Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương 333: Ngày kỷ niệm (3)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite Chương 333: Ngày kỷ niệm (3)
Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 13: Ngày kỷ niệm (3)

Trời về đêm, những người lính canh phòng tiến ra bờ biển, một số nhỏ thì đảm nhiệm việc tuần tra trong làng, làng Hồng Bàng nói sao cũng là một ngôi làng giàu có, kẻ có dã tâm muốn cướp miếng thịt béo không thiếu, và tình báo đôi khi không thể biết tới những mối nguy đó.

Mỗi trạm gác được trang bị một con chó, và các đội đi tuần cũng dắt chó theo. Đây là đội cảnh khuyển của làng Hồng Bàng, do Bành Văn Hữu huấn luyện theo phương pháp mà Kiệt cung cấp ( có thể đọc lại chương 26). Với một lão già bị mù như Bành Văn Hữu, có một công việc mới để làm, có rượu ngon và đồ nhắm ngon lành hàng ngày để ăn thật không khác gì thiên đường, chưa kể lão có đệ tử để truyền nghề, tuy chỉ là mấy tên người man di hoặc bọn nô lệ nhưng ít nhất cũng làm lão cả thấy bản thân có trọng lượng hơn hẳn. Bành Văn Hữu đã được thỏa mãn hầu hết các nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow khi thực hiện nhiệm vụ được giao, và đây là thứ động lực không hề nhỏ.

(Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow hình thành và phát triển. Lý thuyết này cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 5 mức nhu cầu của tháp Maslow là:

Nhu cầu sinh lý.

Nhu cầu an toàn.

Nhu cầu xã hội.

Nhu cầu được tôn trọng.

Nhu cầu tự thể hiện.)

Những con chú canh phòng không hề sủa bậy, nó chỉ gầm gừ nhẹ trong cổ họng khi có chủ nhân đi cùng để báo về sự xuất hiện của người lạ. Còn khi ở cách xa chủ, chúng sẽ sủa thật to nếu phát hiện điều bất thường nào để báo động cho người chủ. Những người huấn luyện giữ lũ chó ở gần khí đi tuần trong làng và thả chúng ở bờ biển vì nếu chúng sủa to trong làng thì có thể làm phiền dân làng, mà lắm khi chỉ là vài người nô lệ mới tới có việc phải đi đêm thôi.

Hoàng Anh Kiệt và ông anh quay về nhà, vừa lúc đi ngang qua một đội tuần tra, và chú chó gầm gừ nhẹ. Kiệt và Minh đã đi 3 năm, chú chó này là chó mới, nên coi họ như người lạ. Người canh gác toan xin lỗi và đá con chó, nhưng Kiệt đã khen rằng vậy mới đúng,

- Bọn ta với nó là người lạ rồi, nó làm đúng, phải khen chứ sao lại đánh.

- Dạ dạ!



Còn định quay đi, thì con chó lại gầm gừ trong họng, nhưng lần này là vì có người khác. Là Đồ và Đức đi tới. Nhưng hai gã này cũng chỉ đi lướt qua hai nah em, hướng về căn nhà bá hộ Đào. Chúng đang ở tạm chỗ đó, được phân cho một phòng. Đức và Đồ đều không ngu tới mức vồn vã quá với Kiệt và Minh. Hai người vẫn muốn quan sát thêm.

Vào trong ngôi nhà, Đức chợt tặc lưỡi:

- Mấy con chó khá quá!- Từ nhỏ được chơi bời, đi săn, Đức biết ít nhiều về chó săn. không loài chó nào mà Đức tiếp xúc được huấn luyện tốt như vậy. Có thể có vài con chó thông mình đặc biệt, song cả một đàn chó lớn như vậy mà biết nghe lệnh, Đức thực sự thèm muốn được học hỏi.- Giá mà mua được một con thì hay biết mấy, loại chó ấy mà đi săn thì chả con mồi nào thoát được.

- Công tử, tôi nghĩ ta nên tập trung hơn một chút. Cậu có thấy việc anh em Kiệt và Minh được mời về gấp không? Người tới bào tin là Hoàng Văn Tâm, em họ, thân tính và là người phụ trách tình báo của làng Hồng Bàng. Tin tức gì mà phải đích thân cậu ta đi báo cáo chứ.

- Liệu có phải là quân Chiêm xâm lấn. bọn chúng từng tấn công đoàn thuyền đánh cá xa bờ của Hoài Nhân, giờ đoàn thuyền đó lên phía bắc, chúng cũng lên theo.

- Tôi cũng ngầm đoán thế. Chỉ là làng Hồng Bàng có vẻ quá yên tĩnh rồi, chẳng khác gì ngày thường hết cả.

- Ta nghĩ là chúng tự tin vào sức mạnh của bản thân. Từng đánh bại một bọn cướp biển khi chỉ là một ngôi làng nghèo khổ, giờ có người canh gác, nhiều nô lệ,..., thì chúng còn sợ ai nữa.

Nguyễn Văn Đồ nghe vậy thì cau mày, quá tự tin chưa chắc đã tốt, kiêu binh tất bại. Nhưng cả Đồ lẫn Đức cũng không làm gì khác được, họ chỉ là những vị khách.

..............................................................

Sáng ngày 27/7, trời âm u, ngay lúc gà gáy báo hiệu, những người trong làng, một số thương binh có cơ hội và điều kiện về góp mặt lập tức tới khu vực được phủ bạt sẵn để ngồi tại đó. Kiệt, Minh và những người có chức sắc trong làng tiến lên bệ được làm bằng gỗ, cao tầm 3 mét hơn, để mọi người có thể thấy rõ.

Ngoài dân làng Hồng Bàng, một vài nô lệ, tá điền hoặc những người có quan hệ thân cận, lúc này người lạ có thể quan sát ngày lễ 27/7 chỉ có Đức và Đồ thôi. Mà hai thằng cũng chẳng được chỗ tốt, phải ngồi ngoài rìa ngoài. Còn đang lo lắng lát nữa trên kia nói gì, bản thân họ có thể nghe hay không, thì có tiếng nhạc cất lên. Tiếng nhạc trầm mà hùng tráng, đây là bản nhạc Tiến Quân Ca không lời, do đoàn nhạc ở Lầu Phong Nhã tấu lên. Đây là đoàn nhạc duy nhất mà bên Kiệt có thể dùng, những đoàn khác thì ở chấu Bắc Bình, không tiện mời tới, mà họ cũng không thể tấu các bản nhạc theo đúng yêu cầu được.

Tiếng nhạc cất lên, tất cả người có mặt đứng nghiêm, nhìn về phía bục cao. Thời này chưa tiện làm cờ, nên đành dùng bục cao làm nơi tụ hội ánh mắt của tất cả. Bên trên bục cao, Minh, Kiệt và những người có mặt cũng đứng thẳng lưng, nhìn ra phía trước mặt, mắt hơi ngước chút. Tiếng nhạc chấm dứt, đám đông thả lỏng, ngồi xuống. Từ trên đài cao, có những tốp người đi ra, hòa vào đám đông, họ đứng, tay cầm tờ giấy, và rồi đọc.

- Xin kính chào các anh em chiến sĩ và các vị khách quý, cứ hàng năm, tới ngày 27/7, ta lại cùng tụ họp ở làng Hồng Bàng để cùng nhau ôn lại chuyện cũ, tưởng nhớ công lao những người anh hùng của làng ta, đã đóng góp xương máu cho sự phồn vinh và phát triển của làng Hồng Bàng, để ta có được cuộc sống ấm no hạnh phúc như hiện tại.



Kiệt đọc trên cao, những người bên dưới đọc lại cho đám đông nghe. Không có loa phóng thanh, đây là cách duy nhất. Lời phát biểu cũng không dài nhưng rất đủ ý, nó ca ngợi những người tử sĩ, thương binh cùng tri ân tới họ và gia đình họ, nhắc nhở người dân về công lao, cuối cùng là tuyên bố bắt đầu ngày kỷ niệm. Đầu tiên là đi thắp hương ở khu mộ chung dành cho tử sĩ.

Mộ đã được dọn sẵn từ lâu, vỗn dĩ bình thường cứ 1 tháng lại có người ra dọn, chưa kể tới sát ngày kỷ niệm lại càng dọn ác, nên mồ mả tử sĩ của làng Hồng Bàng trông nghiêm trang. Việc thắp hương diễn ra nhanh, có một lư hương lớn làm bằng đá đặt ở trước khu mộ, Kiệt và Minh tới thắp hương chung ở đó, một vài thương binh nặng nhất hoặc những chỉ huy quân sự nhưng bị thương phải giải ngũ, lần lượt lên thắp hương theo, ở bên trong, những người làm nhiệm vụ quản trang cũng nhanh chóng đi thắp hương hết các mộ, không ai phải vào thắp cả, tránh lộn xộn không cần thiết.

Cái này là Kiệt đề ra, vì cậu ta từng thấy những cảnh chen chúc khi đi lễ, như cảnh đi lễ đền vua Hùng ở Phú Thọ hồi ở thế giới cũ, những cảnh chen chúc, xô đẩy, dẫm đạp

, lạc mất con,....làm cậu khiếp. Mà đây là mộ tử sĩ, làm thế quá là vô lễ. Thực ra thì vào viếng mộ không ai làm tới thế, nhưng thôi thì đề phòng vạn nhất, chứ có chuyện gì thì hối không kịp.

Hương được thắp lên, đoàn nhạc di chuyển ra, đặt chỗ và tấu bài Hồn Tử Sĩ. Tiếng nhạc trầm buồn, từ từ, kể cả không có lời nào, không hiểu nội dung, vẫn làm cho người nghe bản nhạc sởn gai ốc, rồi như có cảm xúc trào dâng trong người, cuộn lên dữ dội. Vài người bắt đầu khóc, họ không tạo ra tiếng, chỉ là vài giọt nước mắt trào ra. Tiếng nhạc làm họ nhớ tới những người đã mất và những cuộc chiến. Một người lau mắt, rồi tạo hiệu ứng đám đông, vài tiếng sụt sùi vàng lên. Lan tới cả những người xa lạ như Triệu Duy Đức và Nguyễn Văn Đồ.

- Khốn kiếp, nếu như sau này ta xung trận, chết và được đưa ma bởi thứ nhạc này, ta chết cũng cam lòng!- Triệu Duy Đức lau vài giọt nước mắt ứa ra, thầm thì với Đồ

- Đừng nói gở thế chứ!- Đồ vội nhắc nhở

Hương khói bốc lên nghi ngút trong khu mộ lớn, bản nhạc Hồn Tử Sĩ kéo cũng xong, mọi người quệt nước mắt, cùng đi về khu hội trường cũ. Tại nơi đây, Minh lên thay Kiệt đọc một bài phát biểu, giới thiệu về những người sắp lên bục, một là gia đình các tử sĩ, hai là những người thương binh lên nhận thưởng. Bọn họ đều đã vì chiếntranh mà mất mát, có người mất con, mất chồng, mất cha, có người tự bản thân lại chịu vết thương nặng nề, song vẫn tích cực lao động, không oán trách cuộc đời, từng bước vươn lên.

- Các thương binh đã chứng tỏ họ tàn mà không phế, chúng tôi cũng kiên quyết đảm bảo, không một ai bị bỏ lại phía sau.- Minh phát biểu về những chính sách đã được đưa ra để giúp gia đình tử sĩ, thương binh, và với lời cam kết, tuyệt đối không bao giờ rút lại những chính sách ấy. Lời vừa xong rồi, tiếng vỗ tay vang lên rào rào.

Phần lễ kết thúc, phần hội bắt đầu, những nô tì, nô lệ và tá điền đã dọn cỗ ra, và dân làng đều cùng ngồi xuống. Có ai trong làng Hồng Bàng chưa từng đi lính bảo vệ làng, có người thân là thương binh, tử sĩ đâu. Mọi người ngồi vào bàn và ăn uống đầy vui vẻ. Kiệt đã giải thích rằng, sự hi sinh của những người thương binh, tử sĩ đã mang lại cuộc sống ấm no, và việc họ vui vẻ tận hưởng sau. Người chết đã chết, người sống phải sống tốt, để không phụ lòng người đã hi sinh.

Kiệt và Minh cần chén rượu qua từng bàn, cụng ly với những người thương binh và người nhà các tử sĩ, cùng họ ôn lại vài câu chuyện. Dù chỉ nhấp môi nhẹ nhàng, nhưng với số lượng người phải chúc, Kiệt và Minh cũng túy lúy. May mà đây là rượu tốt, gạo thật, men thật, nấu cẩn thận, sau đó được cho vào vò sành, hàn si, hạ thổ, ủ lâu, nên hết anđêhít, họ ướng khá nhiều song chỉ thấy khát nước một chút.

"Bạn thích thể loại lĩnh chủ. Nhưng chán ngán với main hồ biến ra bá đạo binh chủng, chỉ tay cái là thần cấp kiến trúc....

Nơi đây chỉ có làm mới có ăn. Cũng là một quyển chiến tranh nhiệt huyết nơi vạn tộc san sát. Văn minh như sao cùng nhau va chạm cùng nhau tỏa sáng.

Ngoài ra còn sẽ có chút ít sinh tồn, hài nước cùng chút xíu cơm tró. "
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận