Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương 385: Nguy thành (6)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite Chương 385: Nguy thành (6)
Đức về được tới nơi an toàn, bên người còn không tới 20 người. Trận chiến vào kho quân lương tuy thắng lợi, chém được đầu một tên tướng cướp tầm trung, phá được kho lương, nhưng chênh lệch quân số vẫn quá lớn. Sau một hồi hoảng loạn, địch đã lấy lại bình tĩnh và phát hiện ra rằng Đức chỉ mang tầm 100 người. Chúng tổ chức truy kích. Đức không dám phản công lại mà tập trung chạy trốn. Dù thế, quân địch quá đông, nếu có không những người cận vệ dẫn quân cảm tử đánh lạc hướng, Đức chưa chắc về được. Nhìn cơ thể đầy vết thương và cái đầu tên tướng cướp trong tay Đức, Khanh và Nhân không khỏi cảm phục.

Khanh đem đầu tên tướng cướp ướp vôi, trước tiên là treo lên cho địch thấy, lại báo tin về cho thành Đại Định, trước là báo công, sau là hi vọng họ thấy được tình hình trên này còn khả quan mà tìm cách tiếp viện cho họ. Bằng cách treo đầu thị chúng cái đầu tên tướng cướp, Khanh khiến bọn cướp biển đang tấn công phía nam có phần rén khi không biết khi nào sẽ có một đạo quân cảm tử vòng ra sau chém đầu chủ tướng. Trước đây đánh trận, chúng không phải lo lắng mặt sau, giờ phải chia binh ra để phòng kho lương bị đánh úp, cho quân kiểm soát các ngả đường để không có đạo quân nào lẻn qua được,... Quân số bọn cướp biển bị chia ra, lực lượng tấn công mỏng bớt, thế công cũng bớt hung hãn đi.

Nhân lúc kẻ địch giảm thế công, Khanh khẩn trương cho người đào hào đắp lũy thêm chắc chắn, lại tuyển mộ thêm tân binh. Khanh biết rất rõ ràng những tên cướp biển sẽ không bị dọa sợ lâu, chúng sau khi thấy bên mình không có hoạt động vòng ra sau lưng chúng nữa, ắt là cho rằng bên họ đã hết bài, hết người để tổ chức một trận tấn công sau lưng, khi ấy, chúng sẽ thấy tự tin hơn, đưa lực lượng ở sau lưng ra tiền tuyến, tấn công càng thêm dữ dội.

- Chúng ta còn lực lượng dự bị nào nữa không vậy đại ca?- Trần Hựu Nhân cho rằng cần phải kéo dài thời gian địch chú ý thêm nữa, thời gian qua khổ chiến với địch, tuy không để chúng tiến sâu, nhưng thương vong phải chịu vì thế cũng cao, 2000 quân tnh nhuệ không đủ 1000 còn khỏe mạnh, 2000 hương binh hương dũng đều bị thương từ nhẹ tới nặng.

- Cho dù còn, ta cũng không có tướng chỉ huy!- Triều Trường Khanh lắc đầu. Đừng nhìn Đức tấn công trại địch mà nghĩ là chỉ cần lén vòng ra sau rồi tập kích khi địch không ngờ vực là được. Đức đã chọn mục tiêu rất chính xác, thời cơ là vừa vặn, nên mới vừa đốt kho lương, vừa giết tướng địch, khiến lũ cướp biển không thể không co cụm phòng ngự. Giả như một viên chỉ huy quá nhát, chỉ dám tấn công kho lương nhỏ, thì chắc gì địch đã để ý, còn như tấn công kho lương quá lớn, không đủ lực lượng, thì khác gì nướng quân.

Khanh nói thế, Nhân không biết nói gì hơn, hai bọn họ thì phải trực chiến, Đức lại đang bị thương, đúng là không có biện pháp. Khanh sở dĩ muốn xin thêm viện quân từ thành Đại Định, có lẽ cũng là vì thế.

Bản báo cáo của Triều Trường Khanh về tới thành Đại Định, Lữ Liêm nghe qua liền thấy do dự. Y cảm thấy phía bắc tác chiến cũng không tồi, nếu chi viện để phía bắc đánh lui lũ cướp biển, rồi nơi đó rảnh hơn, đem quân về cứu Đại Định, cũng chưa chắc không phải ý hay. Có điều tình hình Đại Định giờ cũng căng thẳng, mặt biển bị phong tỏa còn phía nam, quân Chiêm tấn công rất ác, không dư quân mà chi viện.

Ở phía mặt biển, quân Chiêm dùng thuyền đá đi tới cửa biển rồi tự đánh chìm, khi đó con thuyền thành một chướng ngại vật khiến thuyền của thủy quân Hoài Nhân khi tiến ra phải hạ tốc độ để lách qua. Thủy quân Chiêm ở ngay ngoài, hễ thuyền thủy quân Hoài Nhân tiến ra, nhân lúc họ phải giảm tốc độ mà bắn tên, máy bắn đá vào để phá hủy. Thương vong khá lớn, thủy quân Hoài Nhân co cụm vào cảng Thị Lị Bị Nại tiêu cực phòng ngự. Thủy quân Chiêm nhân đó chiếm lĩnh các vùng đất xung quanh, đổ bộ quân, xây cảng tạm để trú đóng thủy quân tại đó, bao vây chặt ở đầm Thị Lị Bị Nại.

Tất nhiên, thủy quân vẫn tổ chức vài cuộc chiến với quân Chiêm, nhưng không có liều sống chết mà đánh ra. Lý Vĩnh Khuê và Ebisu đều không muốn chịu tổn thất nghiêm trọng, phần Ebisu vì tính tìm lợi tránh hại, phần Lý Vĩnh Khuê là do hắn tính rằng chiến tranh là trường kỳ, không cần liều lĩnh trước mắt. Tuy rằng địch tạm thời phong tỏa được cửa ra, nhưng không phải y không có cách phá giải, chỉ chờ cho đối thủ có một tia sơ suất, Khuê nhất định bắt lấy, đánh cho kẻ địch một đòn không gượng dậy nổi.

Ở phía nam, cha con Đặng Toán, Đặng Lượng anh dũng chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Chiêm. Tuy kẻ địch huy động gần 20 con voi chiến, nhưng phòng tuyến phía nam Hoài Nhân vẫn vững như thành đồng. Chỉ ngặt nỗi tiêu hao rất lớn, để đẩy lùi kẻ địch, Đặng Toán tung đội kỵ binh xung trận cảm tử, tổn thất gần một phần ba ngựa chiến và kỵ sĩ. Đây là một tài sản giá trị lớn, ngựa chiến cần tài nguyên lớn mới có: chọn giống bố mẹ, chế độ nuôi, phương thức huấn luyện, trang bị,... còn phần kỵ sĩ thì phần lớn kẻ chết rất may chỉ là loại rẻ tiền, Đặng Toán đã tìm ra lâu rồi bằng trường đua ngựa, y chọn ai có tài nhất thì thăng làm kỵ sĩ cảm tử, trước giờ ra trận thì bắt người nhà, ai không nghe thì người nhà sẽ chết, ai dũng cảm thì người nhà có lương, có tiền, sống chở về thì được thưởng hậu hĩnh. Còn đa số kỵ sĩ chuyên nghiệp không sao cả.

Tình hình chiến sự hai khu này báo về, tất cả đều ở thế giằng co. Với Lữ Liêm, việc chiến sự cứ ở thế giằng co làm y rất căng thẳng, vừa sợ là thế này cứ giữ yên thì bên mình sẽ bại, nhưng cũng sợ có biến động gì đó. Tâm tình y căng thẳng, nên cái tin có thể tạo một biến chuyển tốt ở phía bắc không ngừng khuấy động tâm thần y, cuối cùng thì Lữ Liêm không thể nhịn được, triệu tập một hội nghị nhỏ gồm bản thân, Phạm Thời Trực, Trương Văn So để bàn việc.

- Theo các ngươi thì sao, liệu có nên chi viện không?- Lữ Liêm nhìn hai người, giọng thấp thỏm

- Việc chi viện tôi thấy là không cần thiết!- Trương Văn So lắc đầu



- Tại sao?

- Nếu ta rút quân lên phía bắc chi viện, địch tổng lực tấn công phía nam, phía biển thì sao? Kẻ địch với ta giằng co vì chúng cảm thấy không có cơ hội chiến thắng nhanh, hai bên đều đang chờ cơ hội đối thủ lộ sơ hở, bất kỳ hành vi nào cũng có thể khiến ta ở thế vạn kiếp bất phục.

- Đúng vậy, bất bại ở ta, thắng là ở địch!- Phạm Thời Trực cũng khuyên Lữ Liêm nên cẩn trọng. Trực là tướng, tuy tầm thường nhưng cũng biết việc cẩn trọng.

- Chà, vậy ta nên phúc đáp đối phương ra làm sao? Nếu như nói rằng quân ta khó khăn, chỉ e tên tiểu tướng ngã lòng, nhỡ chẳng may...

- Cái này...

- Tổng trấn lo lắng có lý, lão phu đề nghĩ tặng tiền, lương thảo, rượu,... làm quân hưởng để khích lệ tinh thần bọn họ.

- Cũng chỉ còn cách ấy!

Lữ Liêm cho vời Hoàng Văn Định tới, nói sơ qua việc để Định biết tầm quan trọng của việc này, yêu cầu ông ta tìm cách lấy một chút lương thảo, rượu thịt đưa sang cho Triều Trường Khanh. Được sống và tôi luyện trong môi trường quan trường một thơi gian, Hoàng Văn Định cũng dần lột xác, ông ta có một ý tưởng hơi táo bạo, quyết định nói ra. Theo Định, còn có một đạo quân có thể dùng, là đạo quân của Trần Huyện đang đóng giữ ở phía Tây.

Theo tin báo về từ con trai Hoàng Văn Định là Hoàng Anh Tài, phía tây hiện đang giằng co, ba người con của Định à Minh, Kiệt và Tài cùng có mặt trên đó đấu với quân địch. Biết con không ai bằng cha, Hoàng Văn Định tự tin rằng các con ông ở trên đó là đủ sức để chống địch, đạo quân của Trần Huyện chưa cần dùng tới, nếu phía bắc cần, có thể điều động.

Lời này của Hoàng Văn Định như mở một lối đi mới cho Lữ Liêm và Phạm Thời Trực, hai người tán đồng, nhưng Trương Văn So thì vẫn phản đối vì sợ có biến. Hoàng Văn Định liền lấy thành tích của 3 người con trai ra làm đảm bảo, có câu thực tế là thước đo cho chân lý, với thành tích của ba anh em nhà họ Hoàng, Lữ Liêm vô cùng an tâm. Có chăng ông ta muốn Hoàng Văn Định cùng 3 người con trai lập quân lệnh trạng đảm bảo giữ được phía tây nếu điều Trần Huyện đi.

Định vỗ ngực đảm bảo, viết thư gửi gấp. Nhận được thư của cha, Hoàng Anh Kiệt, Hoàng Anh Minh và Hoàng Anh Tài không khỏi cảm thán cha mình được làm việc trong môi trường linh hoạt hơn, cũng biết tư duy một chút. Ba anh em đều không sợ quân Chiêm kéo tới, mà nếu Trần Huyện đi, họ cũng thoải mái thi triển quyền cước, lập tức viết quân lệnh trạng gửi về gấp.

Lữ Liêm nhận quân lệnh trạng của 3 anh em Minh, Kiệt, Tài cùng với Hoàng Văn Định, liền điều Trần Huyện tiến về phía bắc làm tiếp viện, để Tài thay hắn trấn thủ phòng tuyến mới lập ở phía tây. Trần Huyện cũng lấy làm vui, so với việc giữ một toàn thành lũy không biết bao giờ mới dùng tới, thì được xuất trận lập công hấp dẫn hơn nhiều. Y lập tức lên đường ngay.

Lữ Liêm cũng cẩn thận, thông báo cho Đặng Toán, Đặng Lượng, Lý Vĩnh Khuê và Ebisu sự thay đổi để mong họ biết mà an tâm, nếu miền bắc có chuyển biến tốt, thì họ cũng sớm có chi viện để giải quyết thế giằng co. Ngay lập tức, cả Đặng Toán lẫn Lý Vĩnh Khuê đều vội cho người về để hỏi chuyện. Hai người họ đều có kế sách táo bạo liên quan tình hình mới. Đó chính là tạo giả tượng rằng quân Hoài Nhân di chuyển lên phía bắc để hưởng ứng thành quả cuộc chiến vừa rồi của quân Tây Bình, thực tế vẫn giữ nguyên đại quân. Như biết được quân Hoài Nhân chia quân lên phía bắc, hậu quân dự bị không đủ, địch có thể sẽ liều chết đột phá, họ có thể dụ địch để đánh một đòn nặng. Hai kế hoạch cơ bản giống nhau, đúng là anh hùng sở kiến lược đồng.
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận