương 184: Cung biến (bốn)
- Chương 185: Cung biến (năm)
- Chương 186: Cung biến (sáu)
- Chương 187: Cung biến (bảy)
- Chương 188: Cung biến (tám)
- Chương 189: Kết tình
- Chương 190: Cửu Diệu
- Chương 191: Kinh hoàng
- Chương 192: Vỡ tan
- Chương 193: Chạy trốn
- Chương 194: Đường cùng
- Chương 195: Thanh Thương
- Chương 196: Tụ hợp
- Chương 197: Nội tình
- Chương 198: Đoan Thanh
- Chương 199: Phá vân
- Chương 200: Huyết tội
- Chương 201: Điên cuồng
- Chương 202: Họa lớn
- Chương 203: Biến kế
- Chương 204: Phá mộng
- Chương 205: Kinh Phong
- Chương 206: Phong vân (thượng)
- Chương 207: Phong vân (hạ)
- Chương 208: Triều phượng
- Chương 209: Quay về cát bụi
- Chương 210: Trường sinh
- Chương 211: (Vĩ thanh) Bình minh
- Chương 212: Phiên ngoại 4 (thượng)- Vật thị nhân phi sự sự hưu (*)
- Chương 212-2: Phiên ngoại 4 (thượng)- Vật thị nhân phi sự sự hưu (*) 2
- Chương 213: Phiên ngoại 4 (hạ) – Cự tuyệt xuân phong tạ từ cố nhân
Tùy
chỉnh
Màu
nền
Font
chữ
Arial
Times New Roman
Courier New
Verdana
Comic Sans MS
Helvetica
Size
chữ
12
16
20
24
28
32
36
40
Chiều cao dòng
100
120
140
160
180
200
Phong Đao
Chương 2: Cổ Dương
Editor: Ổ Xù Già
Trên sơn đạo hoang vu, cỏ dại um tùm, những đụn mây dày như đang đè xuống mặt đất khiến người đi cảm giác nặng nề không thở nổi.
Có một thương đội nhỏ đang lên đường. Tiếc là con đường này đã bỏ hoang quá lâu, ít người qua lại, đá vụn trên đường làm bánh xe nghiêng ngả như sắp văng ra ngoài. Nếu người bình thường ngồi trên xe, bảo đảm không bao lâu sẽ phải nôn sạch, nói không quá chứ còn hơn cả phụ nữ mang thai.
Vì thế đoàn người đồng loạt dọn đồ đạc hết lên xe, bản thân thì đi bộ từ từ. Chỉ có trên một chiếc xe ba bánh đang chở đầy bao tải đi cuối đội ngũ là còn một người đang nằm cuộn lại như gà mái ấp.
Diệp Phù Sinh mặc một bộ trường sam bằng vải thô, tóc dùng mấy sợi cỏ khô buộc lơi như cái đuôi ngựa, đầu gối lên một góc bao tải, hai tay đặt trước bụng. Nếu không trông thấy cái chân bắt chéo thi thoảng vểnh lên một cái thì cũng có thể xem là một tư thế ngủ tiêu chuẩn.
Người trong thương đội cuốc bộ mồ hôi đổ như mưa, chỉ có y nằm trên xe không cảm giác được xe lắc lư, ngạo nghễ ngâm một khúc hát do y tự chế: “Thời gian như tên bay, ngày tháng như thoi đưa, xuân thu qua lại mấy mùa, yêu oán ghét, thị phi nhiều, sinh lão bệnh tử có cầu cũng không được. Thiếu niên tranh khí thế, vung đao đi ngàn dặm, khuấy đảo giang hồ tĩnh lặng, bị thiên lôi giáng cho một chùy…”
Y càng hát càng lạc nhịp, nội dung cũng ngày càng hoang đường khiến những người xung quanh đều cười ầm lên, chỉ có Quản sự là bực bội: “Cười cái gì! Mau mau lên đường, trễ chút nữa cửa thành sẽ đóng, mấy người muốn tối nay ở nơi hoang dã này nuôi sói hay sao?”
Mọi người bị mắng mấy câu đều rụt cổ, chỉ có Diệp Phù Sinh còn cợt nhả: “Quản sự à, quanh đây ngay cả chó hoang cũng không có, ông yên tâm đi.”
Y không nói thì thôi, vừa mở miệng lập tức chọc Quản sự nổi trận lôi đình: “Tên mù dở, ngươi câm miệng ngay! Đều tại ngươi ở đây nói linh tinh chọc cười. Còn gây phiền phức nữa, ta đánh gãy luôn cái chân còn lại của ngươi cho xem.”
Diệp Phù Sinh nghe vậy, ôm chân trái, mặt buồn bã đau lòng nói: “Vậy ông nhớ ra tay nhẹ chút.”
Quản sự suýt chút tức ngã ngửa.
Mấy năm nay thế đạo không yên, người vào Nam ra Bắc nhiều vô kể, suy cho cùng họ cũng đều là những kẻ xa xứ đáng thương. Gần đây, trong có phiên vương tạo phản, ngoài có Man tộc nhòm ngó, người tới lui vận chuyển hàng hóa đều bị hạn chế nghiêm ngặt. Nhưng người sống trên đời không thể thiếu củi gạo dầu muối tương dấm trà, cho nên quan phủ cũng nương tay bớt chèn ép thương đội dân gian một chút, thành ra các cửa hàng buôn bán nhỏ nhỏ to to cũng bắt đầu mọc lên như nấm.
Đoàn người bọn họ đến từ vùng đất phía Bắc, nơi đó vừa mới kết thúc trận chiến dài hơn một tháng nên tạm ngưng buôn bán giao dịch, chỉ có một vài người – vì chiến hỏa mất đi nhà cửa – gom góp được ít tiền, tìm chút da thú, hương liệu linh tinh, dự tính mang những thứ này đến thành trấn phía Nam buôn bán, tốt xấu gì cũng coi như có con đường sống.
Tên khốn kiếp lợn chết không sợ nước sôi này là do Quản sự nhặt về từ đất Bắc. Đêm đó bọn họ kiểm kê hàng hóa xong, tìm một bãi đất trống giăng lều nghỉ ngơi. Không ngờ ngủ tới nửa đêm thì người canh gác nghe được mấy tiếng sói tru gần đó, nghe động tĩnh thì dường như là có người bị bầy sói vây quanh. Thuộc hạ của Quản sự cũng có chút võ công, thế là mọi người vừa châm lửa cảnh giới vừa cầm vũ khí chạy tới. Chuyến đi kéo dài hơn nửa canh giờ, đến khi Quản sự quay về thì thấy cõng thêm một người máu me be bét.
Quản sự không nói nhiều, mọi người cũng không hỏi. Chỉ là mỗi ngày họ đều thay nhau đút chút thuốc cho người nọ, cho đến mấy ngày sau mới thấy đối phương tỉnh lại. Người này tự xưng là Diệp Phù Sinh, tướng tá cũng bảnh bao, tính tình cũng sảng khoái, chỉ tiếc là mắt không thấy rõ, chân phải cũng vì bị thương mà để lại tật, bình thường thì nhìn như không có gì, chỉ là nếu đi nhiều vài bước sẽ đau giống như bị kim châm.
Năm nay Diệp Phù Sinh chừng hai mươi chín, ở vào cái tuổi thân thể khỏe mạnh nhất. Chuyện này nếu mà xảy ra với người khác, sợ là dù có kêu khóc cũng chưa chắc hóa giải hết nỗi khổ trong lòng, vậy mà người này lòng dạ lại rộng lớn hơn cả thiên địa, không chỉ không rên một tiếng còn thường xuyên chọc cho cả thương đội gà bay chó sủa, làm Quản sự giận tới muốn nổi điên.
Bị Quản sự mắng mấy câu, Diệp Phù Sinh nghe từ tai trái lại chui tọt ra ngoài tai phải, y nheo mắt nhìn trời một hồi, nghênh mặt nói: “Đi nhanh chút nữa, sắp mưa rồi.”
Tính ra mắt y cũng lạ thật, mặt trời càng chói, ánh sáng càng mạnh thì càng trở nên mù mờ tăm tối, có đôi khi ngay cả đường nét cũng không nhìn rõ. Vậy mà trời chuyển mưa hay đêm xuống là lại bình thường, ngay cả đứa trẻ cũng không thính tai tinh mắt bằng y.
Trên trời, mây đen kéo tới ngày càng nhiều, Quản sự cũng không kịp nghĩ ngợi, bảo mọi người lên xe, mong là có thể chạy nhanh vào thành. Dặn dò xong, ông lại trưng cái mặt đen túm Diệp Phù Sinh xuống, quăng một xấp chăn vào trong xe ngựa, mắng: “Tiểu tử chết tiệt, quấn chân lại cho kỹ, đừng để bị lạnh rồi than khóc với ta.”
Trước giờ Quản sự luôn là người miệng độc nhưng mềm lòng, Diệp Phù Sinh khoát tay ý bảo cho lui rồi ôm chăn bao cả người lại thành que nem rán. Xe ngựa chạy thật nhanh, lắc lư làm y choáng đầu hoa mắt, nhưng không buồn nôn, thế là y nhắm mắt lại, quyết định ngủ bù một giấc.
Chờ đến khi y tỉnh lại, thương đội đã đến cửa thành, nhưng cổng thành đã đóng. Mưa to nặng hạt, Quản sự cũng không che ô mà cúi đầu, khom lưng nói gì đó với quan sai. Diệp Phù Sinh xoa xoa huyệt thái dương, ánh mắt cũng rõ hơn chút, tức thì hai chữ ‘Cổ Dương’ trên cổng thành cũng đập vào tầm mắt y.
“Thành Cổ Dương…” Y nói khẽ một câu, rồi cầm chiếc ô giấy dầu, bước xuống xe bỏ mặc lời khuyên của mọi người.
Mưa không nhỏ, chiếc ô giấy dầu bị tiếng mưa rơi xuống nghe lộp bộp, một cơn gió lạnh thổi tới, bắp chân bắt đầu run lên. Diệp Phù Sinh cũng chẳng nhíu mày, y chuyển chiếc ô che qua đỉnh đầu Quản sự, dùng tiếng phổ thông quen thuộc nói chuyện cùng quan sai: “Quan gia, còn chưa tới giờ Dậu, sao không thể vào thành?”
Tên đầu lĩnh quan sai hất mặt lên trời, ngạo mạn không chịu đáp. Diệp Phù Sinh đưa tay lấy túi tiền trên người Quản sự đưa qua, hắn ta ước tính trọng lượng, lúc này mới tức giận đáp: “Mấy hôm nay trong thành không yên ổn, sau giờ Thân tam khắc không cho phép vào thành.”
Quản sự trưng cái mặt đau khổ nói: “Quan gia, ngài xem chúng ta đi đường xa tới, vừa người vừa đồ đạc, hôm nay thời tiết cũng xấu, không biết có thể du di chút hay không?”
Quan sai khó chịu, nói: “Ai cũng muốn du di, vậy chẳng phải cái cổng thành này chỉ để trang trí? Đi đi, sáng mai quay lại, đừng ở đây ngáng đường.”
Đang nói chuyện thì có tiếng vó ngựa từ xa tới. Lúc này chợt thấy một thiếu nữ khoác áo choàng đen, cưỡi một con tuấn mã đỏ thẫm lao nhanh đến, chiếc roi da trong tay vút nghe đen đét, người còn chưa tới, tiếng đã tới trước: “Mở cửa!”
Nàng ta phóng ngựa quá nhanh, người trong thương đội vội vàng nhường đường, quan sai cũng giơ tay lên ý bảo thủ vệ mở cửa. Diệp Phù Sinh híp mắt, trong lúc xoay người lẳng lặng đá bay một hòn đá, nhờ màn mưa che phủ, hòn đá lập tức đánh vào chân trước con tuấn mã.
Tuấn mã đỏ thẫm bị đau, ngửa mặt lên trời hí to, thiếu nữ không kịp đề phòng bị hất văng ra ngoài. Cũng may nàng ta phản ứng mau lẹ, một tay lập tức chống xuống đất, xoay người nhảy qua nên giữ vững được thân hình.
Tên đầu lĩnh quan sai khi nãy còn giở thói ngông cuồng giờ lại sợ xám mặt, cuống quýt đi tới cười huề: “Ây da, đây, đây… Tiết tiểu thư có làm sao không?”
“Cút ngay!” Thiếu nữ họ Tiết lau mạnh mấy giọt nước mưa trên mặt. Cũng may nàng quen để mặt mộc, không trang điểm, nếu không sợ là lúc này còn khó coi hơn. Nàng vung roi quất cho con ngựa kia hai cái, con ngựa vừa giật mình lại chịu đau, thế là nổi nóng chuyển tới chuyển lui, không chịu nghe lời.
Trong lúc tức giận, nàng quăng mạnh roi da xuống đất, lại nhìn thương đội, rồi đi về phía hai người Diệp Phù Sinh, hất cằm nói: “Ta cần một con ngựa, phải trả bao nhiêu bạc các ngươi mới chịu bán?”
Quản sự nhíu mày, Diệp Phù Sinh lại nói: “Không cần ngân lượng, dù sao chúng ta cũng định vào thành, đưa tiểu thư một đoạn cũng không sao.”
Trong lúc nói chuyện, y chuyển chiếc ô về phía đỉnh đầu thiếu nữ, cũng miễn cưỡng che được chút mưa gió. Hiện giờ trời mới sập tối, chút ánh sáng u ám nhưng dịu dàng ấy xuyên qua chiếc ô xanh nhạt, hơn nửa khuôn mặt Diệp Phù Sinh đều chìm trong bóng ô, duy chỉ có đôi mắt hoa đào như phủ một tầng sương, khóe miệng cong thành vầng trăng non xinh đẹp. Cho dù chỉ là áo vải thô sơ không phải cẩm y hoa quán, nhưng cái nét phong lưu y quan cầm thú (*) đó vẫn quyến rũ lòng người như cũ.
[(*) y quan cầm thú: Loài vật mà mặc áo đội mũ. Tiếng dùng mắng nhiếc người có vẻ ngoài bảnh bao, đẹp mã mà lòng dạ xấu xa như cầm thú]
Thiếu nữ trông cũng chỉ khoảng mười lăm mười sáu tuổi, nàng nghiêng đầu, chớp mắt, giọng nói cũng dịu đi: “Các ngươi cũng muốn vào thành? Đi đâu?”
Quản sự thầm mắng một tiếng ‘tiểu bạch kiểm chết tiệt!’, trên mặt vẫn giữ vẻ khiêm tốn: “Xin thưa vị tiểu thư này, chúng ta là thương hộ từ phương khác tới, chỉ cần vào thành tìm một gian khách điếm đặt chân là được rồi.”
Thiếu nữ gật đầu, không thèm nhìn cái vẻ ngượng ngùng trên mặt tên đầu lĩnh quan sai nọ, ra lệnh: “Được rồi, các ngươi cho ta một con ngựa, ta sẽ dẫn các ngươi vào thành.”
Dứt lời, nàng xoay người định đi chọn ngựa, nào ngờ lại bị Diệp Phù Sinh cản lại, nàng xoay qua liền thấy được dung nhan có chút mệt mỏi trong gương.
Diệp Phù Sinh cầm chiếc gương nhỏ trên tay, cười dịu dàng: “Mưa to gió lớn thế này, nghĩ ắt tiểu thư đi đường vất vả, chi bằng lên xe ngựa nghỉ ngơi một chút. Dù không tính là thoải mái lắm, nhưng ít nhiều cũng ngăn nắp, sạch sẽ.”
Thiếu nữ sửng sốt nhìn y một chốc, lúc này mới đưa tay giật lấy chiếc gương, nhìn tên đầu lĩnh quan sai, quát: “Còn không mở cửa? Nếu làm chậm trễ chuyện của bản tiểu thư, ngươi coi chừng đó.”
Tên quan sai đầu lĩnh khúm núm, chợt thấy thiếu nữ leo lên xe ngựa xong còn quay đầu chỉ vào Diệp Phù Sinh, nói: “Ngươi, đánh xe cho ta.”
Dưới ô, Diệp Phù Sinh đưa tay còn lại sờ khóe mắt, mỉm cười: “Là vinh hạnh của tại hạ.”
Thiếu nữ quay đầu tiến vào trong xe. Diệp Phù Sinh nhét ô vào tay Quản sự, lại tháo bầu rượu bên hông đưa cho đầu lĩnh quan sai, tức thì hai người đều ngây ra như phỗng.
Mặt Quản sự vô cùng phức tạp: “Ta nói ngươi… Có từng tính mình thiếu bao nhiêu nợ đào hoa chưa?”
Đầu lĩnh quan sai cũng cảm thán: “Quá thủ đoạn, ta phục!”
“Người phiêu bạt chốn giang hồ, mấy ai không phong lưu.” Diệp Phù Sinh cười khiêm tốn, phong thái nhã nhặn, đa tình cũng theo đó hiện lên: “Vị quan gia này, hiện giờ chúng ta có thể vào thành được chưa?”
Đầu lĩnh quan sai còn chưa hoàn hồn: “Ở thành Cổ Dương, vị Tiết tiểu thư này nổi danh là điêu ngoa, biết bao nam nhân tới nịnh bợ đều bị nàng ta cầm roi quất, không lẽ hôm nay bị trúng tà?”
Diệp Phù Sinh tiếp tục mỉm cười: “Bởi vì nhìn từ phía sau ta khí khái anh hùng hơn họ, nhìn từ đằng trước ta cũng tuấn tú hơn họ, dù có lột da ra ta cũng có nội hàm hơn họ.”
“…Không nói nhiều nữa, mời vào.”
Đầu lĩnh quan sai vỗ đùi, xoay người định gọi thuộc hạ, nào ngờ Diệp Phù Sinh gọi hắn, nói: “Quan gia, mới vừa rồi ngài nói mấy hôm nay trong thành không yên ổn, xin hỏi đã xảy ra chuyện gì?”
Đầu lĩnh quan sai cũng không lòng vòng, đáp: “Tiểu huynh đệ, ngươi biết Đoạn Thủy sơn trang không?”
Diệp Phù Sinh trịnh trọng hỏi lại: “Chính là Đoạn Thủy sơn trang được ca tụng ‘Thiên hạ đệ nhất đao’?”
Đầu lĩnh quan sai nói khẽ: “Đó chẳng qua là danh tiếng mấy năm trước thôi.”
Diệp Phù Sinh nheo mắt: “Hử? Sao lại nói vậy?”
“Ba năm rồi Trang chủ của Đoạn Thủy sơn trang Tạ Vô Y chưa hề tiếp chiến, bình thường cũng không ra khỏi cổng lớn một bước. Mọi người đều nói.. Hắn tàn phế rồi!”
Trên sơn đạo hoang vu, cỏ dại um tùm, những đụn mây dày như đang đè xuống mặt đất khiến người đi cảm giác nặng nề không thở nổi.
Có một thương đội nhỏ đang lên đường. Tiếc là con đường này đã bỏ hoang quá lâu, ít người qua lại, đá vụn trên đường làm bánh xe nghiêng ngả như sắp văng ra ngoài. Nếu người bình thường ngồi trên xe, bảo đảm không bao lâu sẽ phải nôn sạch, nói không quá chứ còn hơn cả phụ nữ mang thai.
Vì thế đoàn người đồng loạt dọn đồ đạc hết lên xe, bản thân thì đi bộ từ từ. Chỉ có trên một chiếc xe ba bánh đang chở đầy bao tải đi cuối đội ngũ là còn một người đang nằm cuộn lại như gà mái ấp.
Diệp Phù Sinh mặc một bộ trường sam bằng vải thô, tóc dùng mấy sợi cỏ khô buộc lơi như cái đuôi ngựa, đầu gối lên một góc bao tải, hai tay đặt trước bụng. Nếu không trông thấy cái chân bắt chéo thi thoảng vểnh lên một cái thì cũng có thể xem là một tư thế ngủ tiêu chuẩn.
Người trong thương đội cuốc bộ mồ hôi đổ như mưa, chỉ có y nằm trên xe không cảm giác được xe lắc lư, ngạo nghễ ngâm một khúc hát do y tự chế: “Thời gian như tên bay, ngày tháng như thoi đưa, xuân thu qua lại mấy mùa, yêu oán ghét, thị phi nhiều, sinh lão bệnh tử có cầu cũng không được. Thiếu niên tranh khí thế, vung đao đi ngàn dặm, khuấy đảo giang hồ tĩnh lặng, bị thiên lôi giáng cho một chùy…”
Y càng hát càng lạc nhịp, nội dung cũng ngày càng hoang đường khiến những người xung quanh đều cười ầm lên, chỉ có Quản sự là bực bội: “Cười cái gì! Mau mau lên đường, trễ chút nữa cửa thành sẽ đóng, mấy người muốn tối nay ở nơi hoang dã này nuôi sói hay sao?”
Mọi người bị mắng mấy câu đều rụt cổ, chỉ có Diệp Phù Sinh còn cợt nhả: “Quản sự à, quanh đây ngay cả chó hoang cũng không có, ông yên tâm đi.”
Y không nói thì thôi, vừa mở miệng lập tức chọc Quản sự nổi trận lôi đình: “Tên mù dở, ngươi câm miệng ngay! Đều tại ngươi ở đây nói linh tinh chọc cười. Còn gây phiền phức nữa, ta đánh gãy luôn cái chân còn lại của ngươi cho xem.”
Diệp Phù Sinh nghe vậy, ôm chân trái, mặt buồn bã đau lòng nói: “Vậy ông nhớ ra tay nhẹ chút.”
Quản sự suýt chút tức ngã ngửa.
Mấy năm nay thế đạo không yên, người vào Nam ra Bắc nhiều vô kể, suy cho cùng họ cũng đều là những kẻ xa xứ đáng thương. Gần đây, trong có phiên vương tạo phản, ngoài có Man tộc nhòm ngó, người tới lui vận chuyển hàng hóa đều bị hạn chế nghiêm ngặt. Nhưng người sống trên đời không thể thiếu củi gạo dầu muối tương dấm trà, cho nên quan phủ cũng nương tay bớt chèn ép thương đội dân gian một chút, thành ra các cửa hàng buôn bán nhỏ nhỏ to to cũng bắt đầu mọc lên như nấm.
Đoàn người bọn họ đến từ vùng đất phía Bắc, nơi đó vừa mới kết thúc trận chiến dài hơn một tháng nên tạm ngưng buôn bán giao dịch, chỉ có một vài người – vì chiến hỏa mất đi nhà cửa – gom góp được ít tiền, tìm chút da thú, hương liệu linh tinh, dự tính mang những thứ này đến thành trấn phía Nam buôn bán, tốt xấu gì cũng coi như có con đường sống.
Tên khốn kiếp lợn chết không sợ nước sôi này là do Quản sự nhặt về từ đất Bắc. Đêm đó bọn họ kiểm kê hàng hóa xong, tìm một bãi đất trống giăng lều nghỉ ngơi. Không ngờ ngủ tới nửa đêm thì người canh gác nghe được mấy tiếng sói tru gần đó, nghe động tĩnh thì dường như là có người bị bầy sói vây quanh. Thuộc hạ của Quản sự cũng có chút võ công, thế là mọi người vừa châm lửa cảnh giới vừa cầm vũ khí chạy tới. Chuyến đi kéo dài hơn nửa canh giờ, đến khi Quản sự quay về thì thấy cõng thêm một người máu me be bét.
Quản sự không nói nhiều, mọi người cũng không hỏi. Chỉ là mỗi ngày họ đều thay nhau đút chút thuốc cho người nọ, cho đến mấy ngày sau mới thấy đối phương tỉnh lại. Người này tự xưng là Diệp Phù Sinh, tướng tá cũng bảnh bao, tính tình cũng sảng khoái, chỉ tiếc là mắt không thấy rõ, chân phải cũng vì bị thương mà để lại tật, bình thường thì nhìn như không có gì, chỉ là nếu đi nhiều vài bước sẽ đau giống như bị kim châm.
Năm nay Diệp Phù Sinh chừng hai mươi chín, ở vào cái tuổi thân thể khỏe mạnh nhất. Chuyện này nếu mà xảy ra với người khác, sợ là dù có kêu khóc cũng chưa chắc hóa giải hết nỗi khổ trong lòng, vậy mà người này lòng dạ lại rộng lớn hơn cả thiên địa, không chỉ không rên một tiếng còn thường xuyên chọc cho cả thương đội gà bay chó sủa, làm Quản sự giận tới muốn nổi điên.
Bị Quản sự mắng mấy câu, Diệp Phù Sinh nghe từ tai trái lại chui tọt ra ngoài tai phải, y nheo mắt nhìn trời một hồi, nghênh mặt nói: “Đi nhanh chút nữa, sắp mưa rồi.”
Tính ra mắt y cũng lạ thật, mặt trời càng chói, ánh sáng càng mạnh thì càng trở nên mù mờ tăm tối, có đôi khi ngay cả đường nét cũng không nhìn rõ. Vậy mà trời chuyển mưa hay đêm xuống là lại bình thường, ngay cả đứa trẻ cũng không thính tai tinh mắt bằng y.
Trên trời, mây đen kéo tới ngày càng nhiều, Quản sự cũng không kịp nghĩ ngợi, bảo mọi người lên xe, mong là có thể chạy nhanh vào thành. Dặn dò xong, ông lại trưng cái mặt đen túm Diệp Phù Sinh xuống, quăng một xấp chăn vào trong xe ngựa, mắng: “Tiểu tử chết tiệt, quấn chân lại cho kỹ, đừng để bị lạnh rồi than khóc với ta.”
Trước giờ Quản sự luôn là người miệng độc nhưng mềm lòng, Diệp Phù Sinh khoát tay ý bảo cho lui rồi ôm chăn bao cả người lại thành que nem rán. Xe ngựa chạy thật nhanh, lắc lư làm y choáng đầu hoa mắt, nhưng không buồn nôn, thế là y nhắm mắt lại, quyết định ngủ bù một giấc.
Chờ đến khi y tỉnh lại, thương đội đã đến cửa thành, nhưng cổng thành đã đóng. Mưa to nặng hạt, Quản sự cũng không che ô mà cúi đầu, khom lưng nói gì đó với quan sai. Diệp Phù Sinh xoa xoa huyệt thái dương, ánh mắt cũng rõ hơn chút, tức thì hai chữ ‘Cổ Dương’ trên cổng thành cũng đập vào tầm mắt y.
“Thành Cổ Dương…” Y nói khẽ một câu, rồi cầm chiếc ô giấy dầu, bước xuống xe bỏ mặc lời khuyên của mọi người.
Mưa không nhỏ, chiếc ô giấy dầu bị tiếng mưa rơi xuống nghe lộp bộp, một cơn gió lạnh thổi tới, bắp chân bắt đầu run lên. Diệp Phù Sinh cũng chẳng nhíu mày, y chuyển chiếc ô che qua đỉnh đầu Quản sự, dùng tiếng phổ thông quen thuộc nói chuyện cùng quan sai: “Quan gia, còn chưa tới giờ Dậu, sao không thể vào thành?”
Tên đầu lĩnh quan sai hất mặt lên trời, ngạo mạn không chịu đáp. Diệp Phù Sinh đưa tay lấy túi tiền trên người Quản sự đưa qua, hắn ta ước tính trọng lượng, lúc này mới tức giận đáp: “Mấy hôm nay trong thành không yên ổn, sau giờ Thân tam khắc không cho phép vào thành.”
Quản sự trưng cái mặt đau khổ nói: “Quan gia, ngài xem chúng ta đi đường xa tới, vừa người vừa đồ đạc, hôm nay thời tiết cũng xấu, không biết có thể du di chút hay không?”
Quan sai khó chịu, nói: “Ai cũng muốn du di, vậy chẳng phải cái cổng thành này chỉ để trang trí? Đi đi, sáng mai quay lại, đừng ở đây ngáng đường.”
Đang nói chuyện thì có tiếng vó ngựa từ xa tới. Lúc này chợt thấy một thiếu nữ khoác áo choàng đen, cưỡi một con tuấn mã đỏ thẫm lao nhanh đến, chiếc roi da trong tay vút nghe đen đét, người còn chưa tới, tiếng đã tới trước: “Mở cửa!”
Nàng ta phóng ngựa quá nhanh, người trong thương đội vội vàng nhường đường, quan sai cũng giơ tay lên ý bảo thủ vệ mở cửa. Diệp Phù Sinh híp mắt, trong lúc xoay người lẳng lặng đá bay một hòn đá, nhờ màn mưa che phủ, hòn đá lập tức đánh vào chân trước con tuấn mã.
Tuấn mã đỏ thẫm bị đau, ngửa mặt lên trời hí to, thiếu nữ không kịp đề phòng bị hất văng ra ngoài. Cũng may nàng ta phản ứng mau lẹ, một tay lập tức chống xuống đất, xoay người nhảy qua nên giữ vững được thân hình.
Tên đầu lĩnh quan sai khi nãy còn giở thói ngông cuồng giờ lại sợ xám mặt, cuống quýt đi tới cười huề: “Ây da, đây, đây… Tiết tiểu thư có làm sao không?”
“Cút ngay!” Thiếu nữ họ Tiết lau mạnh mấy giọt nước mưa trên mặt. Cũng may nàng quen để mặt mộc, không trang điểm, nếu không sợ là lúc này còn khó coi hơn. Nàng vung roi quất cho con ngựa kia hai cái, con ngựa vừa giật mình lại chịu đau, thế là nổi nóng chuyển tới chuyển lui, không chịu nghe lời.
Trong lúc tức giận, nàng quăng mạnh roi da xuống đất, lại nhìn thương đội, rồi đi về phía hai người Diệp Phù Sinh, hất cằm nói: “Ta cần một con ngựa, phải trả bao nhiêu bạc các ngươi mới chịu bán?”
Quản sự nhíu mày, Diệp Phù Sinh lại nói: “Không cần ngân lượng, dù sao chúng ta cũng định vào thành, đưa tiểu thư một đoạn cũng không sao.”
Trong lúc nói chuyện, y chuyển chiếc ô về phía đỉnh đầu thiếu nữ, cũng miễn cưỡng che được chút mưa gió. Hiện giờ trời mới sập tối, chút ánh sáng u ám nhưng dịu dàng ấy xuyên qua chiếc ô xanh nhạt, hơn nửa khuôn mặt Diệp Phù Sinh đều chìm trong bóng ô, duy chỉ có đôi mắt hoa đào như phủ một tầng sương, khóe miệng cong thành vầng trăng non xinh đẹp. Cho dù chỉ là áo vải thô sơ không phải cẩm y hoa quán, nhưng cái nét phong lưu y quan cầm thú (*) đó vẫn quyến rũ lòng người như cũ.
[(*) y quan cầm thú: Loài vật mà mặc áo đội mũ. Tiếng dùng mắng nhiếc người có vẻ ngoài bảnh bao, đẹp mã mà lòng dạ xấu xa như cầm thú]
Thiếu nữ trông cũng chỉ khoảng mười lăm mười sáu tuổi, nàng nghiêng đầu, chớp mắt, giọng nói cũng dịu đi: “Các ngươi cũng muốn vào thành? Đi đâu?”
Quản sự thầm mắng một tiếng ‘tiểu bạch kiểm chết tiệt!’, trên mặt vẫn giữ vẻ khiêm tốn: “Xin thưa vị tiểu thư này, chúng ta là thương hộ từ phương khác tới, chỉ cần vào thành tìm một gian khách điếm đặt chân là được rồi.”
Thiếu nữ gật đầu, không thèm nhìn cái vẻ ngượng ngùng trên mặt tên đầu lĩnh quan sai nọ, ra lệnh: “Được rồi, các ngươi cho ta một con ngựa, ta sẽ dẫn các ngươi vào thành.”
Dứt lời, nàng xoay người định đi chọn ngựa, nào ngờ lại bị Diệp Phù Sinh cản lại, nàng xoay qua liền thấy được dung nhan có chút mệt mỏi trong gương.
Diệp Phù Sinh cầm chiếc gương nhỏ trên tay, cười dịu dàng: “Mưa to gió lớn thế này, nghĩ ắt tiểu thư đi đường vất vả, chi bằng lên xe ngựa nghỉ ngơi một chút. Dù không tính là thoải mái lắm, nhưng ít nhiều cũng ngăn nắp, sạch sẽ.”
Thiếu nữ sửng sốt nhìn y một chốc, lúc này mới đưa tay giật lấy chiếc gương, nhìn tên đầu lĩnh quan sai, quát: “Còn không mở cửa? Nếu làm chậm trễ chuyện của bản tiểu thư, ngươi coi chừng đó.”
Tên quan sai đầu lĩnh khúm núm, chợt thấy thiếu nữ leo lên xe ngựa xong còn quay đầu chỉ vào Diệp Phù Sinh, nói: “Ngươi, đánh xe cho ta.”
Dưới ô, Diệp Phù Sinh đưa tay còn lại sờ khóe mắt, mỉm cười: “Là vinh hạnh của tại hạ.”
Thiếu nữ quay đầu tiến vào trong xe. Diệp Phù Sinh nhét ô vào tay Quản sự, lại tháo bầu rượu bên hông đưa cho đầu lĩnh quan sai, tức thì hai người đều ngây ra như phỗng.
Mặt Quản sự vô cùng phức tạp: “Ta nói ngươi… Có từng tính mình thiếu bao nhiêu nợ đào hoa chưa?”
Đầu lĩnh quan sai cũng cảm thán: “Quá thủ đoạn, ta phục!”
“Người phiêu bạt chốn giang hồ, mấy ai không phong lưu.” Diệp Phù Sinh cười khiêm tốn, phong thái nhã nhặn, đa tình cũng theo đó hiện lên: “Vị quan gia này, hiện giờ chúng ta có thể vào thành được chưa?”
Đầu lĩnh quan sai còn chưa hoàn hồn: “Ở thành Cổ Dương, vị Tiết tiểu thư này nổi danh là điêu ngoa, biết bao nam nhân tới nịnh bợ đều bị nàng ta cầm roi quất, không lẽ hôm nay bị trúng tà?”
Diệp Phù Sinh tiếp tục mỉm cười: “Bởi vì nhìn từ phía sau ta khí khái anh hùng hơn họ, nhìn từ đằng trước ta cũng tuấn tú hơn họ, dù có lột da ra ta cũng có nội hàm hơn họ.”
“…Không nói nhiều nữa, mời vào.”
Đầu lĩnh quan sai vỗ đùi, xoay người định gọi thuộc hạ, nào ngờ Diệp Phù Sinh gọi hắn, nói: “Quan gia, mới vừa rồi ngài nói mấy hôm nay trong thành không yên ổn, xin hỏi đã xảy ra chuyện gì?”
Đầu lĩnh quan sai cũng không lòng vòng, đáp: “Tiểu huynh đệ, ngươi biết Đoạn Thủy sơn trang không?”
Diệp Phù Sinh trịnh trọng hỏi lại: “Chính là Đoạn Thủy sơn trang được ca tụng ‘Thiên hạ đệ nhất đao’?”
Đầu lĩnh quan sai nói khẽ: “Đó chẳng qua là danh tiếng mấy năm trước thôi.”
Diệp Phù Sinh nheo mắt: “Hử? Sao lại nói vậy?”
“Ba năm rồi Trang chủ của Đoạn Thủy sơn trang Tạ Vô Y chưa hề tiếp chiến, bình thường cũng không ra khỏi cổng lớn một bước. Mọi người đều nói.. Hắn tàn phế rồi!”
Chương trước
Chương sau
- Chương 1: Tiết Tử
- Chương 2: Cổ Dương
- Chương 3: Đoạn thủy
- Chương 4: Sóng ngầm
- Chương 5: Biến cố
- Chương 6: Huyệt Động
- Chương 7: Vây Khốn
- Chương 8: Đường Sống
- Chương 9: Giao Dịch
- Chương 10: Đêm Dài
- Chương 11: Cuộc trò chuyện lúc nửa đêm
- Chương 12: Thế thân
- Chương 13: Vô y
- Chương 14: Ra khỏi vỏ
- Chương 15: Thiết ung (bày trận*)
- Chương 16: Sóng lớn dâng cao
- Chương 17: Cựu oán
- Chương 18: Cuồng Lan (*)
- Chương 19: Xích huyết
- Chương 20: Không nơi nương tựa
- Chương 21: Phiên ngoại 1 – Người hỏi ngày về không ước hẹn
- Chương 22: Băng phách
- Chương 23: Quẻ bói
- Chương 24: Thương lộ
- Chương 25: Khinh cuồng (Một)
- Chương 26: Khinh cuồng (Hai)
- Chương 27: Khinh cuồng (ba)
- Chương 28: Khinh cuồng (bốn)
- Chương 29: Khinh cuồng (năm)
- Chương 30: Khinh cuồng (sáu)
- Chương 31: Khinh cuồng (bảy)
- Chương 32: Khinh cuồng (tám)
- Chương 33: Khinh cuồng (chín)
- Chương 34: Thư nhà
- Chương 35: Nam Nho
- Chương 36: Ấn ký
- Chương 37: Cầu sinh
- Chương 38: Khúc mắc
- Chương 39: Quạ đen
- Chương 40: Bắc Hiệp
- Chương 41: Tù nhân
- Chương 42: Ly gián
- Chương 43: Nước đục
- Chương 44: Thoát vây
- Chương 45: Lo lắng
- Chương 46: Mưa đêm
- Chương 47: Mưu đồ Bí mật
- Chương 48: An Tức
- Chương 49: Bẫy rập
- Chương 50: Sát khí
- Chương 51: Cơ quan
- Chương 52: Độc thủ
- Chương 53: Khó nói
- Chương 54: Minh Phượng
- Chương 55: Tỏa Long
- Chương 56: Chuyện xưa
- Chương 57: Biến cố
- Chương 58: Lũ cuốn
- Chương 59: Nguy hiểm
- Chương 60: Thiên quân
- Chương 61: Phân lộ
- Chương 62: Hoàng hôn
- Chương 63: Người tới
- Chương 64: Trần tình
- Chương 65: Phiên ngoại 2 (thượng) – Năm xưa chỉ chuyện tầm thường
- Chương 66: Phiên ngoại 2 (trung)- Thiên ý xưa nay luôn khó dò
- Chương 67: Phiên ngoại 2 (hạ) – Ta ký nhân gian tuyết mãn đầu
- Chương 68: Bức cung
- Chương 69: Giải dược
- Chương 70: Giao đấu
- Chương 71: Rừng rậm
- Chương 72: Năm cũ
- Chương 73: Quỷ cốc
- Chương 74: Phất Tuyết
- Chương 75: Phá kén (một)
- Chương 76: Phá kén (hai)
- Chương 77: Phá kén (ba)
- Chương 78: Phá kén (bốn)
- Chương 79: Phá kén (năm)
- Chương 80: Phá kén (sáu)
- Chương 81: Hương hoa ngào ngạt
- Chương 82: Tan tác
- Chương 83: Cố ảnh
- Chương 84: Cách thế
- Chương 85: Cố hữu (bạn cũ)
- Chương 86: Vô cực
- Chương 87: Vi trần
- Chương 88: Quay về
- Chương 89: Thái Thượng
- Chương 90: Đưa tiễn
- Chương 91: Võ đạo
- Chương 92: Thiệp mời
- Chương 93: Ra khỏi vỏ
- Chương 94: Trùng phùng
- Chương 95: Sóng ngầm
- Chương 96: Sóng ngầm
- Chương 97: Sấm sơn (xông lên núi)
- Chương 98: Vong tình
- Chương 99: Phân tranh
- Chương 100: Ẩn ưu
- Chương 101: Đánh bạc
- Chương 102: Ám Vũ
- Chương 103: Thẳng thắn
- Chương 104: Trò chuyện đêm khuya
- Chương 105: Kỳ lộ
- Chương 106: Đường xa
- Chương 107: Vô Tướng
- Chương 108: Dẫn xà
- Chương 109: Thăm dò
- Chương 110: Ám hành
- Chương 111: Tây Phật
- Chương 112: Hoàng tước
- Chương 113: Huyền Tâm
- Chương 114: Mặt nạ
- Chương 115: Dạy bảo
- Chương 116: Rắc rối
- Chương 117: Huyết sắc
- Chương 118: Vấn tội
- Chương 119: Biến cố
- Chương 120: Lời thề
- Chương 121: Sân khấu
- Chương 122: Bẫy rập
- Chương 123: Sắc Không
- Chương 124: Mũi nhọn then chốt
- Chương 125: Bắt rắn
- Chương 126: Hiểm cục
- Chương 127: Cốt nhục
- Chương 128: Mạch nước ngầm
- Chương 129: Sóng ngầm
- Chương 130: Chuyện cũ
- Chương 131: Tín hiệu
- Chương 132: Vạch trần
- Chương 133: Không phụ
- Chương 134: Nổi gió
- Chương 135: Mây cuộn
- Chương 136: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (một)
- Chương 137: Biến cố
- Chương 138: Giăng lưới
- Chương 139: Phân tán
- Chương 140: Hội tụ
- Chương 141: Hóa bướm
- Chương 142: Chuyện xưa
- Chương 143: Rắn rết
- Chương 144: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (hai)
- Chương 145: Vãn Nguyệt
- Chương 146: Nợ máu
- Chương 147: Phản bội
- Chương 148: Tuyết đỏ
- Chương 149: Giằng co
- Chương 150: Khốn cục
- Chương 151: Thân thế
- Chương 152: Binh mã
- Chương 153: Đường lui
- Chương 154: Đàm phán
- Chương 155: Cầm hay bỏ
- Chương 156: Dụ cục
- Chương 157: Sát chiêu
- Chương 158: Phiên ngoại ba- Năm xưa tuyết phủ dày (ba)
- Chương 159: Độc kế
- Chương 160: Ép hỏi
- Chương 161: Phá cục
- Chương 162: Sa lưới
- Chương 163: Ngạo cốt
- Chương 164: Năm xưa (thượng)
- Chương 165: Năm xưa (trung)
- Chương 166: Năm xưa (hạ)
- Chương 167: Ẩn tình
- Chương 168: Trường sinh
- Chương 169: Phiên ngoại 3- Nhận ra Không ở trong Sắc
- Chương 170: Chặn giết
- Chương 171: Manh mối
- Chương 172: Phong thanh
- Chương 173: Hiểm đồ
- Chương 174: Đầu nối
- Chương 175: Gió tanh
- Chương 176: Nửa đêm
- Chương 177: Tảng sáng
- Chương 178: Hồi phục
- Chương 179: Phiên ngoại – Năm xưa tuyết phủ dày (bốn)
- Chương 180: Phiên ngoại 4- Năm xưa tuyết phủ dày (năm)
- Chương 181: Cung biến (một)
- Chương 182: Cung biến (hai)
- Chương 183: Cung biến (ba)
- Chương 184: Cung biến (bốn)
- Chương 185: Cung biến (năm)
- Chương 186: Cung biến (sáu)
- Chương 187: Cung biến (bảy)
- Chương 188: Cung biến (tám)
- Chương 189: Kết tình
- Chương 190: Cửu Diệu
- Chương 191: Kinh hoàng
- Chương 192: Vỡ tan
- Chương 193: Chạy trốn
- Chương 194: Đường cùng
- Chương 195: Thanh Thương
- Chương 196: Tụ hợp
- Chương 197: Nội tình
- Chương 198: Đoan Thanh
- Chương 199: Phá vân
- Chương 200: Huyết tội
- Chương 201: Điên cuồng
- Chương 202: Họa lớn
- Chương 203: Biến kế
- Chương 204: Phá mộng
- Chương 205: Kinh Phong
- Chương 206: Phong vân (thượng)
- Chương 207: Phong vân (hạ)
- Chương 208: Triều phượng
- Chương 209: Quay về cát bụi
- Chương 210: Trường sinh
- Chương 211: (Vĩ thanh) Bình minh
- Chương 212: Phiên ngoại 4 (thượng)- Vật thị nhân phi sự sự hưu (*)
- Chương 212-2: Phiên ngoại 4 (thượng)- Vật thị nhân phi sự sự hưu (*) 2
- Chương 213: Phiên ngoại 4 (hạ) – Cự tuyệt xuân phong tạ từ cố nhân