Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương 257: Dương đông kích tây (1)

Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite Chương 257: Dương đông kích tây (1)
Đã gần nửa tháng trôi qua vậy mà đạo quân Đặng Toán cử tới Vitariji vẫn bặt vô âm tín khiến ông ta không thể không nghĩ tới trường hợp xấu nhất: toàn quân bị diệt. Nhưng đem chuyện này ra báo cho Lữ Liêm và Trương Văn So, Đặng Toán mới thấy, đúng ra đây mới là khởi đầu thôi. Trương Văn So nói rằng giờ thông tin đã mất, họ không biết rốt cục Hiên Giáo có tham gia hay là không? Nếu không, thì còn là may, nhưng nếu có, ta đã đánh rắn động cỏ rồi.

- Vậy thì nên ra tay trước, bắt ngay giáo chủ Lijutoja và phu nhân của lão, đồng thời giới nghiêm thành Đại Định, kiểm soát gắt gao những kẻ có chức sắc của Hiên Giáo và hộ giáo quân Hiên Giáo, không cho chúng làm loạn.- Phạm Thời Trực nhảy dựng lên

- Làm vậy chỉ e phản tác dụng!- Đặng Lượng lên tiếng phản đối

- Làm sao?

- Hiên Giáo đúng là có hộ giáo quân, nhưng sức mạnh thực sự của chúng là ở giáo chúng đông đảo, ta có thể bắt hết tín đồ Hiên Giáo sao!

- Chỉ cần chặt cái đầu, con trăn có khỏe tới mấy cũng không siết nổi.- Phạm Thời Trực gằn giọng- Ta bắt giáo chủ làm con tin, bắt hết những kẻ có chức sắc, ai có thể điều khiển đám dân chúng kia.

- Tướng quân Phạm Thời Trực, như vậy là ngang đánh cược đó. Nếu như không có người điều khiển, giáo chúng Hiên Giáo nhất thời phẫn uất lên, làm điều dại dột thì sao đây. Khi đó loạn không khống chế nổi!- Trương Văn So không đồng ý cách làm này

- Theo ý tôi thì ý kiến của tướng quân Phạm Thời Trực đáng tham khảo, chỉ là ta bắt giữ một nửa, ví dụ như chỉ bắt giáo chủ Lijutoja, để Amusi ở lại lo việc trong Hiên Giáo. - Đặng Toán lên tiếng

- Mụ ta là người rất thông minh.

- Quyền lực của Amusi có là do mụ là vợ Lijutoja, không có chồng thì mụ giữ được quyền lực sao? Mụ sẽ phải ngoan ngoãn mà nghe lời ta, kẻo ném chuột vợ bình như chơi thôi.

- Vậy cũng phải!- Lữ Liêm nghe xong tán đồng cách làm của Đặng Toán.

Để bắt giữ được Giáo chủ Lijutoja, Lữ Liêm giả vờ mở tiệc mời ông ta tới, nói là ăn mừng việc hợp tác đã mang lại thành công và hồi sinh cho Trấn Hoài nhân. Hiên Giáo đã biết việc quan lại Trấn Hoài NHân cứ người do thám, biết đây là bẫy, nhưng lúc này Lijutoja không thể không đi. Lão cũng đoán nhiều nhất chỉ bị bắt giam, an ủi vợ không phải lo.

Quả nhiên, trong bữa tiệc, Lữ Liêm nói Trương Văn So là người học Nho giáo, rất ham được học hỏi kinh sách các nhà, Hiên Giáo ở TRấn Hoài NHân này cũng là cây cao bóng cả, Trương Văn So muốn được học hỏi thêm. Lữ Liêm còn chuẩn bị sẵn nơi để hai người cùng trao đổi.

- Lão tuy là giáo chủ, nhưng giáo nghĩa Hiên Giáo so với Nho giáo thực kém xa, không dám tự bêu cái xấu của tiền nhân!- Lijutoja vội chối từ

- Có câu thả con săn sắt bắt con cá rô, lão giáo chủ là người đứng đầu Hiên Giáo, nếu thấy giáo lý chưa bằng người, sao không nhân cơ hội này trao đổi để làm rõ thêm được, biết đâu lại từ đó mà khiến Hiên Giáo phát dương quang đại. Ngày xưa thời Xuân Thu Chiến Quốc, bách gia tranh minh (trăm nhà đua tiếng), nên học thuyết nào cũng được trui rèn, đều là tính yếu.



Trương Văn So tầm chương trích cú, nói cho Lijutoja á khẩu, cuối cùng phải chịu ở lại. Tất nhiên, Hiên Giáo lo lắng, các chức sắc không ngừng tìm cách dò hỏi, tác động để giáo chủ của họ sớm về, nhưng bên Trương Văn So vẫn giữ rịt lại, còn quân đội Trấn Hoài Nhân cũng bắt đầu giới nghiêm chặt, kiểm tra những người khả nghi, họ giáo quân của Hiên Giáo cũng được yêu cầu phải cùng với quân đội tập luyện để chống cướp biển, sau đó bị giữ chặt bên cạnh các trại lính, phòng họ làm điều gì.

Nhưng không, Hiên Giáo không hề làm bất cứ điều gì khác thường hay quá khích, họ dần bình tĩnh lại, chỉ có hay cử người qua thăm hỏi giáo chủ Lijutoja mà thôi. Lữ Liêm, Đặng Toán, Phạm Thời Trực đều không hiểu ra làm sao.

- Báo, có chiếc thuyền Chiêm Thành cập cảng, người ta báo rằng là sứ giả Vitariji xin yết kiến.

- Sứ giả Vitariji ư?- Lữ Liêm ngạc nhiên- Chúng tới đây là có việc gì vậy?

- Đại nhân, cứ để chúng vào, đây là địa bàn của ta, xem chúng dám làm gì!- Phạm Thời Trực dõng dạc nói, lại kêu binh sĩ tới kiểm tra sứ giả, phòng họ làm trò hành thích, lại kêu quân binh bảo vệ phủ tổng trấn cẩn thận hơn.

Lát sau, sứ giả Vitariji bước vào, đây chính là Maha Chala, sứ giả hoàng cung Vitariji, anh vợ của Jamo. Y đi vào, nói rõ thân phận của bản thân, Lữ Liêm gật đầu coi như lễ tiết, Vitariji là tiểu quốc, diện tích nhiều nhất là bằng Trấn Hoài Nhân, vua xứ đó ngang lão, chứ còn sứ giả đã là gì. Thấy đối phương thiếu tôn trọng, Maha Chala lập tức sầm mặt, cũng chẳng khách sao, nói lý do mình tới.

Mấy ngày trước, Vitariji phát hiện có lượng lớn người lạ thâm nhập, nên cho quân tìm hiểu, sau đó đạo quân lạ mặt tấn công thương lái Vitariji, quân đội Vitariji đã ra tay trấn áp, giết hầu hết, bắt sống vài kẻ và biết rằng chúng là quân đội Trấn Hoài Nhân, đi sang giả ăn cướp để khiến thương nhân ngoại quốc sợ làm ăn tại Vitariji, sáng Trấn Hoài Nhân làm ăn. Vì thế, hôm nay họ cử Maha Chala sang hỏi tội Trấn Hoài NHân.

- Bọn họ sao rồi?- Đặng Toán liền hỏi về các binh sĩ dưới trướng

- Lũ người đó bị giết hết, bọn ta mang đầu chúng qua trả các người đấy!

- Khốn kiếp, bọn mi...- Đặng Toán toan chửi ầm lên nhưng vị Lữ Liêm cản lại, ông ta cho rằng Vitariji thực tế là nói láo, có thì hãy đưa nhân chứng ra, nhưng tay sứ giả nói thẳng, họ chả cần chứng minh chứng tỏ, thực tế ra sao hai bên đều biết cả, nên Vitariji đồi bồi thường.

- Bồi thường!

- Đúng thế, nếu Trấn Hoài Nhân từ chối, bọn ta sẽ đem việc này nói cho khách buôn, để xem họ còn tới đây làm ăn hay là không?

Tay sứ giả nói xong cáo từ ra về, lên thẳng thuyền, nhưng thuyền chỉ ra ngoài khơi neo đậu, chưa có ý đi về. Đây là muốn tránh bị đối phương bắt sứ giả, lại đợi đối phương chịu đàm phán mà.

- Tướng quân Đặng Toán, ông nghĩ sao về việc này.



- Rất khó nói, tôi e là có trá.

- Trá ư?

- Đúng, trường hợp may mắn nhất, những binh sĩ được cử đi đã nói dối như thế hoặc quân Vitariji cố tình biên ra lời nói dối đó để vòi vĩnh điều gì đó, cái này thì hai bên cứ bàn bạc trao đổi là xong, chiến hay hòa là bên ta nắm giữ. Nhưng nếu đây là trò che mắt thì sao? Chúng làm vậy để ta mất cảnh giác, trong khi bọn Hiên Giáo ầm thầm hoạt động, chuẩn bị nổi loạn. Nếu ta mất cảnh giác một cái là xong ngay.

- Vậy giờ phải làm sao đây? Ra tay trước thì e là....- Lữ Liêm gãi cằm.

- Rất may là ta đã giam lỏng tên giáo chủ.- Đặng Lượng lên tiếng nhắc công lao của cha, mọi người nhìn hắn một cái, lại liếc Đặng Toán, nhưng Đặng Lượng không dừng lại, vẫn tiếp tục nói- lại cũng sớm kiềm chặt lũ hộ giáo quân, nên giờ cứ cẩn thận ứng phó, binh tới tướng đỡ, nước tới đắp đất.

- Được rồi!- Lữ Liêm cắt ngang lời Đặng Lượng, nhìn về phía Phạm Thời Trực- Vậy về việc bọn Vitariji này thì sao?

- Chúng đòi hỏi giá trên trời, ta trả cái giá dưới đất, đi đi lại lại vài tháng kéo dài thời gian, xem ai sợ ai. Chưa kể bọn nó đe dọa, ta càng có cớ luyện binh, thậm chí yêu cầu Hiên Giáo góp người, góp của. Ta tách quân hộ giáo của Hiên Giáo ra xa, xem không có quân trong tay, Hiên Giáo làm được gì?- Phạm Thời Trực lập tức vạch kế, chứng tỏ bản thân một chút

Ý tưởng của Đặng Toán được chấp nhận, Lữ Liêm cho người hồi đáp rằng Vitariji không đưa được nhân chứng vật chứng ra, cốt chỉ định ăn cướp, nên không cần nói tiếp, dẫu vậy cũng chẳng cho người đánh đuôi, chờ bên kia phản ứng. Vitariji thì chẳng cò kè, sứ giả dong thuyền về luôn, sau đó bắt đầu cho thủy quân đi ra, chặn các tàu buôn tới cảng Thị Lị Bị Nại, trước tiên là rêu rao vụ Trấn Hoài Nhân giở trò với các thương nhân, kêu họ nên cẩn thận kẻo tới lúc dính líu sâu vào là ăn đủ về sau.

Tuyên truyền xong, quân Vitariji bắt đầu giở trò quấy phá, đụng với các thuyền buôn vào cảng Thị Lị Bị Nại làm ăn. Để bảo vệ các thương nhân ngoại quốc, Đặng Toán lệnh Ebisu xuất quân truy đuổi các thuyền Vitariji. Ebisu không phải tay tầm thường, nhưng thủy quân Chiêm Thành vốn có tiếng từ lâu, dân này sống bằng nghề thương mại, nạn cướp biển uy hiếp nhiều năm đã gây dựng cho họ khả năng thủy chiến lợi hại. Các cuộc giao tranh, Vitariji luôn có ưu thế trước quân Ebisu.

Biết không thể chống lại địch trên đường thủy, mà cứ vậy thì giao thương sẽ hỏng, Trấn Hoài Nhân buộc phải tạo uy hiếp trên bộ. Đặng Toán xung phong dẫn quân đi tới biên giới, uy hiếp Vitariji phải lui quân. Để đảm bảo Hiên Giáo không thể làm loạn, Lữ Liêm mời giáo chủ Hiên Giáo hãy lệnh hộ giáo quân tới tập hợp, cùng quân trong Trấn chuẩn bị việc xung đột với Vitariji.

- Đại nhân, hay là thế này, cứ bồi thường đi cho xong, giáo đồ Hiên Giáo thực sự rất không muốn chiến tranh gì đâu!- Lijutoja chẹp miệng nói, giọng thiểu não tới cùng cực, khiến Lữ Liêm cũng thấy thương

- Lão Lijutoja, ông nói thế là thế nào, nay nhường một tí, mai nhường một tí, chúng cứ thế mà được nước lấn tới đó.

Lijutoja gãi đầu gãi tai, rồi cũng không phản đối, lệnh cho hộ giáo quân tới hỗ trợ quan quân Trấn Hoài Nhân, nhưng cũng nhắn gửi Lữ Liêm xin chớ để chiến loạn xảy ra, mọi giáo đồ Hiên Giáo đều không muốn chiến tranh gì hết.

- Cái đó không phải ta có thể kiểm soát, hoàn toàn là bọn người Vitariji tìm tới mà thôi

Đặng Toán nhận quân hộ giáo của Hiên Giáo, lại bố trí cho những người lính thường vào trong quân của mình, còn các chỉ huy thì trả lại cho Hiên Giáo, nói là để họ tiện mà bảo hộ các yếu nhân của Hiên Giáo. Làm vậy, họ tách quân khỏi tướng, khiến cơ hội làm phản bất ngờ của hộ giáo quân không còn.
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận