Đế Chế Đại Việt - Chương 217: Trận sông Cầu (1)

Đế Chế Đại Việt Chương 217: Trận sông Cầu (1)
Quả thực hiện tại so sánh lược lượng Đại Việt thua thiệt rất nhiều so với Tây Gốt. Phía bên kia Tây Gốt có đến hơn ba mươi ngàn quân, trong đó có hơn hai mươi lăm ngàn là kỵ binh tinh nhuệ, trong khi đó Đại Việt cộng cả quân tiếp viện vừa tròn hai mươi ngàn quân, trong đó năm ngàn là tân binh, dân binh, năm ngàn lính đánh thuê Tống quốc có thể không bàn đến lức chiến đấu, số binh sĩ có thể hình thành sức chiến đấu thực tế cũng chỉ có hơn mười ngàn người. Do đó hiện tại tấn công cũng không phải là thượng sách, phòng thủ tiêu hao sinh lực địch mới là phương án được cả Trần Quốc Tuấn và Lý Thường Kiệt thống nhất.

- Nếu cho ta thêm một vạn thủy binh ta tuyệt đối có thể đánh cho bọn hắn cút khỏi nước ta.

Ngô Tuấn vỗ bàn tức giận nói. Kiếp trước Lý Thường Kiệt phòng thủ sông Như Nguyệt mỗi điểm phòng ngự đều có một thủy trại của thủy quân, chính những thủy quân này vừa giúp quân chủ lực đánh bại các trận tấn công của Quách Quỳ, vừa chở quân Đại Việt phản công sang bờ Nam sông Như Nguyệt. Thế nhưng hiện tại không có. Thủy quân Đại Việt hiện tại cũng chỉ có Bắc Hải hải sư, Thần Sách quân cũng có thể tính thành một nửa thủy quân, thế nhưng hai cánh quân này hiện cũng ở quần đảo Sắt, mà dù ở Đại Việt đi chăng nữa bọn hắn cũng không thể đi từ Bắc Hải hoặc Lục Giang để đến sông Cầu được. Thế mạnh hiện tại của Đại Việt có thể trông đợi chỉ là hỏa khí mà thôi.

Trần Quốc Tuấn nói.

- Tốt rồi, vậy nếu các tướng không có ý kiến vậy chúng ta đồng ý với chiến lược của Ngô Tuấn. Quân binh chia làm bốn bộ phận, hơn mười sáu ngàn quân chia làm bốn đường. Đạo thứ nhất do Trần Khánh Dư chỉ huy với hai ngàn quân phòng thủ vùng thượng lưu. Trần Quốc Toản tiếp tục thống lĩnh Chương Thánh quân phòng thủ vùng trung lưu, phần hạ lưu Nguyễn Hiền chỉ huy với bốn ngàn quân. Mười ngàn quân còn lại sẽ do bản tướng và Ngô Tuấn sẽ đóng tại núi Diệu Linh. Nếu có điểm nào bị phục kích lấy pháo sáng làm hiệu, bản tướng sẽ lập tức chi viện.

- Tuân lệnh tướng quân.

Chúng tướng đồng thanh đáp. Trần Quốc Tuấn lại quay sang đối với Tô Hiến Thành nói.

- Tô đại nhân, việc hậu cần, quân nhu xin Tô đại nhân và Bùi Quốc Khái có thể giúp bản tướng lo liệu sẵn sàng.

Tô Hiến Thành gật đầu nói.

- Trần tướng quân yên tâm, phủ Triệu Phong hiện tại tuy gánh vác nặng nề nhưng tuyệt đối sẽ không để tướng sĩ phía trước gặp khó khăn.

Phủ Triệu Phong hiện tại tập trung đến mấy chục ngàn dân chúng của cả xứ Thuận Hóa, vấn đề nhu yếu phẩm hằng ngày cho dân chúng vô cùng căng thẳng, có thể nói toàn bộ phủ Triệu Phong phải căng sức ra để giải quyết được vấn đề an dân. Tuy Thăng Long cũng đã bắt đầu gửi vật tư đến, tuy nhiên đường xa, vật tư lại nặng, vận chuyển đến phủ Triệu Phong cũng rất mất thời gian, từ giờ cho đến lúc đó toàn bộ gánh nặng hậu cần đều phụ thuộc vào cả phủ Triệu Phong.

- Đại nhân, đại nhân, Trần tướng quân đã tỉnh lại.

Bỗng nhiên từ bên ngoài một tên nha dịch vui mừng chạy vào bên trong nói, trong mắt bọn họ Trần Bình Trọng hiện tại chính là thần tượng, hiện tại Trần Bình Trọng tỉnh lại tin tức truyền ra toàn quân tuyệt đối vui mừng. Quả nhiên vừa nghe nói như vậy cả căn phòng liền vui vẻ hẳn lên, Tô Hiến Thành nói.

- Đi, chúng ta đi thăm Trần tướng quân.

Lúc mọi người đi đến Phạm Công Bân đã ở bên trong phòng đang bắt mạch cho Trần Bình Trọng. Hắn đã tỉnh, sắc mặt tuy còn kém vô cùng nhưng chung quy lại cũng đã tỉnh, không còn cần phải lo lắng về tính mạng. Nhìn thấy mọi ngươi đi vào Trần Bình Trọng liền cố gắng gượng dậy, Trần Quốc Tuấn nhanh chân bước đến ấn vai hắn nói. 

- Trần tướng quân dũng cảm xả thân vì nước, không cần phải đa lễ.

Trần Quốc Tuấn và Trần Bình Trọng là người cùng một thời với nhau, thế nhưng lúc Trần Bình Trọng mất thì Trần Quốc Tuấn cũng không phải quá thành danh nên cũng không có cảm giác quá lớn như những vị tướng sau này. Thế nhưng dù sao cũng là người quen biết, nói chuyện với nhau cũng dễ, Trần Bình Trọng hỏi.

- Trần vương gia, không biết tình hình chiến sự như thế nào rồi?

Hắn vẫn theo thói quen gọi Trần Quốc Tuấn bằng tước vương của kiếp trước (không biết lúc kháng chiến chống Nguyên Trần Quốc Tuấn mang tước gì, nhưng thiết nghĩ ông kế thừa tước vương của Trần Liễu nên gọi như vậy). Trần Quốc Tuấn ngồi xuống cạnh giường nói.

- Trần tướng quân yên tâm, kẻ địch đã bị quân ta cầm giữ tại phòng tuyến sông Cầu, quân tiếp viện ta cũng đã mang đến.

Trần Bình Trọng nghe vậy cũng thoáng yên tâm. Trần Quốc Tuấn quay sang hỏi Phạm Công Bân.

- Phạm thái y, không biết tình hình của Trần tướng quân như thế nào?

Phạm Công Bân mỉm cười nói.

- Trần tướng quân đã hoàn toàn vượt qua nguy hiểm, hiện tại chỉ cần tỉnh dưỡng, một hai tháng sau liền có thể bình phục. Hiện tại hạ quan sẽ kê đơn thuốc cho Trần tướng quân.

- Tạ ơn Phạm thái y.

Trần Bình Trọng cảm kích nói. Trần Khánh Dư nhìn ánh mắt có chút hâm mộ. Hắn cũng bị thương, thế nhưng không thể hoàn toàn trị khỏi như Trần Bình Trọng, cánh tay của hắn xem như bị phế bỏ, đời này cũng khó có thể lần nữa cầm thương ra trận.

- Trần tướng quân, không ngại ta hỏi tướng quân một vài câu chứ?

Ngô Tuấn lên tiếng nói. Ngô Tuấn là Chỉ huy Thiêm sự Điện tiền quân Trần Bình Trọng cũng là nhận biết, thế nhưng hắn không biết Ngô Tuấn còn là đội trưởng Thiên Long vệ, một phần cơ cấu còn là tình báo đây. Trần Bình Trọng đáp.

- Ngô chỉ huy mời hỏi. 

Ngô Tuấn gật đầu nói.

- Trần tướng quân từng chỉ huy trực tiếp chiến đấu với quân Tây Gốt, không biết đánh giá của ngài về quân Tây Gốt như thế nào?

Trần Quốc Tuấn nghe vậy cũng chú ý lắng nghe, dù sao cả hai người bọn họ đều mới đến, còn chưa thể rõ ràng được tình hình địch quân. Trần Bình Trọng suy nghĩ một chút liền nói.

- Nếu nói thực sự đụng độ mà nói thì ta cũng chỉ đánh nhau trực tiếp với quân tiên phong của bọn chúng. Nhưng chỉ một trận đó ta có thể thấy được kỵ binh của bọn chúng cực kỳ tinh nhuệ, giỏi cung tiễn, chiến mã của bọn hắn rất tốt, kỵ sĩ vô cùng dũng mãnh, tinh thần chiến đấu cực cao, quả thực nếu không phải bọn hắn chủ quan, khinh địch thì chúng ta không thể trụ được lâu đến thế.

Trần Quốc Tuấn trầm ngâm chợt hỏi.

- Nếu so với quân Mông thì như thế nào?

Trần Bình Trọng ngạc nhiên sau đó liền nói.

- Nếu so sánh quả thực vẫn còn kém hơn một chút. Thế nhưng tuyệt đối không được dùng voi để xông vào đội hình địch.

Trần Bình Trọng kiếp trước đụng độ với quân Mông, ba vạn quân Mông đánh cho quân nhà Trần tơi bời hoa lá tại trận Bình Lệ Nguyên, Trần Bình Trọng cũng bởi đoạn hậu mà hi sinh, ký ức kiếp trước vẫn còn khắc sâu, hơn ai hết Trần Bình Trọng hiểu được quân Mông lợi hại như thế nào. Tại trận Bình Lệ Nguyên đàn voi của nhà Trần dàn trận hình chứ nhất xông lên che chắn cho bộ binh phía sau, thế nhưng lại bị đội cung khinh kỵ của quân Mông bắn tên vào mắt, tai, vòi, voi hoảng sợ quay ngược trở lại phá nát đội hình nhà Trần, quân Mông thừa thắng xông lên, quân Trần binh bại như núi đổ. Trần Quốc Tuấn nhận được đáp án của Trần Bình Trọng liền quay sang Tô Hiến Thành nói.

- Xin Tô đại nhân giúp ta tập trung toàn bộ số trâu cày của phủ Triệu Phong lại, đồng thời tuyển những thợ rèn và thợ mộc khéo tay theo ta lên núi Diệu Linh.

Tuy không biết Trần Quốc Tuấn định làm gì nhưng Tô Hiến Thành lập tức đáp ứng, bởi là vùng đất mới khai hoang trâu cày xứ Thuận Hóa tuyệt đối không thiếu, thợ mộc và thợ rèn hai phủ cộng lại cũng có một số.

Mọi người nhanh chóng rời khỏi phòng để Trần Bình Trọng nghỉ ngơi, các cánh quân của Đại Việt nhanh chóng chia ra các nơi để bố trí phòng thủ. Trần Quốc Tuấn dẫn theo Ngô Tuấn và Lý Đạo Tái thành lập một căn cứ tại núi Diệu Linh. Đứng từ trên đỉnh núi Diệu Linh có thể quan sát phòng tuyến cách đó ba cây số, từ đây đi cứu viện bất cứ một cứ điểm nào cũng nhỉ mất nhiều nhất là nửa giờ đồng hồ. Căn cứ Diệu Linh xây dựng doanh trại san sát, có kho tàng, có lò rèn,... công sự bọc phía ngoài. Trần Quốc Tuấn dự phòng nếu phòng tuyến sông Cầu có bị chọc phá thì căn cứ Diệu Linh chính là chốt chặn cuối cùng cho Thăng Long.

Từ mười ngàn quân Trần Quốc Tuấn chia ra làm hai bộ phận, một bộ phận là kỵ binh, được cấu thành từ kỵ binh Cấm quân, khinh kỵ trinh sát, du kỵ Mông quốc và Thiết kỵ Đại Lý cộng lại hơn một ngàn người giao cho Ngô Tuấn chỉ huy làm lực lượng cơ động. Chín ngàn quân còn lai do Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Trên các đỉnh núi dọc theo sông Cầu Trần Quốc Tuấn tổ chức lên các trạm gác hướng về bờ Nam.
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận