Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương 187: Trấn Nam Bàn biến loạn (4)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite Chương 187: Trấn Nam Bàn biến loạn (4)
- Ông điên hay sao vậy Hoàng Anh Minh!- Quí chạy tới chỗ Minh ngay sau khi mọi người giải tán, điên cuồng gào thét. Đám Thái Học Sinh cũng vây quanh Minh chờ xem cậu giải thích thế nào.

- Tại sao lại nghĩ rằng tôi điên chứ!

- Ông không thấy ngoài kia là bao nhiêu người, đám kia có bao nhiêu người sao? Chênh lệch ít nhất là 5 lần đó, nếu chỉ tính số đàn ông, còn cả số phụ nữ nữa chứ!

- Cái đó thì hẳn rồi, nhưng bạn của tôi ơi, cậu đã thấy những cậu học trò kia quyết tâm bảo vệ lương thực như nào rồi đó. Với họ, số lương thực đó do họ vất vả làm ra, là để cho người nhà họ được ăn no, sống tốt, không lý gì họ chịu hai tay nộp cho người khác.

- Nhưng vậy thì quá nguy hiểm, đám đó mà nhảy ra xung đột với dân bên ngoài, hai bên đánh nhau thì chúng ta tai bay vạ gió. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

- Chính vì thế tôi mới phải đứng lên trước. Cậu nghĩ thử xem, hiện giờ họ đang quá bị cảm xúc chi phối, muốn đánh muốn giết người ta. Không ai kiểm soát, họ có khi tự phát các hành động bảo vệ, kiểu như đánh chết người ăn trộm để răn đe, khi đó có khi còn nguy hơn, kích động hết đám người bên ngoài. Bây giờ tôi quy tụ họ lại, bắt họ tập luyện một hồi, có khi sẽ ngăn các hành vi tự phát.

- Vậy là ta vẫn mời quân của Dương Quốc Lộ tới phải không?

- Nếu cần thì sẽ mời. Thực ra ý của tôi là tận dụng mọi thứ. Ví dụ như nếu đám học trò kia có chút tài, thực sự dọa sợ người dân bên ngoài, làm mọi thứ quy củ hơn, ta tiết kiệm được lương thực cần giao nộp. Với cả chưa chắc đã cần động binh, chúng ta là người đọc sách thánh hiền, dùng đức giáo hóa mới là đạo lý đúng.- Minh nói tới đây, làm mọi người chẳng hiểu gì cả.

- Giáo hóa là sao?

- Ý của tôi chính là chúng ta hãy chủ động ra ổn định tình hình trật tự ngoài kia. Mọi người nghĩ người dân ngoài kia thực sự thích việc hàng ngày đánh lẫn nhau cướp thức ăn, hay là ăn ngủ trong cảnh màn trời chiếu đất sao. Đói khổ quá thì cáu giận thôi. Thân là người đọc sách thánh hiền, chúng ta nên ra mà giúp họ.

- Giúp cách nào, đưa lương thực sao?

- Không, chúng ta đưa lương thực thì bao nhiêu cũng không đủ đâu!- Minh lắc đầu, rồi bắt đầu đưa ra kế hoạch, đồng thời nhờ mọi người bổ sung thêm ý kiến. Theo ý Minh, họ nên ra ngoài lập lại trật tự. Trước tiên, hãy tuyên bố rõ với những người chạy nạn tới rằng hiện tại vùng đất này là đất của Học Phủ, những người của Học Phủ có quyền quản lý nó. Danh chính ngôn thuận rồi, họ liền đứng ra thu xếp chỗ ăn chỗ ở cho người dân chạy nạn tới.

- Tại sao phải làm thế chứ?

- Có ai còn nhớ sự mệt mỏi của chúng ta khi mới tới đây, mới xây nhà ở không?



- Ai mà quên được, mệt chết mẹ à.

- Thế thì đám người kia cũng thế. Ta tạo việc cho họ làm, họ sẽ không có thời gian đi phá rối khắp nơi.

- Nhưng chẳng phải càng mệt thì sẽ càng phải ăn nhiều ư?

- Vùng đất quanh Học Phủ có phần nhỏ, nhưng vẫn nhiều đồ ăn, họ chưa biết nấu thôi, cái này ta sẽ chỉ họ cách đi làm đồ ăn từ những thứ có sẵn đó, có lẽ sẽ qua được phần nào.

Tất cả sôi nổi tham gia bàn luận, thậm chí cả Quí, Ngọ cũng không nề hà. Đúng là họ có định làm ăn với Vương Vĩnh, nhưng quả thực bất kỳ ai đọc sách thánh hiền mà chẳng hâm mộ việc những bậc vĩ nhân trong đó có thể dùng đức mà thu phục người ta, làm thầy của người ta. Nay việc đã tới trước mắt mà không làm, thì thật quá đáng tiếc. Nếu có thể làm được như Minh kể, khiến vùng đất quanh mình được an ổn, thì nhỏ là giữ được sự an toàn, mà lớn thì cũng coi như lập chút công tích, thậm chí có khi còn đem về kể cho con cháu về sau, như một thành tích vẻ vang.

Học Phủ hai bút, không ba bút cùng vẽ. Một mặt họ không từ chối lời đề nghị của Vương Vĩnh, phòng khi mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát. Một mặt các học sinh người Thượng bắt đầu tập luyện chiến pháp mà Minh huấn luyện. Một mặt, các Thái Học Sinh theo cách Minh hướng dẫn, bắt đầu tổ chức sắp xếp lại cho người dân mới chuyển tới.

Do dân chạy loạn tới vùng này cũng là hòng nhờ cái oai của Học Phủ, nên khi các Thái Học Sinh viện dẫn cái oai chủ đất, không ai phản đối, với cả người chủ đất cũng không đòi phải nộp tô đóng thuế, chỉ đòi họ phải giữ lễ nghi, không làm phiền thôi. Thế thì cũng là phải phép.

Các Thái Học Sinh sau đó bắt tay vào hướng dẫn những người dân chạy loạn cách ổn định cuộc sống. Đầu tiên là dẫn người dân đi thăm quan phòng ngủ nghỉ của họ, giếng nước các kiểu, rồi chỉ cho họ cái lợi khi mà được sống như thế. Những người dân chạy loạn trước đây cũng sống kiểu đó, nhìn cảnh này mà nhớ đời sống cũ, nên không ai phản đối. Nhân cơ hội khí thế mới bốc lên cao, ai cũng hăng hái, mọi người nhanh chóng bắt tay ngay vào việc. Mỗi Thái Học Sinh đứng ra nhận trách nhiệm giám sát, tuy đụng tay đụng chân không nhiều, nhưng nói đúng quy trình, hướng dẫn tỉ mỉ, làm từng chút một, sao cho hễ làm là thấy lợi ích ngay để dân họ thêm tin tưởng. Đầu tiên là dựng lại nhà để tránh mưa gió. Tiếp đó là nguồn thức ăn, Học Phủ đề nghị để họ quản lý đồ ăn giùm, chia sẻ lại cho người dân, đảm bảo sẽ làm họ hài lòng.

Ban đầu, không phải không có sự nghi ngại, nhưng Học Phủ bảo rằng, hàng ngày họ ăn cơm trắng, có thức ăn, đâu thèm gì mấy thứ rau củ kia. Dân chạy loạn ngẫm mà chua xót, nhưng cũng vì thế mà an tâm nhờ Học Phủ giúp đỡ. Có câu dồn lại thì nhiều, chia ra thì thiếu, nhờ dồn lại, nấu đúng cách, cũng từng đó thức ăn lại chia đủ cho tất cả. Không chỉ xử lý thức ăn, việc kiếm thức ăn cũng được tổ chức. Đông người lại đồng lòng, khó mấy cũng vượt qua, lương thức ăn có được cũng tạm đủ để người dân sống qua ngày, ăn lưng lửng dạ.

Những tưởng tới đây mọi thứ sẽ như là nước sông êm đềm chảy, thì không. Sóng gió lúc này mới tới. Một đoàn người chạy nạn nữa lại tới. Đoàn người này tuy không quá đông, nhưng lại toàn là đàn ông khỏe mạnh, người mang khí giới, có nhiều vết sẹo, trong không phải kẻ lương thiện. Chúng tới vùng đất của Học Phủ thì thẳng tay cướp bóc lương thực, thậm chí đoạt phụ nữ, chém người.

Các Thái Học Sinh nhìn cảnh này mà sợ hãi, không ai dám nói câu nào, chạy tót về trong Học Phủ đóng cửa. Lúc này, Minh mới khoan thai bước ra cùng với đội học sinh người Thượng. Cậu cũng chưa vội động tay chân, mà tiền lễ hậu binh, tự thân tới gặp những kẻ này để tìm hiểu tình hình. Đề phòng bất trắc, cả Xủ Lu lẫn Bất Thắng đều được mang theo. Ngoài ra, cậu cũng gọi một người học trò theo để phiên dịch lời mình.

Tới nơi đám người này ở, là một căn nhà được dựng tạm bởi người dân chạy loạn mấy ngày trước, giờ bị chiếm mất. Ngoài khu nhà, đám người này đang ngồi ăn, nhưng không hề cẩn thận, chửi bới, đùa rỡn, làm lãng phí nhiều đồ ăn, có điều chúng không quan tâm lắm, ăn phí cũng chả sao, thiếu đi cướp tiếp. Còn bên trong nhà, có một tên trong rất hung hăng đang ngồi chễm chệ trên ghế, hắn đã ăn xong, giờ đang ngồi để hai cô gái bóp chân cho hắn. Hai cô gái này là dân chạy nạn mấy ngày trước, giờ bị hắn bắt về làm người hầu.

- Xin chào các vị, ta là Hoàng Anh Minh, một thầy giáo của Học Phủ.

- Hừ, tên người miền xuôi, mi tới đây làm gì?- Một tên cướp đi tới, khinh khỉnh hỏi chuyện



- Tôi tới đây để hỏi tội các vị!- Minh nói chậm, nhưng rõ

- Hỏi tội! Tôi gì?

- Đất này là đất của Học Phủ, người dân tới đây chạy nạn, vô cùng hỗn loạn. Dẫu vậy, Học Phủ chúng tôi không lấy làm phiền có cho chỗ ăn chỗ ở, dạy cách hợp tác mà sinh sống qua ngày, không hề có hành vi khiến họ khổ sở gì. Nhưng cách vị vừa tới, không nói không rằng liền vung dao kiếm, làm thành quả bấy lâu chúng tôi cố gắng đi tong. Các vị là khách, vào đất có chủ không hỏi han là vô lễ. Tới cướp bóc người khốn cùng là thiếu lòng nhân, đã vậy họ còn là đồng bào với các vị, tội càng thêm nặng nề. Vậy Minh tới đây để khuyên các vị tu dưỡng lại mình, chớ nên gây thêm tội nữa.

- Ha ha ha!- Đám cướp nghe tới đây cười ầm lên. Chúng nhất loạt rút vũ khí ra, hòng dọa dẫm, xong bất thành. Minh, Xủ Lu, Bất Thắng mặt lạnh tanh, cậu học trò đi theo phiên dịch cũng chỉ hơi biến sắc. Họ đều quen với đánh đấm rồi.

Thấy không dọa được người, bọn cướp này cũng hơi nể, liền báo rằng bọn chúng cũng là dân chạy nạn, thậm chí còn khổ hơn dân cũ. Số là tộc và buôn làng bọn này cũng bị đánh, bọn nó thậm chí còn bị bắt rồi. Về sau hè nhau giết người bỏ trốn, vô tình ngang qua đây thôi.

- Bọn này nói thẳng, mạng bọn này coi như sắp đi, tới đây người ta thể nào cũng truy giết bọn này, nên đừng hòng làm bọn này sợ. Hả? Với bọn này ở đây mấy ngày cho hồi sức, xong rồi sẽ đi nơi khác.

Minh không nói gì, cứ về nói chuyện với Học Phủ, ai nấy cũng thấy chuyện như vậy thôi thì nên mũ ni che tai, làm bộ không biết. Minh phản đối ngay.

- Mọi người, chúng sắp đi nơi khác, nhưng mà đi đâu cũng phải có tí tiền dặm túi chứ, phải không?

- Ý cậu là bọn nó sẽ cướp Học Phủ.

- Cái kho lương của mình bọn nó hẳn phải thòm thèm lắm. Dân tị nạn ngoài kia ăn củ, ăn rau dại rồi nhìn mình ăn cơm trắng không dám kêu than, còn bọn kia, ai dám nghĩ chúng nó có thể chịu vậy. Mình không có ơn với bọn nó, bên mình đều là người đi học, không có vũ khí gì, còn không đáng sợ bằng đám dân ngoài kia, rồi lại lắm tài sản, không cướp mình thì cướp ai.

Minh nói vậy, ai cũng rùng mình sợ sệt. Quí, Ngọ đứng lên kêu phải tìm Vương Vĩnh gấp, giá mấy cũng phải thuê, nhiều người cũng gật đầu, Minh không phản đối, dù sao trận này chưa chắc đã thắng, đối phương có binh khí, lại liều mạng, bên mình chưa đủ chiến tâm, khó mà đấu lại.

Thế là Quí và Ngọ lựa lúc sáng hôm sau, len lén rời khỏi Học Phủ, tìm đường tới chỗ đóng quân để cầu cứu. Người ở trong Học Phủ cũng không rảnh rỗi ngồi không, đợi người tới cứu. Họ gia cố lại Học Phủ, chuẩn bị những vật phòng vệ, chế tạo khí giới phòng chuyện bất trắc. Trước tiên là vót gậy nhọn làm giáo, dùng rựa thay đao, chế tạo các mũi tên, lấy ván làm khiên,... Học Phủ chuẩn bị rầm rộ, những tên cướp bên ngoài thấy vậy cũng rén, trong 3 ngày này chỉ dám cướp bóc người dân xung quanh mà không có ý động tới Học Phủ.

Người dân thấy mình thì bị nguy, Học Phủ thì bình yên, liền kéo tới xin vào tránh nạn. Vi Thúy Liên thương xót họ, nói với các Thái Học Sinh cùng học trò, họ cũng nể cô mà để mấy người vào. Có điều để đảm bảo an toàn, chỉ có phụ nữ và trẻ em được đi vào, còn đàn ông phải ở ngoài, dù sao họ cũng còn khỏe, có thể chạy trốn được.

Phụ nữ và trẻ em vào Học Phủ thì được chăm sóc tốt, ngày có cháo gạo, pha chút thịt băm nhỏ, ít nhưng hương vị khiến họ không quên được. Thứ này truyền ra ngoài, một đồn mười, mười đồn trăm, giờ thì dân chạy nạn cứ tới Học Phủ ăn vạ, không chỉ phụ nữ trẻ em, mà cả thanh niên trai tráng. Bấy lâu cứ phải ăn rau rừng với củ dại, thấy cháo gạo với thịt, ai chả thèm ăn. Đồng thời chúng cũng đã ở lại được gần chục ngày, nên sớm đi nơi khác, vì sợ rằng kẻ thù sẽ tới tìm. Dù sao, chúng vừa là nô lệ bỏ trốn, cũng lại giết người canh gác, tội rất nặng.
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận