Tiểu Kiều Nương Của Nhà Thợ Rèn - Chương 9: Thân thích tới cửa

Tiểu Kiều Nương Của Nhà Thợ Rèn Chương 9: Thân thích tới cửa
Sáng sớm ngày hôm sau, Dương thị không cho nữ nhi lại ra ngoài, nên Đỗ Tam Nương ở nhà chăm sóc cho đệ đệ và muội muội.

Rất nhanh đã đến giữa trưa, có khách tới cửa, là bà ngoại dẫn theo đại cữu và đại cữu mẫu đến, Đỗ Tam Nương vội vàng chào hỏi rồi để bọn họ vào nhà.

Sử thị cũng đã sắp gần 60 tuổi, bà luông cảm thấy mình luôn mắc nợ với người nữ nhi đã gả ra ngoài này, nên bà thường đi giúp đỡ một ít. Năm đó bà mối đến, nói là gia cảnh của Đỗ gia rất là giàu có, về sau tới cửa nhìn tình cảnh của Đỗ gia, bà ấy thấy đứa bé Đỗ Hoa Thịnh kia là một người chịu khó, người cũng trung thực, nên đồng ý cửa hôn sự này. Năm đó Vương thị cũng là người rất tài giỏi, biết ăn nói, lúc hai đứa bé còn còn chưa có thành thân với nhau, lần đầu tiên bọn họ đi đến Đỗ gia, Vương thị cứ kêu một tiếng thông gia hai tiếng cũng là thông gia, Sử thị còn tưởng rằng đã tìm được cho nữ nhi một nhà tốt, ai ngờ sau khi gả nữ nhi đi, thì Vương thị mới để lộ ra bộ mặt độc ác.

Sử thị sinh ba đứa nhi tử và hai cái nữ nhi, cho đến nay đều cảm thấy có lỗi với con gái út, những năm nữ nhi gả đến Đỗ gia, cho dù Sử thị đau lòng con gái của mình, nhưng nữ nhi không có sinh nhi tử, bà cũng không có lòng tin đến mắng.

"Bà ngoại, nương đã đi ra ngoài rồi, lúc này còn chưa về nhà." Đỗ Tam Nương một bên bưng nước đến cho ba người giải khác, một bên giải thích.

Sử thị nhìn cháu ngoại của mình đã gầy đi rất nhiều, bà nảy sinh lòng thương tiếc, chỉ là bây giờ ai cũng phải trải qua cuộc sống khó khăn, chính nhà bọn họ cũng giống như vậy. Không biết khi nào những năm tháng khó khăn này mới hết đây.

Đỗ Hoa Thịnh thấy mẹ vợ đến, vội vàng muốn đứng dậy, Sử thị nói: "Chân của ngươi còn chưa khỏe lên, mau nằm xuống đi, dù gì cũng không phải là người ngoài."

Nói đến con rể này, ngược lại Sử thị rất là hài lòng. Tuy nói Vương thị kia cũng phải là một người tốt gì, nhưng lại sinh ra một đứa nhi tử rất là thành thực, đã thành thân với nữ nhi mình nhiều năm như vậy, nhưng hai người chưa từng gây lộn với nhau, cho tới nay đây chính là điều Sử thị hài lòng nhất với cuộc hôn nhân này.

Đại cữu Dương Dũng, năm nay bốn mươi tuổi, có làn da ngăm đen, là một người đàn ông trung niên thật thà. Đại cữu mẫu Chu thị có dáng người gầy dò nhưng lại là một người khôn khéo. Đỗ Tam Nương nhìn hai người bọn họ, có chút nghĩ không ra tại sao đại cữu và đại cữu mẫu lại đến đây, thường ngày thì chỉ có bà ngoại đến thôi.

Hai năm trước sau khi lão nhân gia qua đời, Sử thị đến sống vói nhà lão đại, mấy đứa con trai khác cũng tách ra ở riêng, đều sống cuộc sống của riêng mình. Lần này Sử thị đến đây còn mang ít đồ đến, Đỗ Tam Nương mở ra xem, thấy bên trong có một phần thịt khô, còn có mấy quả trứng gà, và một nắm măng khô được làm từ năm trước, ngay lập tức cảm thấy món quà này thật là quý giá.

Sử thị nhìn mấy đứa nhỏ gầy gò nhỏ con, trong lòng cũng thấy rất khó chịu. Mặc dù nhà bọn họ cũng không hề thoải mái, nhưng so với nơi này thì còn tốt hơn nhiều, Sử thị kéo hai đứa nhỏ lại nói chuyện, Đỗ Phong cùng Tứ Nương miệng thật là ngọt, dỗ bà ấy đến mặt mày hớn hở.

Dương gia ở trên ngọn đồi khác, cách đây khá là xa, phải đi bộ mất hơn hai canh giờ, Đỗ Tam Nương thầm nghĩ chỉ sợ là trời mới vừa sáng họ đã ra khỏi nhà rồi, chỉ sợ ba người đều đã đói bụng.

Đỗ Tam Nương đi vào phòng bếp nhóm lửa lên, nàng cẩn thận cầm một cục mỡ trong hũ ra, sau đó lau lên nồi mấy lần, rồi nhanh chóng lấy cục mỡ chưa tan bỏ vào trong hũ, tiếp theo lấy một nắm là trà từ trong ngăn tủ bỏ vào trong nồi xào lên, một lát sau lại đổ thêm nước vào, chờ đến khi nước sôi, lại đánh hai quả trứng gà, thế là đã nấu xong món chè trà dầu rồi. Đây chính là món ăn mà các nhà nông thích nhất, đặc biệt là vào những đồng áng bận rộn, ăn vào có thể nâng cao tinh thần, cũng có sức để làm việc. Những năm qua cha nương nàng mỗi khi đến ngày thu hoạch bận rộn phải ăn một bát mới đi ra đồng.

Đỗ Tam Nương múc một chén lớn cầm lên, Sử thị thấy nàng làm trà chè dầu, cười nói: "Bây giờ đều không có ăn, cháu còn làm cái món làm gì."

Đỗ Tam Nương chỉ đứng bên cạnh mở miệng cười.

Ngược lại Chu thị không khỏi thèm nhỏ dãi, lúc ra khỏi nhà còn chưa có ăn, mẹ chồng thật sự cắt một phần thịt khô mang đến đây, nhưng Chu thị thấy rất là tiếc. Thời thế bây giờ ai cũng trôi qua không tốt, lúc tết nhà bà ta có giết một con heo mập, có thể ăn cho tới bây giờ cũng đã không còn nhiều. Mặc dù cũng biết nhà cô em chồng rất là khó khăn, nhưng cuộc sống của mọi người cũng đều trôi qua cực khổ, hôm nay bà ta đi theo, chính là sợ mẹ chồng lén đưa tiền túi cho cả nhà tiểu cô.

Chu thị bưng bát uống một ngụm, bà ta nói: "Bây giờ Tam Nương ngày càng giỏi giang."

Sử thị trợn mắt nhìn về phía thê tử của con trai cả, bà nhìn cháu gái mình nói: "Để lại cho nương ngươi một bát, chắc buổi sáng nó còn chưa có ăn."

Đỗ Tam Nương vung tay áo, trả lời: "Con đã để riêng một bát cho nương rồi."

Vừa nói vừa bưng đến cho phụ thần, Đỗ Hoa Thịnh nói: "Con cũng ăn đi."

Từ trước đến nay Đỗ Tam Nương không thích ăn món này, nàng không thích mùi vị đó, nàng cười nói: "Phụ thân, người ăn đi, con từ từ sẽ ăn."

Hai đứa trẻ mong chờ nhìn Đỗ Hoa Thịnh, ông uống hai ngụm, rồi đưa chén cho hai đứa trẻ, nói: "Hai đứa cũng ăn đi."

Mãi cho đến giữa trưa, Dương thị mới về, mặt của bà bị phơi nắng đến đỏ bừng, mới vào sân thì Sử thị đã đi khỏi cửa. Dương thị nhìn thấy nương đến, ngay lập tức vui vẻ kêu lên một tiếng "Nương".

Dương thị vội vàng bỏ cái sọt xuống đi vào phòng, nhìn thấy đại ca đại tẩu cũng tới, trong lòng cũng rất là vui vẻ. Người nhà mẹ đẻ tới, Dương thị không thèm đến rửa mặt mà đến nói chuyện với bọn họ.

Bữa trưa đành đổ lên đầu Đỗ Tam Nương, cũng may những người ở đây đều ăn muộn, các nhà nông trời chưa sáng đã đi ra ngoài, mãi đến khi mặt trời mọc mới về nhà ăn cơm, ăn xong rồi nghỉ ngơi chút mới xuống đồng, cho đến khi lúc ăn trưa thì dường như đã đến giờ Thân, phần lớn mọi người chỉ có ăn hai bữa. Nếu mà trong ngày mùa bận rộn ăn tận ba bữa, mãi cho đến trời tối mới có thể về nhà thì chờ ăn cơm cũng đã rất là muộn rồi.

Chẳng qua bây giờ là năm đói kém, đất thì khô cằn, ông trời thì lại không cho mưa xuống, cũng không có bận rộn gì, có khi một ngày ăn một bữa, ăn hai bữa, cứ như vậy để giữ hơi thở mà thôi.

Trong sọt của nương có củ mì dại, còn có một nắm rau dại nhỏ, không biết là đi bao xa mới thể lấy được nhiêu đây, những đĩnh núi xung quanh đều đã bị người trong thôn đào hết.

Đỗ Tam Nương không nhanh không chậm lấy một nắm măng khô, không có thời gian ngâm nước, liền đành phải đặt trong nồi luộc để cho nó nhanh nở ra. Sau đó cắt một khối thịt to khoảng lòng bàn tay, chờ một lúc cắt măng thành sợi, cũng có thể xào đủ một bàn. Tiếp theo cầm củ mì đi rửa, nếu không xử lý cái này tốt, thì khi làm xong tay sẽ vừa đỏ vừa ngứa, nhưng mà hôm này cữu cữu tới thì nàng cũng phải làm cho tươm tất.

Trong phòng, Sử thị thấy nàng chủ động đi vào bếp, trong lòng bà vô cùng hài lòng, nhìn con dâu một chút, nói: "Con xuống bếp nhìn thử, Tam Nương có cần gì để giúp đỡ không."

Ngay lập tức vẻ mặt Chu thị có chút không dễ nhìn, Dương thị vội nói: "Nương, đại tẩu, không cần phải quan tâm đến con bé. Từ lúc nó 6 tuổi đã bắt đầu học nấu cơm, không cần giúp đỡ đâu."

Chu thị lại ngồi xuống, vừa cười vừa nói: "Tam Nương đúng là một đứa hiểu chuyện và chịu khó, chúng ta vừa vào nhà thì thấy con bé đã làm chè trà dầu, thật sự đúng là tri kỷ."

"Lần này ta và đại cữu, đại tẩu con đến đây, là có một việc mà muốn hỏi ngươi một chút." Sử thị cũng nói thẳng vào vấn đề.
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận