Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương 338: Thăm dò (5)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite Chương 338: Thăm dò (5)
Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 18: Thăm dò (5)

Đang nói chuyện giở, Kiệt thấy anh trai đang đi ngang qua, liền vẫy Minh qua, giới thiệu Minh với Lý Vĩnh Khuê. Lý Vĩnh Khuê hôm qua đã nghe sơ sơ về Minh từ chỗ Kiệt, biết Minh là kẻ văn võ toàn tài. Lý Vĩnh Khuê thì thấy đấy là sự tự tâng bốc, Minh có lẽ có chút giỏi giang, nhưng Lý Vĩnh Khuê không quá để tâm, hai người ở tầm cấp khác nhau.

- Xin chào ngài, tại hạ là Hoàng Anh Minh.

Minh cởi bỏ chiếc mũ giáp nặng nề, để lộ gương mặt đầy mồ hôi vì nóng để chào hỏi. Không như Kiệt, biết lễ tiết nhưng khi thực hiện luôn có một sai sót nhẹ, kiểu như hàng nhái các món đồ thời trang, na ná nhưng có gì không đúng lắm, Minh thực hiện việc chào hỏi hết sức quy củ, chuẩn chỉ 100%, khiến Lý Vĩnh Khuê vô thức đáp lại theo lễ nghi và để rồi nhận ra, Lý Vĩnh Khuê liền có hứng thú với Minh. Điều này cũng giống một người sinh viên đại học về làng quê hẻo lánh, phải ngày ngày nói chuyện với những người nông dân chân lấm tay bùn, không có ý chê trách, nhưng trình độ khác biệt giữa hai bên làm người sinh viên khó chịu. Và rồi anh ta gặp được người sinh viên đại học khác, anh ta sẽ nói như khiếu.

- Lễ rất chuẩn, ai dạy cậu vậy, nhóc?

- Thưa ngài, trước hết là mẹ, sau là nhờ những người thầy của tôi.

So với Kiệt, Minh nho nhã hơn, phong thái nói chuyện của người có ăn có học làm Lý Vĩnh Khuê ưa thích. Tuy là xuất thân con nhà binh, song tổ tiên họ Lý cũng là quý tộc Cao Câu Ly, văn võ toàn tài, nghiên cứu sử sách và Nho học, Lý Quốc Thừa xuất thân từ gia đình quý tộc, dù từng làm tù nhân, mất hết vợ con, sau phải leo từ chức thấp lên, vẫn chú trọng gia giáo, dạy dỗ đứa con mọn là Lý Đại Thủy, rồi Lý Đại Thủy cũng dạy dỗ cẩn thận anh em Lý Địa Triết, Lý Vĩnh Khuê cũng được dạy dỗ như thế.

Hoàng Anh Minh cùng Lý Vĩnh Khuê mới gặp gỡ mà như quen lâu, hai bên cũng chỉ nói lại những chuyện hôm qua Kiệt nói, cũng vẫn phải dùng phiên dịch, xong Lý Vĩnh Khuê chủ động hơn nhiều, hỏi thăm này nọ.

- Nghe nói năm đó, nhà ngươi còn chưa thành niên, lại có thể ở xa học hành, vậy sao lại bỏ về để chiến đấu bảo vệ làng.

- Người quân tử sống ở đời, có việc nên làm, có việc không nên làm?

- Không sợ chết sao?

- Người ta sống ở trên đời tất phải có lúc chết, có cái chết nặng tựa núi Thái Sơn, lại có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Lại có câu "kiến nghĩa bất vi vô dũng dã" ( thấy việc nghĩa mà không làm thì là người không có "dũng").

- Có câu trí dũng song toàn, dũng ở sau trí.



- Tại hạ biết chứ, cho nên tại hạ rất nghe lời người em trai thông thái của mình, tập luyện chiến đấu, và giờ vẫn vậy. Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.

- Hay, thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu. Là ai nói vậy?

- Là em trai tại hạ, Hoàng Anh Kiệt. Đại nhân đừng thấy nó không thạo lễ nghĩa mà nhầm, Kiệt là người có kiến thức phi phàm, so với tôi thì Kiệt là mặt trời, tôi chỉ là bó đuốc nhỏ.

- Nghe bảo bình thường nhà ngươi ở trên Nam Bàn dạy học, vừa rồi nhìn thấy ngươi chiến đấu khá lắm, trên đó cũng luyện tập trận giả sao?

- Tập trận giả thì không nhưng tập các môn đối kháng, luyện võ thì vẫn tập thường xuyên. Người dân trên Nam Bàn tuy đã phần đã phục, xong còn lắm kẻ liều lĩnh, vốn dĩ thiên kim chi tử tọa bất thùy đường, nhưng tình hình trước mắt không cho phép thế, nên chỉ đành học đủ lục nghệ để phòng thân.

(thiên kim chi tử tọa bất thùy đường: Câu này xuất hiện trong Sử ký, là ngạn ngữ dân gian, ý nói kẻ giàu có trong nhà cất giữ nhiều vàng bạc, sẽ không dám ngồi gần lối vào chính đường, vì sợ sẽ có người đập mái ngói mà xông vào. Trong Sử Ký – Tư Mã Tương Như Liệt truyện, câu này ý nói, nếu thấy nơi nguy hiểm thì phải tránh đi. Còn có ý nói, tiền là vật ngoài thân, phải biết giữ tính mạng của mình, không nên tùy tiện nhảy vào chỗ nguy hiểm.)

( Lục nghệ: 6 kỹ năng cần thiết của người quân tử: y lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (trước là đánh chiến xa, sau là cưỡi ngựa), thư (thư pháp) và số (Toán học))

- Ha ha, biết gì không cậu trai trẻ, cậu nói sai mất một chút, cậu chỉ học võ thôi, chứ làm gì học xa, ngự. Ngựa đâu, xe đâu mà còn cung đâu.

- Ha ha! Ngài nói phải, Minh tầm chương trích cú sai lầm rồi.

- Anh trai, đến trận sau rồi!- Giờ nghĩ đã kết thúc, Minh vội cáo lui, về vị trí, trận so tài lại tiếp tục.

Lý Vĩnh Khuê đứng nhìn thêm hồi lâu, không hề mất kiên nhẫn cho dù gần như cả ngày chỉ có mặc giáp, chạy bộ, đánh nhau một trận. Lão muốn xem xem đối phương định diễn trò gì. Đêm qua làng Hồng Bàng giới nghiêm, những tên lính tuần tra vô cùng quy củ, gần như không có chút sai sót nào, đó không phải ngày một ngày hai mà được. Làng Hồng Bàng có lẽ đã có tục tuần tra như thế vài đêm trong tháng, thậm chí là hàng đêm. Một ngôi làng thì cần gì phải làm vậy. Rồi sáng nay lại thoải mái để ông ta đi xem tập trận nữa chứ. Đây là diễn, diễn lộ liễu quá mức.

Đối phương đã muốn diễn, Lý Vĩnh Khuê để chúng diễn, xem chúng diễn được tới lúc nào. Lý Vĩnh Khuê hơi nhếch mép khi nghĩ đối phương có thể kiên trì cái chiến thuật xung trận vớ vẩn kia bao lần. Để rồi vào lúc mặt trời lặn, Lý Vĩnh Khuê còn đứng ở đó, khuôn mặt đăm chiêu. Dân Hồng Bàng diễn luyện chạy bộ, xung phong gần như cả ngày, trừ lúc nổi lửa nấu cơm giữa trưa. Có vài người say nắng, sốc nhiệt, kiệt sức, phải tạm nghỉ, Minh và Kiệt cũng thế, nhưng không một ai phải rời đi khỏi, ai cũng trụ lại và tham gia lượt khác. Lý Vĩnh Khuê từng đánh trận, nhìn là biết không có ai diễn trò, va chạm là thật lực, chạy cũng thật lực, đồ nặng thật. Có thể làm nguyên một ngày như này, không chỉ là thể lực mạnh mẽ, còn là kỷ luật nghiêm minh, không một ai kêu ca, luôn cố gắng quay lại nhiệm vụ chiến đấu gian khổ nọ. Một đạo quân như thế, có lẽ chỉ cần xông thẳng lên cũng đủ rồi.

Lý Vĩnh Khuê thấy Kiệt và Minh dẫn những người lính cùng về, thần sắc lộ rõ vẻ tán thưởng, thán phục cả hai người lẫn những người tham gia trận giả khi nãy. Xuất thân con nhà binh, Lý Vĩnh Khuê tin là những binh sĩ, tiểu tướng có sức khỏe, có kỷ luật như vậy đáng được kính trọng. Trong lòng Lý Vĩnh Khuê tự nhủ, nếu có chiến loạn với Chiêm Thành, đám người làng Hồng Bàng này nhất định phải gọi đi lính bằng hết. Đội lính này quá là đáng tiền.

Hội đàn ông kéo nhau về, lần này Lý Vĩnh Khuê tỏ ra thân mật, về sau bắt đám người này làm cấp dưới, phải tạo quan hệ một tí chứ. Kiệt và Minh mệt mỏi sau một ngày biểu diễn, nhưng khi bước vào nhà, lại thấy Trần Phương Nhung đang được thầy thuốc khám bệnh. Hóa ra chỉ trong ngày hôm nay, Nhung đã bị Lý Huệ Trân dày vò tới nỗi gần mất giọng. Không chỉ Nhung, còn có 2 phiên dịch nữa.



Lý Huệ Trân ham học thứ toán học mới, cả ngày bắt Nhung giảng giải cho, khiến Nhung mệt muốn chết, cổ họng nói nhiều tới khan tiếng. Trong Nhung tiều tụy hẳn, Kiệt xót vợ vô cùng, nhưng nhìn hai ông phiên dịch, rồi tới lúc nhìn thấy Lý Huệ Trân, cũng không biết nói ra sao, Lý Huệ Trân ngồi hý hoáy viết toán, học cả ngày, tư chất thông minh giúp nắm bắt bài giảng rất nhanh, tuy nhiên làm một lúc cả đống bài tập, tay của Lý Huệ Trân mỏi dừ, đang phải nhờ người đấm bóp.

- Ăn thì ăn từng miếng, học thì học từng chút, cô học kiểu nhồi vịt ấy thì làm sao được?- Kiệt nhìn Lý Huệ Trân trách móc, hai ông phiên dịch bên Trân nhìn nhau đầy đau khổ, họ nói tới khan tiếng rồi, cuối cùng phiên dịch của Lý Vĩnh Khuê phải đứng ra

- Tôi ham quá, cái thứ toán học của các người thực sự tuyệt hảo, này, bên anh có người nào giỏi, tôi thuê qua dạy toán cho tôi.

- Khó lắm, người bên chúng tôi ai cũng có nhiệm vụ hết rồi!- Kiệt từ chối rồi quay qua chăm sóc Nhung.

Lý Vĩnh Khuê tỏ ra xấu hổ vì đã làm phiền, lôi đứa cháu gái về nhà.

- Chú à, mai phải xin họ cử mấy người tới chỗ ta, dạy môn toán học đó mới được. Cháu hôm nay đã thử tính toán một phen, dùng kiểu số Thiên Trúc, các công thức toán học này nọ của làng Hồng Bàng, thực sự làm được những bài toán khó khăn, cha cháu có thể bớt vất vả hơn rồi.

Lý Địa Triết là cha Lý Huệ Trân, tính cẩn thận, làm nhiệm vụ giữ hậu quân, đảm bảo lương thảo khí giới, quản lý thương binh,.... phải tính toán sổ sách vất vả, tinh thần luôn mệt mỏi, không kém đánh trận là bao. Mà đã thế, cha cô lại khó lên chức vì người người đều không coi trọng vai trò của ông. Có lẽ, niềm an ủi lớn nhất là ở vị trí của ông, có thể sống sót lâu hơn, ở với mẹ con Lý Huệ Trân thật lâu. Nhưng giờ có môn toán học này, cha cô ta sẽ bớt vất vả đi.

- Nhóc con này, đúng là chỉ biết lo cho cha mi thôi!- Lý Vĩnh Khuê lắc đầu, Khuê là con thứ, tuy vẫn có tính tỉ mỉ, năng lực quan sát, nhưng lại mạnh mẽ vô cùng, nên thường đảm nhiệm tiền quân, chỉ huy xung trận, với cái trò tính toán này không quá chú ý.- Thế hôm nay có hỏi thăm được gì không?

- Cái này thì, cháu mải mê học môn toán kia cho nên là.... Nhưng mai cháu sẽ lấy cớ qua thăm hỏi để tiếp tục.

- Cũng không cần nữa, hôm nay chú mày xem qua rồi, bọn này ắt còn nhiều bí mật lắm!- Lý Vĩnh Khuê thuật lại vụ đánh trận giả, hỏi cháu gái thấy được điều gì

- Thể lực và kỷ luật của những kẻ đó ghê thật.

- Còn gì nữa không?

- Dạ không? Còn gì nữa sao?

- Làm sao tất cả những kẻ đó có thể lực xung mãn như vậy, phải ăn uống thế nào chứ. Rồi tập luyện nữa, kể cả có là kẻ khỏe mạnh vô song nếu không tập luyện thường xuyên, làm những việc như chú kể, cũng mệt chết luôn. Quan trọng nhất là kỷ luật, cháu tưởng giữ kỷ luật dễ lắm sao. Phải có thưởng phạt, tướng vô tài sĩ bất lai (tướng không giàu không chiêu mộ được tay chân).
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận