Báo Ứng Hiện Đời - Chương 127: 44. Lòng Từ Của Bồ Tát Địa Tạng

Báo Ứng Hiện Đời Chương 127: 44. Lòng Từ Của Bồ Tát Địa Tạng
Công đức Bồ-tát Địa Tạng chân thật không dối. Tôi xin đem câu chuyện xảy ra trong gia đình mình kể cho mọi người nghe làm bằng chứng: Tháng tư năm ngoái cha tôi bịnh tim phải mổ. Mổ xong thì tạm hồi phục, nhưng đến mùa đông năm ngoái, bịnh tình chuyển biến đáng lo, dần dần bịnh tim càng trở nặng, ngay cả xoay mình mặc áo… những việc nhỏ nhặt nhất cha tôi vẫn cần người phụ giúp, ông lại còn hay bị chóng mặt hoa mắt, thân thể bịnh hành nghiêm trọng. Tối ngủ rất ít, thường mất ngủ lại hay gặp ác mộng, cảm thấy toàn thân luôn đau đớn.

Tôi và vợ không ở chung với cha mẹ, cho nên việc chăm sóc phụ thân hằng ngày do mẹ tôi gánh vác hết, mấy tháng gần đây bà gầy đi rất nhiều. Do thân đau đớn, tinh thần cha tôi cực kỳ bi quan suy sụp, ông thường nói những lời buồn chán, khiến cả nhà lo sợ. Có đến bịnh viện khám, bác sĩ cũng không biết làm sao, chỉ cho thuốc tăng sức khỏe và nói:

– Không còn cách nào tốt hơn, cầm cự được ngày nào hay ngày đó!

Khi ấy cả nhà chúng tôi cảm thấy tuyệt vọng, thậm chí phụ thân bắt đầu dặn dò mẹ việc hậu sự. Tôi xuất thân từ y học, chứng kiến tình huống hiện thời của cha mình, cũng biết tình cảnh này hiện thời y học không còn giải quyết được. Bèn nghĩ đến Phật pháp (Thật xấu hổ, nhờ từng đọc nhiều sách thượng sư Nam Hoài Cẩn, nên sực nhớ lại).

Thế là tôi bắt đầu tụng chú Chuẩn Đề hồi hướng cho cha, đồng thời cũng khuyên và bày ông cách tụng chú Chuẩn Đề, nhưng đối với người hay chóng mặt hoa mắt như cha tôi thì rất khó tiếp thu và sẽ thấy chú quá dài. Cho dù ông ráng học thuộc cũng rất chậm, Khi nghe tôi nói: “Chú này phải tụng từ hai mươi đến bốn mươi vạn (bốn trăm ngàn) biến, mới có hiệu quả”… thì sắc mặt phụ thân lộ vẻ thất vọng ủ ê, vì ông học thuộc chậm rì như vậy, biết năm nào tháng nào mới tụng xong được? Thế là tôi nghĩ cách khác, tôi bày phụ thân niệm A Dí Đà Phật! Nhưng cả đời cha tôi hầu như không có tín ngưỡng gì, nên thực hành pháp Phật theo cách nảy ông cũng chẳng quen. Khi nào tôi về nhà đốc thúc, thì ông mới chịu niệm một hai câu Phật, mà hễ tôi vừa đi khỏi, là ông quên hết trơn… thiệt là rầu!

Trong lúc rối ren hết cách, tôi chợt nhớ đến đại nguyện của Bồ-tát Địa Tạng, liền đi thỉnh hai cuốn “Kinh Địa Tạng” về, một cuốn giao cho phụ thân, một cuốn tự mình đọc (lại xấu hổ lần nữa, vì trước đây cũng từng nghe danh Bồ-tát Địa Tạng nhiều rồi, nhưng chuyện lật kinh xem thì đây là lần đầu).

Tôi khởi sự tụng, rồi mặc tưởng thầm, hồi hướng công đức cho phụ thân, cho oan thân trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của ông. Nhưng do cơ quan tôi việc nhiều, về nhà còn phải chăm sóc thằng bé hơn một tuổi, nên tối đến tôi mệt đừ, tụng hai ngày là hết kiên trì, mà chú Chuẩn Đề (có thể do tôi tụng số quá ít), nên chỉ chiêu được cảm ứng nhỏ, nghĩa là bịnh phụ thân tuy có chuyển tốt, nhưng lúc nặng lúc nhẹ, không rõ ràng…

Cha tôi một là, do đầu váng mắt hoa, hai là đối với kinh điển không thông hiểu nên thấy ngán, khó khởi nhiệt tình, ông chỉ tụng độ mười mấy trang là hết lật nổi nữa…

Thứ sáu vừa rồi tôi về thăm phụ thân, do hồi hôm ông không ngủ được, nên sức khỏe rất tệ, ông nắm tay tôi than thở:

– Chắc ba không xong rồi, ngủ chẳng được, bịnh trở nặng thêm, chóng mặt cảng nhiều, chắc là qua không nổi…



Mẫu thân và tôi một bề khuyên dỗ trấn an, cũng không thể đem lại cho ông niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Đột nhiên tôi nhớ phụ thân từng than là xem “Kinh Địa Tạng” ông không hiểu, cho nên tụng không nổi.

Tôi bèn giải thích ý nghĩa trong kinh cho ông nghe (Mô Phật, tôi chỉ là xem kinh nhiều hơn phụ thân chút đỉnh thôi, nhưng may nhờ từng đọc qua bài viết của thượng sư Nam Hoài cẩn, nên cũng có được chút hiểu biết thô sơ đối với Phật pháp). Thế là tôi đọc kinh cho ông nghe, vừa đọc vừa giải thích, đem những thấy biết hạn hẹp của mình về kinh Phật, giải cho phụ thân nghe. Có thể nhờ tinh phụ tử dễ cảm thông, phụ thân nghe cũng “lọt lỗ tai” và hiểu được đôi chút, tôi cảm thấy ông đối với Phật pháp và bản “Kinh Địa Tạng” này đã tạm hiểu và phát sinh chánh tín.

Chỉ một phẩm đầu tiên thôi mà đến 12 giờ trưa, tôi mới giảng xong… Lúc này thì tôi đã khan cổ khô họng, còn phụ thân thì nghe đến… bắt thèm ngủ! Đến nổi ông bỏ không ăn trưa và đi ngủ luôn, ông làm một giấc hơn hai tiếng, rất an bình, không hề ngáy. Sau khi thức dậy, phụ thân còn hỏi tôi:

– Nãy giờ ba có ngủ không hả? Sao có cảm giác như vừa mới nằm xuống là thức dậy rồi?

Tôi và mẹ đều cười. Nghe ông hỏi mà mừng, vì đây là việc mấy tháng nay chưa hề có được. Sau khi thức dậy, thấy phụ thân có vẻ phấn chấn, ông cũng cảm giác bịnh nhẹ đi rất nhiều. Tiếp đến ông còn làm một việc khiến cả nhà kinh ngạc: trong lúc chúng tôi đang ngủ trưa tiếp, thì ông tự xuống lầu đi cắt tóc. Mẹ tôi là người đầu tiên đi tìm và phát hiện ra chuyện này, bà thấy ông đứng ngoài cổng vui vẻ trò chuyện cùng người, nét mặt rất hớn hở, so với thải độ bi quan trước đây hoàn toàn khác hẳn..

Chỉ mới đọc một phẩm đầu trong “Kinh Địa Tạng” thôi mà công đức như thế ư? Thú thật, tồi quả có ngạc nhiên vì sự thần kỳ không thể lường của Bồ-tát Địa Tạng! Kế đó, những rối rắm trong hãng xưởng cũng được người giúp dàn xếp xong, khiến cha tôi càng thêm vui.

Từ hôm đó, phụ thân, hằng ngày đều siêng năng tự nguyện tụng “Kinh Địa Tạng”, chẳng màng là có hiểu hay không, ông cứ chăm chỉ tụng. Ông còn bảo tôi dạy ông tụng chú Chuẩn Đề và tự cầm bản chú lên, kiên nhẫn học thuộc từng chữ. Lúc này ông đã ngủ được rất ngon, ít mộng mị, tinh thần cũng hết bi quan. Những biến chuyển này khiến tôi vô cùng xúc động.

“Kính lễ Bồ-tát Địa Tạng, cảm tạ Ngài đã siêu độ những oan gia trái chủ từng hành hạ phụ thân con, khiến cha con được an ổn. Cảm tạ Phật lực đã từ bi gia bị, hộ trì phụ thân được hồi phục khang kiện”.

Muốn tạ ân Bồ-tát thì phải học theo hạnh nguyện của Ngài, cách noi theo Ngài tốt nhất, là phải tu tâm sửa tính và tụng “Kinh Địa Tạng”, hồi hướng cho thân nhân, cho tất cả chúng sinh… nguyện họ tiêu trừ ác nghiệp và được biết đến Phật pháp…

Liêm-Minh
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận