Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân - Chương 231: Món Ăn Kỳ Lạ – Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký
Chương trước- Chương 1: Lão Thụ Cổ Viện
- Chương 2: Gian Phòng Phía Tây
- Chương 3: Bái Sư
- Chương 4: Đi Chợ
- Chương 5: Tướng Quân, Thiếu Niên
- Chương 6: Thanh Vân – Thanh Thiên Chi Vân
- Chương 7: Bích Mặc Tiên Sinh – Sâu Không Lường Được
- Chương 8: Long – Phượng
- Chương 9: Mộc Gia – Mộc Thanh Hiên
- Chương 10: Cố Nhân
- Chương 11: Lại Gặp Cố Nhân
- Chương 12: Ước Chiến
- Chương 13: Nguyễn Đông Thanh Dạy Hư Học Trò
- Chương 14: Dương Mưu
- Chương 15: Quỷ Đói
- Chương 16: Thanh Vân Thượng Đài
- Chương 17: Long Chưởng Đấu Quỷ
- Chương 18: Toái Đản Cuồng Ma Lý Thanh Vân
- Chương 19: Mộc Gia Phát Chẩn
- Chương 20: Lại Phải Đạo Văn
- Chương 21: Thiên Sư Đạo
- Chương 22: Chữ Số
- Chương 23: Tạ Hàn Thiên Lại Đến
- Chương 24: Cổ Vật Thần Bí
- Chương 25: Mới Đến Nước Sở
- Chương 26: Mẫu Hà Đạo
- Chương 27: Trận Đạo Trong Thiên Hạ Chia Ba Phần, Bần Đạo Chiếm Hết Hai
- Chương 28: Bội Tín
- Chương 29: Cụp Đuôi Mà Chạy
- Chương 30: Sát Thần Nghiêm Hàn
- Chương 31: Thiên Tài Tuyệt Thế: Lâm Lão Phu Tử
- Chương 32: Vỡ Nát Nho Tâm
- Chương 33: Trư Đế - Dực
- Chương 34: Đêm Muộn
- Chương 35: Xuống Nước
- Chương 36: Đáy Sông Ngân Hà
- Chương 37: Chạy Trối Chết
- Chương 38: Lựa Chọn Của Bạch Vũ Ngưng
- Chương 39: Rời Khỏi Đại Sở
- Chương 40: Mỹ Vị Sơn Trang
- Chương 41: Mèo Máy Này Có Chút... Bạo Lực
- Chương 42: Hổ Phụ Sinh Hồ Tử
- Chương 43: Tiên Sinh Thật Dễ Mềm Lòng
- Chương 44: Cắm Trại
- Chương 45: Thiên Cơ Các Quá Có Tiền
- Chương 46: Nhất Phẩm Lầu Đấu Giá Hội
- Chương 47: Phong Vân Tế Hội
- Chương 48: Quỷ Rừng
- Chương 49: Gà Con
- Chương 50: Sự Hoài Nghi Của Thượng Quan Trường Không
- Chương 51: Âm Dương Cải Mệnh Đan
- Chương 52: Nói Móc Và Hạ Nhục
- Chương 53: Thủy Thượng Ải Quan/hoàng Liên Sơn Man
- Chương 54: Tiểu Thực Thần – Trương Mặc Sênh
- Chương 55: Không Nhận Vạn Lượng Bạc
- Chương 56: Chảo Gang Phang Vô Lại, Nồi Chõ Gõ Lưu Manh
- Chương 57: Mời Hoàng Đế Đi Vi Hành
- Chương 58: Trà Dư Tửu Hậu, Xuân Tuyết Nhu Nhu
- Chương 59: Trương Mặc Sênh: Ta Chưa Chết?
- Chương 60: Thiếu Trang Chủ Không Được Hoan Nghênh
- Chương 61: Nguyễn Đông Thanh: Chẳng Có Nhẽ Ta Thực Sự Bị Sao Quả Tạ Chiếu Mạng?
- Chương 62: Bích Mặc Tiên Sinh? Chính Là Tại Hạ
- Chương 63: Trời Giúp Mỹ Vị Sơn Trang!
- Chương 64: Mỹ Vị Đấu Khai Mạc
- Chương 65: Lịch Đại Trang Chủ Hiển Thánh
- Chương 66: Bước Ngoặt Không Ngờ
- Chương 67: Đục Nước Béo Cò
- Chương 68: Vỏ Quýt Dày Có Móng Tay Nhọn, Kẻ Cắp Thì Gặp Bà Già
- Chương 69: Chỉ Vì Trù Đạo
- Chương 70: Võ Bảng Hội Bắt Đầu
- Chương 71: Tạ Hàn Thiên: Tình Báo Của Thiên Cơ Các Hóa Ra Cũng Chỉ Thế Thôi!
- Chương 72: Một Đấu Năm
- Chương 73: Long Tranh Hổ Đấu
- Chương 74: Giao Chiến
- Chương 75: Võ Hoàng – Lý Huyền Thiên
- Chương 76: Bổng Đả Chiến Thần
- Chương 77: Võ Bảng Hội Kết Thúc
- Chương 78: Về Nhà Thôi
- Chương 79: Phụ Chương Valentine: Lễ Tình Nhân Ở Lão Thụ Cổ Viện (1)
- Chương 80: Phụ Chương Valentine: Lễ Tình Nhân Ở Lão Thụ Cổ Viện (2)
- Chương 81: Đường Về Cổ Viện
- Chương 82: Khách Không Mời
- Chương 83: Quân Sư Của Long Tộc – Long Thanh Y
- Chương 84: Long Thanh Y: Rốt Cuộc Các Ngươi Là Rồng Hay Là Báo?
- Chương 85: Long Tộc Khiếp Sợ
- Chương 86: Sinh Vật Nhân Tạo?
- Chương 87: Nem Chua
- Chương 88: Đại Việt Thái Tử
- Chương 89: Tiên Sinh Phải Chăng Là Độc Cô Cầu Bại?
- Chương 90: Hóa Giải Khúc Mắc
- Chương 91: Bắt Tay Vào Làm Nem Chua
- Chương 92: Văn Đàn Chấn Động
- Chương 93: Túy Vân
- Chương 94: Kiếm Trì Tam Tổ
- Chương 95: Cổ Long Thành
- Chương 96: Thứ Lỗi, Tại Hạ Có Chỗ Dựa
- Chương 97: Một Viên Đá Ném Vào Hồ Nước, Gợn Sóng Lan Ra Cả Mặt Hồ
- Chương 98: Cao Nhân Bất Lộ Tướng
- Chương 99: Đăng môn tống thiếp
- Chương 100: Tiệc Cưới Bất Ổn
- Chương 101: Vạn Tử Thiên Hồng
- Chương 102: Thú Triều
- Chương 103: Loạn
- Chương 104: Đình Chiến Trạch
- Chương 105: “Thánh Tộc Thứ Sáu” Của Yêu Tộc
- Chương 106: Thiên Kiêu Thú Tộc
- Chương 107: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 1
- Chương 108: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 2
- Chương 109: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 3
- Chương 110: Nho Môn Lại Đến Cửa Gây Chuyện
- Chương 111: Tiên Sinh Chẳng Nhẽ Không Nhận Ra Mình Là Cường Giả Tuyệt Thế?
- Chương 112: Hàng Xóm: Huyền Thanh Phu Nhân
- Chương 113: Bích Mặc Tiên Sinh Khẩu Chiến Quần Nho
- Chương 114: Tỉnh Quốc Dân Phú
- Chương 115: Sóng Dậy Bốn Phương
- Chương 116: Thiên Kiêu Của Kiếm Trì
- Chương 117: Cơm Thêm
- Chương 118: Bạch Đế Thành
- Chương 119: Làm Ơn Mắc Oán
- Chương 120: Kiếm Trì
- Chương 121: Thân Là Đàn Ông, Thà Chết Cũng Không Đánh Với Lý Thanh Vân!
- Chương 122: Thuộc Tính Ẩn Của Đỗ Thải Hà
- Chương 123: Toàn Trường Chấn Kinh: Lý Thiếu Hiệp Té Ra Còn Có Loại Sở Thích Này?
- Chương 124: Thương Lan Kiếm Vực
- Chương 125: Thế Giới Cổ Quái
- Chương 126: Nội Dung Chưa Được Cập Nhật, Vui Lòng Quay Lại
- Chương 127: Giết Gà Dọa Khỉ? Sao Ta Lại Không Biết?
- Chương 128: Cố Thi Âm
- Chương 129: Dự Giờ
- Chương 130: Thầy Của Các Trò Chỉ Là Phu Tử Dân Dã
- Chương 131: Thầy Bói Thần Bí
- Chương 132: Gia Cát Lượng – Giả Cát Tường
- Chương 133: Giả Cát Tường: Cái Tên Nguyễn Đông Thanh Này Hẳn Phải Có Hệ Thống Xịn Hơn!
- Chương 134: Đại Hội Võ Lâm
- Chương 135: Đối Thủ Đáng Sợ
- Chương 136: Một Đao Thị Uy
- Chương 137: Hống Hách Ngông Cuồng
- Chương 138: Dạo Này Chúng Ta Đánh Lôi Đài Có Hơi Nhiều
- Chương 139: Cao Thủ Trong Bí Cảnh: Boykodonvippro96
- Chương 140: Một Đường Hát Vang???
- Chương 141: Trận Đấu Cam Go
- Chương 142: Chân Tướng Sự Việc
- Chương 143: Đại Chiến Nhậm Ngã Cuồng
- Chương 144: Vô Tướng Chỉ Kiếm
- Chương 145: Thắng Lợi
- Chương 146: Tìm Gặp Sở Tinh Hà
- Chương 147: Thương Thế Của Sở Tinh Hà
- Chương 148: Bích Mặc Tiên Sinh Chả Lẽ Thật Sự Là Cường Giả Mới Chu Du Thiên Ngoại Trở Về?
- Chương 149: Thợ Săn Và Con Mồi
- Chương 150: Ba Mặt Một Lời... Nhiều Cách Hiểu
- Chương 151: Bích Mặc Tiên Sinh Dạy Học Trò
- Chương 152: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
- Chương 153: Bạch Đế Thành Chủ
- Chương 154: Sóng Gió Thiên Hạ
- Chương 155: Lệ Chi Viên Tam “Anh” Kết Nghĩa
- Chương 156: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Thương
- Chương 157: Chuyện Truyền Miệng Về Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 158: Long Nữ Thích Ca Hát
- Chương 159: Huyền Hoàng Giới Có Internet???
- Chương 160: Đại Quân Vây Núi
- Chương 161: Chương Đặc Biệt: Trả Lời Một Số Câu Hỏi Và Giao Lưu Cùng Độc Giả
- Chương 162: Bích Mặc Tiên Sinh Gặp “Chủ Tịch”
- Chương 163: Đánh Lén
- Chương 164: Đắn Đo
- Chương 165: Hai Âm Mưu Gia Ta Nhìn Cô, Cô Nhìn Ta, Không Ai Hiểu Chuyện Gì Xảy Ra
- Chương 166: Thái Tử Và Thái Giám
- Chương 167: Trọng Trách Của Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 168: Người Đi, Kẻ Đến
- Chương 169: Nghiêm Quảng Đến Đại Việt
- Chương 170: Long Tộc Tiểu Công Chúa
- Chương 171: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Ám Sát?
- Chương 172: Trầm Ngư Lạc Nhạn, Bế Nguyệt Tu Hoa
- Chương 173: Giang Thượng Sát Cục
- Chương 174: Trước Khi Lâm Trận, Đọc Tiểu Thuyết Cái Đã
- Chương 175: Sử Gia Thần Công – Trường Hà Dư Ảnh
- Chương 176: Hữu Duyên?
- Chương 177: Đao Kiếm Hợp Bích
- Chương 178: Toái Đản Cuồng Ma Đánh Nhà Sư
- Chương 179: Ve – Bọ Ngựa – Chim Sẻ
- Chương 180: Thành Đông Thanh
- Chương 181: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 182: Hoắc Minh Hạo
- Chương 183: Tính Toán Của Thư Viện
- Chương 184: Đại Náo Thanh Tùng Thư Viện
- Chương 185: Người Từ Hạ Giới
- Chương 186: Nhạc Ban Khủng Hoảng
- Chương 187: Vi Tát Đại Sư
- Chương 188: Kiều Minh Long Xuất Hiện
- Chương 189: Nhất Phẩm Thị
- Chương 190: Núi Hoang Trăng Lạnh
- Chương 191: Phụ Chương: Anh Thầy Bói Họ Lã (1)
- Chương 192: Phụ Chương: Cô Thợ Thủ Công Họ Hàn (2)
- Chương 193: Phụ Chương: Bùi Thiếu Muốn Đầu Tư (3)
- Chương 194: Phụ Chương: Nhiệm Vụ Mới Của Bùi Thiếu (4)
- Chương 195: Phụ Chương: Tóm Tắt Các Thế Lực Đã Được Giới Thiệu
- Chương 196: Nhân Trung Chiến Hổ
- Chương 197: Chúng Đệ Tử Kiếm Trì: Đỗ Tiểu Thư Rất Đáng Sợ!
- Chương 198: Lã Gia Cố Sự
- Chương 199: Người Hai Mệnh Số
- Chương 200: Gặp Người Quen Cũ
- Chương 201: Bạo Tạc
- Chương 202: Cứu Binh Kiếm Trì
- Chương 203: Chưởng Ấn Quan
- Chương 204: Vào Ngục Tạm Giam
- Chương 205: Ám Sát
- Chương 206: Nữ Thí Chủ, Bần Ni Tính Được Ngươi Sắp Gặp Tai Nạn Thương Cân Động Cốt
- Chương 207: Trương Mặc Sênh Vào Lệ Chi Tiểu Uyển
- Chương 208: Tiểu Thực Thần: Lão Tổ Cứu Mạng!!!
- Chương 209: Trương Mặc Sênh Đấu Long U
- Chương 210: Lê Khuynh Thành
- Chương 211: Trương Mặc Sênh: Hóa Ra Long U Không Đáng Sợ, Lê Khuynh Thành Mới Là Đồng Đạo Với Tam Sư Tỷ
- Chương 212: Bích Mặc Tiên Sinh Thả Dây Dài Câu Cá Lớn
- Chương 213: Tiểu Thực Thần Đấu Khẩu Chiến Vương
- Chương 214: Trung Niên Đầu Trọc Ra Vẻ Thần Bí
- Chương 215: Lạnh Và Kinh Dị
- Chương 216: Huyết Điền Lãnh Kính Hồ
- Chương 217: Vân Nguyên Nhân Tràng
- Chương 218: Cửu Cảnh Chi Danh
- Chương 219: Long U: Các Người Đoán Thử Xem Món Cuối Này Tên Là Gì?
- Chương 220: Tắm Chung – Phong Tục Của Sứ Quan Đại Tề
- Chương 221: Thiên Hộ, Chủ Quán Và Tăng Nhân
- Chương 222: Sự Khó Xử Của Hồ Ma Thành Chủ
- Chương 223: Yêu Sách Của Thượng Quan Trường Không
- Chương 224: Kế Sách Của Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 225: Huyền Thanh: Kỳ Thực Bản Cung Rất Ham Chơi
- Chương 226: Nhân – Quả - Hai Người
- Chương 227: Ải Quan Lâm Phong Vân Tế Hội
- Chương 228: Giám Bảo Thần Mục Tiến Giai
- Chương 229: Kịch
- Chương 230: Đáng Thương Thay Đỗ Bảng Nhãn, Nằm Không Cũng Trúng Đạn
- Chương 231: Món Ăn Kỳ Lạ – Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký
- Chương 232: Chân Tướng
- Chương 233: Bao Tinh Bạch
- Chương 234: Thách Đấu Luận Đạo
- Chương 235: Đến Thành Hải Nha
- Chương 236: Cục Băng Gác Cổng
- Chương 237: Kinh Biến Ở Cổng Thành
- Chương 238: Lý Thanh Vân Làm Xuy Sự Binh (*)
- Chương 239: Khi Người Eq Thấp Động Não
- Chương 240: Sự Thật
- Chương 241: Long Đình Đối Tụng Lục (Thượng)
- Chương 242: Long Đình Đối Tụng Lục (Hạ)
- Chương 243: Thân Thế Của Quan Hạ Băng
- Chương 244: Phiền Toái Tìm Đến Cửa
- Chương 245: Phi Lưu Bích
- Chương 246: Đấu Binh – Đấu Tướng
- Chương 247: Liên Thắng Ba Trận
- Chương 248: Thế Như Chẻ Tre
- Chương 249: Điện Hạ Và Tiên Sinh
- Chương 250: Sát Thần Điện
- Chương 251: Đây Chính Là Nơi Kiếm Thánh Đã…
- Chương 252: Đi Tới Hầm Mỏ
- Chương 253: Giết Và Tha
- Chương 254: Thiết Khanh Trấn
- Chương 255: Chất Vấn Thẩm Tam Vạn
- Chương 256: Đến Thẩm Gia Trang
- Chương 257: Quyết Định Của Tạ Thiên Hoa
- Chương 258: Cánh Cổng Gỗ
- Chương 259: Hầm Mỏ Đẫm Máu
- Chương 260: Miệng Lưỡi Thiên Hạ
- Chương 261: Người Đồng Hành Bất Ngờ
- Chương 262: Quái Vật Dưới Hang Sâu
- Chương 263: Lý Vô Danh
- Chương 264: Cô Sơn Lẫm Lẫm
- Chương 265: Chiều Kinh Hoàng Ở Trấn Thiết Khanh
- Chương 266: Trận Khổ Chiến Trước Cửa Nha Môn
- Chương 267: Đụng Rồi Chạy
- Chương 268: Đột Phá Trong Hiểm Cảnh – Ứng Dụng Mới Của Thanh Sắc Thần Quang
- Chương 269: Kiều A Bích – Mão – Liễu Khả Hâm
- Chương 270: Nhân Họa Đắc Phúc – Thanh Sắc Thần Quang Lại Có Thêm Ứng Dụng Mới
- Chương 271: Sau Cơn Mưa, Trời Lại Sáng
- Chương 272: Tuyết Hoa Thành
- Chương 273: Thiên Thê
- Chương 274: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 275: Nho Môn Vô Sỉ, Danh Bất Hư Truyền
- Chương 276: Nho Môn Lục Nghệ: Cửu Số
- Chương 277: Số Học Đấu Cửu Số (1)
- Chương 278: Số Học Đấu Cửu Số (2)
- Chương 279: Niềm Vui Bất Ngờ
- Chương 280: Nho Môn Phản Kích
- Chương 281: Trương Mặc Sênh: Em Xin Dùng Sự Trợ Giúp Gọi Điện Thoại Cho Người Thân!
- Chương 282: Gậy Ông Đập Lưng Ông
- Chương 283: Ăn Cua Nói Chuyện Yêu Tộc
- Chương 284: Manh Mối Bất Ngờ
- Chương 285: Nho Môn Hẹn Đàm Phán
- Chương 286: Nho Môn Tứ Đại Tài Tử
- Chương 287: Lần Đầu Thấy Hải Thú
- Chương 288: Vạn Hoa Tề Phóng, Vạn Điểu Tề Minh, Đại Tranh Chi Thế
- Chương 289: Dược Thánh
- Chương 290: Lần Đầu Đến Thành Bạch Đế
- Chương 291: Chưởng Bút Quan – Hoắc Kim Trọng
- Chương 292: Thiên Tài Hàn Gia
- Chương 293: “Từ Không Sinh Có”
- Chương 294: Họp Phụ Huynh
- Chương 295: Gặp Chưởng Kiếm Quan, Đến Thanh Trúc Tự
- Chương 296: Huyền Tiêu Cung Chủ Và Dược Thánh
- Chương 297: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Bệnh
- Chương 298: Trường Mệnh Trùng Tái Xuất Giang Hồ
- Chương 299: Lã Vọng Thiên Và Dư Tự Lực
- Chương 300: Dư Lực Và Lã Vọng
- Chương 301: Lã Vọng Thiên: Hồ Lô Của Huynh Đài Có Bán Thuốc Bổ Máu Không?
- Chương 302: Thăm Khám
- Chương 303: Giấc Mơ Kỳ Lạ
- Chương 304: Bất Ngờ
- Chương 305: Buổi Hẹn Luận Đạo
- Chương 306: Bích Mặc Tiên Sinh: Là Ai Đã Nhét Cái Phật Đạo Này Vào Trong Tay Ta?
- Chương 307: Đa Vũ Trụ Đấu Đa Vũ Trụ
- Chương 308: Hố Đen Nuốt Gọn Núi Tu Di
- Chương 309: Hưu Hướng Như Lai
- Chương 310: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 311: Trư Vương Chiến Lý Thanh Vân
- Chương 312: Một Chiêu
- Chương 313: Âm Mưu
- Chương 314: Trần Phan Nam Của Ngọc Hư Cung
- Chương 315: Nhập Hải
- Chương 316: Bên Dưới Ngọn Sóng
- Chương 317: Du Long Đao Hoành Không Xuất Thế
- Chương 318: Phạt Hải Kiếm Thánh?
- Chương 319: Phạt Hải Chi Mê
- Chương 320: Táng Hoa
- Chương 321: Mụ Điên Quan Hạ Băng
- Chương 322: Trần Phan Nam Khổ Chiến Thú Triều
- Chương 323: Hổ Hình Xích Tùng Kiếm
- Chương 324: “Lão Tổ”
- Chương 325: Mâu Thuẫn
- Chương 326: Huyết Chiến
- Chương 327: Tam Anh Chiến Hải Thú
- Chương 328: Ý Đồ Của Lý Thanh Minh
- Chương 329: Trình Chân Kim
- Chương 330: Bình Minh
- Chương 331: Vườn Không Nhà Trống
- Chương 332: Gặp Cửu Liên Vương
- Chương 333: Sự Thật Về Trang Bức Thần Giáo
- Chương 334: Hội Đồng Phượng Tộc
- Chương 335: Quân Cờ Phá Sát Cục?
- Chương 336: Nhất Phẩm Tuyền
- Chương 337: Nhậm Chức Quan Vận Lương
- Chương 338: Hàn Gia – Hàn Phú Quý
- Chương 339: Nhận Hàng
- Chương 340: Biến Cố
- Chương 341: Những Chuyện Vặt Vãnh Giữa Chiến Tranh Ác Liệt
- Chương 342: Hội Ngộ
- Chương 343: Lịch Đăng Tết Giáp Thìn 2024 Và Một Số Trao Đổi, Chia Sẻ Từ Nhóm Tác
- Chương 344: Phản Kích Của Đan Dược Hội
- Chương 345: Đại Dịch Quan Lâm
- Chương 346: Hồng Vân Ra Tay
- Chương 347: Chưởng Ấn Quan – Nguyễn Đông Thanh
- Chương 348: Quân Sư Quạt Mo Lã Vọng Thiên
- Chương 349: Cố Văn Cũng Muốn Đến Thành Bạch Đế
- Chương 350: Lâm Thanh Tùng Cùng Đồ Mạt Lộ
- Chương 351: Cởi Chuông Phải Tìm Người Thắt Chuông
- Chương 352: Thiên Sinh Túc Địch, Lương Sơn Tụ Nghĩa
- Chương 353: Nguyễn Đông Thanh Đến Thành Bạch Đế - Lão Anh Hùng Bái Phỏng Tiên Sinh
- Chương 354: Gậy Bản Quyền Bủa Vây Tứ Phía
- Chương 355: Lý Quỷ Gặp Lý Quỳ
- Chương 356: Nước Đục
- Chương 357: Thế Gia
- Chương 358: Mượn Gia Phả Lật Lại Án Xưa
- Chương 359: Đúng Sai – Được Mất
- Chương 360: Cho Ngàn Vạn Anh Linh Tuẫn Quốc Một Công Đạo, Cho Thế Gian Một Mảnh Trời Xanh
- Chương 361: Đọc Sổ Sách Thấy Nghi Vấn, Án Mạng Đầu Tiên Phát Sinh
- Chương 362: Thăm Cổ Viện
- Chương 363: Lắm Người Nhiều Ma
- Chương 364: Hàn Thu Thủy Quay Lại Bạch Đế
- Chương 365: Dư Tự Lực: Vịt Trên Mâm Còn Vắt Giò Lên Chạy?
- Chương 366: Khảo Sát Đồng Ruộng
- Chương 367: Trình Chân Kim Vây Núi Lệ Chi
- Chương 368: Oanh Thiên Lôi Một Chiêu Bại Trại Chủ, Lâm Thanh Tùng Nửa Đêm Vào Địch Doanh
- Chương 369: Long Thiếu Dương Khiêu Chiến Sơn Trại, Đặng Tiến Đông Dũng Đoạt Thần Binh
- Chương 370: Tam Thần Côn
- Chương 371: Phó Kinh Hồng Thảm Bại, Đặng Tiến Đông Trả Thương
- Chương 372: Vũ Văn Hiên Mưu Đồ Danh Lợi, Đặng Thiền Ngọc Khiêu Chiến Địch Doanh
- Chương 373: Lâm Thanh Tùng Đi Sứ Sơn Man
- Chương 374: Long Thiếu Dương Thảm Bại, Đặng Thiền Ngọc Trúng Kế
- Chương 375: Bạch Viên Đấu Bạch Mã, Lưỡng Tướng Chiến Nhất Hầu
- Chương 376: Ngân Chùy Chiến Ngân Bổng, Viện Binh Đến Lệ Chi
- Chương 377: Lệ Chi Sơn Lôi Đình Phản Kích, Quân Triều Đình Hoảng Hốt Lui Binh
- Chương 378: Thiết Yến Tụ Nghĩa
- Chương 379: Chuyện Ruộng Đất Và Chuyện Dân Sinh
- Chương 380: Bích Mặc Tiên Sinh Quá Nguy Hiểm
- Chương 381: Phần Tử Nguy Hiểm Hoắc Trường Ca
- Chương 382: Vụ Án Thứ Hai
- Chương 383: Long U Đến
- Chương 384: Một Vài Bí Mật
- Chương 385: Người Người Kêu Đánh
- Chương 386: Bế Tắc
- Chương 387: Bạch Thiên Ảnh
- Chương 388: Phá Án
- Chương 389: Biến Cố
- Chương 390: Tương Sinh Tương Khắc
- Chương 391: Long U Nghiêm Túc
- Chương 392: Chân Tướng
- Chương 393: Lý Thanh Vân Bắc Tiến
- Chương 394: Ác Tăng Khả Tiếu
- Chương 395: Hấp Tinh Đại Pháp, Bắc Minh Thần Công
- Chương 396: Nam Nhi Lệ
- Chương 397: Nước Của Táng Thi Đinh Rất Sâu
- Chương 398: Đồng Môn Trùng Phùng
- Chương 399: Tương Lai
- Chương 400: Đánh Lén
- Chương 401: Khổ Đấu
- Chương 402: Thấp Cương
- Chương 403: Tránh Vỏ Dưa, Gặp Vỏ Dừa
- Chương 404: Lý Thanh Vân Trả Thù Cũ
- Chương 405: Đỗ Thải Hà Đánh Đặng Không
- Chương 406: Vào Thấp Cương Lánh Nạn
- Chương 407: Nhà Ngươi Là Lý Thanh Vân?
- Chương 408: Huyền Hoàng Bách Hiểu Sinh
- Chương 409: Hậu Lễ Liên Thành
- Chương 410: Bốn Câu Trả Lời
- Chương 411: Liên Quân Phạt Lệ Chi
- Chương 412: Trương Do Cơ Hiến Kế
- Chương 413: Đặng Tiến Đông Trúng Chiêu
- Chương 414: Phạt Sơn Chi Chiến
- Chương 415: Kinh Hồng
- Chương 416: Gió Thổi Mây Mù Gặp Ánh Trăng
- Chương 417: Phụ Chương: Phủ Khai Phong Đón Tết Nguyên Đán (1)
- Chương 418: Phụ Chương: Phủ Khai Phong Đón Tết Nguyên Đán (2)
- Chương 419: Hậu Kiều Quân
- Chương 420: Thiên Nhãn
- Chương 421: Tái Chiến
- Chương 422: Thiên Địa Đồng Thọ
- Chương 423: Cục Trong Cục
- Chương 424: Mạc Vấn
- Chương 425: Thiếu Niên
- Chương 426: Cửa Bí Cảnh Mở Ra
- Chương 427: Thiên Ngoại
- Chương 428: Kiếm Linh Của Thạch Kiếm
- Chương 429: Kiếm Linh: Đây Là Ai? Ta Là Đâu? Lý Thanh Vân Mẹ Nó Lại Làm Liều?
- Chương 430: Một Kiếm Xỏ Xuyên Tuế Nguyệt, Nhất Chiêu Trảm Đoạn Trường Hà
- Chương 431: Thế Giới Vụn Vỡ
- Chương 432: Giải Vây
- Chương 433: Chủ Động Trúng Kế
- Chương 434: Hắc Tam Giác Và Hoàn Nhan Thị
- Chương 435: Đại Ca, Đừng Nói Nữa, Em Sai Rồi
- Chương 436: Sóng Nước Mênh Mang Giấu Hồng Môn Yến
- Chương 437: Thanh Vân Và Thanh Vân
- Chương 438: Bại Lộ
- Chương 439: Nghiền Ép
- Chương 440: Chuyện Năm Xưa
- Chương 441: Thanh Tước Khai Bình
- Chương 442: Tuyệt Vọng
- Chương 443: Điểm Sáng Trong Thức Hải
- Chương 444: Đao
- Chương 445: Phủ Khai Phong Làm Công Tác Hậu Cần
- Chương 446: Báo? Đài?
- Chương 447: Loa Phường?
- Chương 448: Tam Kim Ngũ Lão
- Chương 449: Niềm Vui Của Kim Chính Dương
- Chương 450: Đột Phá Bất Ngờ
- Chương 451: Đi Khảo Sát Phát Hiện Án Mới
- Chương 452: Án Thuế Án Ruộng
- Chương 453: Bàn Tính Đối Sách
- Chương 454: Chia Ra Hành Động
- Chương 455: Triệu Phú Hộ: Mối Làm Ăn Này, Ta Nhận!
- Chương 456: Bắt Rùa Trong Hũ
- Chương 457: Thăm Dò Lẫn Nhau
- Chương 458: Khai Phong Tuần San Số Đầu Tiên
- Chương 459: Muốn Gây Dựng Lòng Tin, Phải Dùng Hành Động Thực Tế
- Chương 460: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Vi Bạch Định Và Đinh Tiểu Đường
- Chương 461: Những Mảnh Đời Ở Thành Bạch Đế: Trương Dực Đức
- Chương 462: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Đông Phúc
- Chương 463: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Nguyễn Đăng Toản
- Chương 464: Hồ Ma Huyền Nguyệt: Tại Sao Lúc Nào Ta Cũng Bị Kẹt Ở Giữa?
- Chương 465: “(Nho) Đạo Cao Một Thước, Ma Cao Một Trượng”
- Chương 466: Thăng Đường Xử Án
- Chương 467: Quan Địa Phương: Quá Nguy Hiểm! Đám Sĩ Tộc Này Thế Mà Định Kéo Chúng Ta Chết Cùng!
- Chương 468: Gió Đông
- Chương 469: Manh Quỷ Tài Giá Lâm Hắc Tam Giác
- Chương 470: Bắc Lĩnh Tam Tộc
- Chương 471: Vạch Núi Sông Làm Bàn Cờ, Khua Gió Mây Làm Bức Họa
- Chương 472: Đàm Phán Hoàn Tất, Thẳng Hướng Lệ Chi Sơn
- Chương 473: Thăm Dò
- Chương 474: Ba Kế Sách
- Chương 475: Dưỡng Khấu Tự Trọng
- Chương 476: Đấu Tướng
- Chương 477: Phong, Liễu
- Chương 478: Đại Kích Sĩ
- Chương 479: Bốn Sư Huynh Đệ Vào Núi
- Chương 480: Tam Tộc Vào Cuộc
- Chương 481: Huyền Võ Pha
- Chương 482: Khoảng Lặng Trước Cơn Bão
- Chương 483: Tung Hỏa Mù
- Chương 484: Mạc Vấn Luận Kế Sách, Lệ Chi Mở Đại Yến
- Chương 485: Quân Triều Đình Luận Sự
- Chương 486: Kế Thành, Hiệu Quả Vượt Chỉ Tiêu
- Chương 487: Nhân Vật Mấu Chốt
- Chương 488: Huyền Võ Pha Chi Chiến
- Chương 489: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (1): Quán Rượu Nói Võ Lâm
- Chương 490: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (2): Tăng Nói Ma
- Chương 491: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (3): Nho Nói Tiên
- Chương 492: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (4): Thôn Cô Nói Hoài Bão
- Chương 493: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (5): Ma Nói Hận
- Chương 494: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (6): Ni Nói Chân Tướng
- Chương 495: Cái Chết Của Vân Tiêu Mạc
- Chương 496: Thiên Hạ Chấn Động
- Chương 497: Cuộc Nói Chuyện Giữa Thành Chủ Và Quan Chưởng Ấn
- Chương 498: Tam Dân Sách, Ngu Dân Sách
- Chương 499: Đào Thị Động Thủ
- Chương 500: Sứ Đoàn Sáu Nước Cầu Kiến Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 501: Đại Việt Hoàng Đế Hạ Chỉ Trách Tội, Bích Mặc Tiên Sinh Treo Ấn Từ Quan
- Chương 502: Bạch Đàn Cổ Viện, Chỗ Ẩn Cư Mới
- Chương 503: Bốn Người Dư, Hàn, Lã, Long Chuyển Vào Bạch Đàn Cổ Viện
- Chương 504: Chuẩn Bị Chiến Tranh
- Chương 505: Điểm Tướng
- Chương 506: Thân Phận Hiện Giờ Của Hạ Hầu Duyệt
- Chương 507: Trương Mặc Sênh Đi Chiến Trận Đầu
- Chương 508: Tiểu Thực Thần Đại Khai Sát Giới
- Chương 509: Mục Đích Thật Sự Của Lý Thanh Vân
- Chương 510: Kiếm Chỉ Ngọa Hổ
- Chương 511: Chỉ Kiếm Trảm Thiết Quyền
- Chương 512: Trường Mệnh Trùng: Giàu Nhanh Nhất Đúng Là Chỉ Có Đi Ăn Cướp
- Chương 513: Liên Minh Nam Bộ
- Chương 514: Giữ Người Bỏ Đất
- Chương 515: Biến Hóa Của Đại Việt
- Chương 516: Lên Núi Lệ Chi
- Chương 517: Giả Tượng Không Lừa Được Trí Giả! Chúng Ta Đánh Thật!
- Chương 518: Sự Khó Xử Của Hoàng Chấp Kỳ
- Chương 519: Bước Tiến Của Liên Minh Nam Bộ
- Chương 520: Lần Đầu Giao Thủ
- Chương 521: Bên Trong Bộ Giáp
- Chương 522: Bại
- Chương 523: Nguồn Gốc Của Ngọn Lửa Vĩnh Cửu
- Chương 524: Bàn Tính Đối Sách
- Chương 525: Bí Ẩn Của Thạch Kiếm
- Chương 526: Hạnh Phúc Của Một Liên Minh
- Chương 527: Chia Binh
- Chương 528: Trường Kỳ Kháng Chiến
- Chương 529: Thành Bạch Đế Thay Da Đổi Thịt
- Chương 530: Hội Lão Niên Đam Mê Trồng Rau Nuôi Cá
- Chương 531: Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảy Nước
Tùy
chỉnh
Màu
nền
Font
chữ
Arial
Times New Roman
Courier New
Verdana
Comic Sans MS
Helvetica
Size
chữ
12
16
20
24
28
32
36
40
Chiều cao dòng
100
120
140
160
180
200
Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Chương 231: Món Ăn Kỳ Lạ – Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký
Chờ cho khách khứa bàn luận chán chê, Hoàng Sở Sở lại lần nữa bước lên sân khấu. Cô nàng hắng giọng một tiếng, nhìn khắp khán đài một lượt, cuối cùng ánh mắt rơi vào trên người Huyền Thanh nương nương. Chỉ thấy bà ta khẽ vung tay một cái, đột nhiên mặt đất hai bên khán đài rút đi, để lộ ra hai cửa hầm sâu hun hút.
Lý Huyền Thiên giật mình đứng phắt dậy, chân khí kinh khủng quét ra chẳng khác nào bão tố. Chung quanh y chỉ nháy mắt đã xuất hiện cảnh tượng người người ngã lăn lê bò toài, không đứng dậy nổi.
Lâm Thanh Hồ tuy cũng là cường giả Vụ Hải lâu năm, thế nhưng há lại có thể là đối thủ của Lý Huyền Thiên? Lão đảo mắt một cái, dứt khoát từ bỏ chống cự, mượn luồng chân khí của Võ Hoàng phát ra kéo cả hai thằng cha trưởng ban ngồi phía sau văng khỏi khán đài.
Lâm viện trưởng cảm thấy cứ ở lỳ nơi này phát động thần thông “Man Thiên Quá Hải” hòng che giấu cho hai anh em họ Đỗ cũng chẳng phải cách. Nếu đằng nào cũng phải mất mặt, lão bèn dứt khoát lựa chọn kết cục “bị Võ Hoàng đánh bay” còn hơn.
Chân vừa mới chấm đất, Lâm Thanh Hồ đã tóm cổ áo Đỗ Bảng Nhãn, lao vút về phía thành Đông Thanh, không ngoái đầu lại dù chỉ một khoảnh khắc. Đỗ Thám Hoa lúc này cũng đã phản ứng lại, lập tức dùng toàn bộ số hạo nhiên chính khí còn dư trong người, bay đuổi theo anh trai và viện trưởng.
Mà ở phía đối diện, Ảnh lão cũng nhanh chóng hiện thân, đề khí thủ thế, đôi mắt sáng quắc nhìn chòng chọc về phía Huyền Thanh nương nương.
Ban nãy, lúc bà ta động thủ, yêu khí tiết ra. Ảnh lão là hộ vệ của thái sư đời trước, tu vi cảnh giới không kém, đương nhiên không thể nào qua mắt được lão. Lý Huyền Thiên lại càng không cần phải bàn đến. Danh hiệu Võ Hoàng của y không phải chỉ để gọi cho vui. Huống hồ, một mình y trấn thủ ba mặt của Đại Việt, đối với yêu khí của Huyền Thanh nương nương có lẽ còn mẫn cảm hơn Ảnh lão mấy phần.
Hoàng Sở Sở thấy tình thế không đúng, vội vàng giải thích:
“Tiền bối, Võ Hoàng điện hạ, xin thu tay lại. Vị này là Huyền Thanh nương nương, chủ của đầm Nhất Dạ, tính ra cũng là chỗ hàng xóm của tiên sinh. Hôm nay mở hội ở đây, đích thân tiên sinh đã đến mời nương nương rời núi trợ giúp.”
“Thất lễ rồi.”
Cả Võ Hoàng và Ảnh lão vốn cũng là động thủ theo bản năng, hiện giờ có thời gian suy nghĩ cẩn thận, đều cảm thấy bản thân quá lỗ mãng.
Bích Mặc tiên sinh là người thế nào? Vị đại yêu này có mặt ở đây chắc chắn cũng đã nằm trong sự tính toán của y.
Lý Huyền Thiên, Ảnh lão cùng toàn thể khách khứa đều nghĩ như vậy.
Hoàng Sở Sở vỗ tay ra hiệu một cái, tức thì từ trong địa đạo, một nhóm gần hai mươi người ăn vận na ná như thư đồng nha hoàn, người hầu kẻ hạ của thế gia vọng tộc rồng rắn nối đuôi đi ra. Trên tay mỗi người đều bưng một cái khay bằng gỗ, trên để ngay ngắn một chiếc cặp lồng. Chỉ thấy hai mươi người này có nam có nữ, người nào người nấy ngũ quan đều thanh tú hơn người, mắt sáng như sao.
Thiên kim của Hải Giác thành hắng giọng nói:
“Các vị, hôm nay thực ra vẫn còn một tiết mục ngắn nữa. Trong lúc giải lao, trên dưới ải Quan Lâm cố ý chuẩn bị một ít điểm tâm, chính đặc sản ở quê cũ của tiên sinh. Vẫn mong các vị đừng vì cơm canh đạm bạc mà ghét bỏ.”
Trương Hạo cười vang:
“Lần trước có khẩu phúc ăn được món của tiên sinh cũng đã hơn một năm, quả thực là khiến con sâu thèm ăn trong người lão phu rục rịch. Tiên sinh chu đáo quá. Vẫn mong cô nương chuyển lời đa tạ của lão phu cho tiên sinh.”
Có lão thái sư dẫn đầu, khách khứa nhao nhao lên tiếng cảm ơn vị Bích Mặc tiên sinh từ đầu buổi diễn đến giờ vẫn chưa thèm thò cái mặt ra lần nào.
Những nam thanh nữ tú bưng khay đến trước mặt từng vị khách một, dáng vẻ cung kính, cử chỉ lễ độ, quả thực là so với một số tiểu thư công tử có lẽ còn có gia giáo hơn, khiến cho không ít người đều tỏ vẻ ngạc nhiên, thầm so sánh con cháu nhà mình với những thiếu niên nam nữ trước mặt.
Lý Huyền Thiên thì không chú ý nhiều đến thế.
Nợ đào hoa quá nhiều, ngoại trừ Lý Thanh Vân và Lý Thanh Minh kế thừa Võ Thánh chi hồn và Chiến Thần chi thể ra, những đứa con khác của y y cũng không chú tâm để ý đến lắm. Dù sao, bất luận có bao nhiêu đứa, tính cách thế nào, thì cách Võ Hoàng đối xử với con cái trong nhà cũng chỉ gói gọn lại bằng mười hai chữ “muốn cố gắng thì cho cơ hội, muốn hưởng lạc thì nuôi cả đời” mà thôi.
So với những chuyện này, y càng tò mò về món mà Nguyễn Đông Thanh lấy ra đãi khách hơn. Thành thử, việc nghĩa không nhường ai, vừa nhận được khay gỗ là Võ Hoàng đã đưa tay, mở nắp cặp lồng...
Khói mờ bốc lên, kèm theo một mùi hương quen thuộc khiến hai cánh mũi Lý Huyền Thiên nhảy lên một cái. Lão nhíu mày, nhìn về phía sân khấu chỗ Hoàng Sở Sở đang đứng, không biết đang nghĩ điều gì.
Khách khứa đến xem kịch cũng lục tục giở cặp lồng ra, thì thấy bên trong là một đĩa gồm tám miếng, chẳng rõ là thịt loài gì, thái mỏng độ nửa đốt tay, rộng bằng con cờ. Rải lên trên là một lớp mỡ bóng loáng, điểm xuyết hành lá thái nhỏ xanh xanh. Mùi hương là lạ quyến rũ đầy mời gọi luồn vào cánh mũi, khiến nhiều người nhắm mắt lại, bình tĩnh thưởng thức phẩm vị.
Số khác, hầu hết là xuất thân quan võ, hoặc từng kinh qua sa trường trận mạc thì trên mặt đều hiện lên thần sắc khó tin. Không ai bảo ai, cả đám cùng nhao nhao nhìn về phía Võ Hoàng, giống như đang xin chỉ thị. Thấy phản ứng của Lý Huyền Thiên, bọn họ mới động đũa, cũng im lặng không nói một tiếng nào.
Kim Thiền Tử cũng thử gắp một miếng lên, cắn một cái. Lập tức cảm giác dai dai giòn giòn, hương vị thanh mát ngọt nhẹ tràn vào khoang miệng, thấm qua đầu lưỡi, đối lập lại với sự béo ngậy và thơm nồng của mỡ hành bên ngoài. Một thanh, một đậm, lại vừa đạt đến mức cân bằng, hài hòa, chẳng những không lạc quẻ, mà lại tôn nhau lên thêm.
Hòa thượng trẻ lau mép, thầm nhủ:
“Hình như là nấm, nhưng hương vị này vừa giống đông cô, vừa giống mộc nhĩ, lại có chút tanh tanh nhớt nhớt nhẹ, như thể của loài tảo, loài rong nào đó ngoài biển Phong Bạo. Không hiểu Bích Mặc tiên sinh cho người mời khách món này là có dụng ý gì?”
Giống như Lã Vọng Thiên, Kim Thiền Tử cũng rất lấy làm tò mò, không rõ vị Bích Mặc tiên sinh đến giờ vẫn chẳng thèm ló mặt ra này rốt cuộc đang tính toán điều gì.
Kỳ thực, lần này Kim Thiền Tử nhận lệnh của phương trượng chùa Long Hoa lặn lội đến Quan Lâm cũng là muốn làm rõ một việc: Liệu Nguyễn Đông Thanh có phải cường giả Phật môn hay không mà lại có thể siêu độ vô vàn vong linh ngoài thành Bạch Đế như thế? Nếu như phải, thì y là người theo chánh pháp, hay là kẻ theo ngụy Phật? Thế nhưng hiện giờ đến cái chéo áo của Nguyễn Đông Thanh y cũng chưa nhìn thấy, thế thì còn nói gì đến luận chân phật tà thuyết? Vốn là, truyền nhân chùa Long Hoa còn đang vắt óc nghĩ xem nên dùng cách nào để bái phỏng Bích Mặc tiên sinh...
Chợt, suy nghĩ của y đã bị một câu giới thiệu đơn giản của Hoàng Sở Sở cắt đứt.
Dùng thế sét đánh không kịp bưng tai, Kim Thiền Tử quay ngoắt lại, ánh mắt như lửa nóng nhìn chòng chọc về phía sân khấu.
“Chư vị, mời thưởng thức một vở kịch ngắn cũng do đích thân tiên sinh chắp bút: Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký.”
oOo
Nói về Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký, thì nguyên tác của nó vốn là một truyện ngắn trong bộ Thánh Tông Di Cảo, quyển thượng. Chuyện kể rằng Lê Thánh Tông xuôi thuyền khảo sát, xem nơi nào có nạn mà cứu trợ. Buổi tối, nghỉ lại một ngôi chùa thì vô tình nghe được tượng phật bằng gỗ và tượng phật bằng đất hạnh họe nhau. Cuối cùng cả hai bị Phật Thích Ca mắng cho một chặp, chưa kịp cãi cọ thì nghe tiếng người bên chùa nên đều im bặt. Lúc Lê Thánh Tông mở cửa, thì chỉ có gỗ đá mà thôi.
Bản gốc rất ngắn, miêu tả về các Phật cũng có phần hơi... không được chính ngạch cho lắm. Tỉ như tượng phật đất thì lại mặt râu tua tủa, tay cầm kiếm. Phật gỗ thì đội mũ hoa đi hài vẽ, Phật Thích Ca lại tay ôm bầu rượu, dáng say lảo đảo, chẳng khác nào cái anh Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử.
Nguyễn Đông Thanh thấy thế, bèn sửa lại đôi chút.
Thánh Tông Đại Việt ở Huyền Hoàng giới cũng có, bèn dứt khoát hợp hai làm một luôn. Trận lụt thì thay bằng Hải Thú vào bờ, dâng nước hại người. Riêng phần ba vị Phật nói chuyện cãi nhau, thì trừ việc sửa lại tạo hình cho đúng với trong chùa miếu của Đại Việt ra, thì Nguyễn Đông Thanh không đụng đến nữa.
Dù sao, trong mắt gã, thì đây cũng là ba ông Phật cãi nhau, là chuyện nội bộ cả, không phải các đạo đang tranh giành ảnh hưởng như ở tích của Liễu Hạnh. Thành thử, suy đi tính lại một phen, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta bèn dứt khoát cứ bê nguyên xi vào chứ không cần phải sửa lại gì cả.
Tuy nhiên, phần cuối hơi cụt quá, thành thử Nguyễn Đông Thanh bèn “chế cháo” thêm một đoạn trong “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều” bên Truyền Kỳ Mạn Lục vào. Trong bản kịch chuyển thể của Nguyễn Đông Thanh, Lê Thánh Tông đi trị tai thì phát hiện một làng kia có chuyện yêu ma quỷ quái, bèn nán lại chờ xem. Thế là phát hiện được chuyện ba Phật cãi nhau, phá được việc tượng thần ăn vụng.
Khách khứa đến xem phàm là người Đại Việt thì đều hoan hô vang dội. Nhất là cánh quan võ từng trải chiến trường, ai mà không có chút kính nể khâm phục Thánh Tông Lê Hạo Thanh? Bây giờ Nguyễn Đông Thanh viết một vở kịch để Thánh Tông làm nhân vật chính, quả thực chẳng khác nào gãi đúng chỗ ngứa.
oOo
**Lời tác giả:** Nhìn chung đoạn trên là đủ KPI và cũng ngưng nội dung ở đây được rồi, phía dưới trích hai truyện được dẫn ra trong chương cho anh em đỡ phải tự đi tìm ebook, cơ mà không vì thêm phần nguyên tác này mà nhóm tác ăn bớt của anh em đâu. Với cũng lưu ý thêm là lời bình cuối truyện chưa chắc đã là lời của tác giả, vì sách là do người đời sau sưu tập và gán lại thành quyển. Đồng thời lời bình cuối chương giữa các mẩu truyện cũng có mâu thuẫn với nhau.
Đương nhiên, cũng là giới thiệu cho anh em biết thái độ của Nho giáo đối với Phật giáo vào cái thời Nho đạo độc tôn nó hằn học và cực đoan đến mức nào. Đến nay ở Tàu lại thấy rục rịch ngoi lên, chả qua lần này không tôn Nho nữa mà tôn Đạo thôi.
oOo
Trích nguyên văn Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký (hay Chuyện hai ông Phật cãi nhau) – Thánh Tông Di Cảo:
Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà chó trên cành. Đến chùa phần nhiều bị nước cuốn đi hay là đổ nát.
Ngày hai mươi bảy tháng tám, nước rút, Ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân. Buổi chiều, đến bến đò Văn Giang, gió mưa mờ mịt. Ta cho buộc thuyền trước chùa rồi nằm ngủ. Đến canh ba, bốn bên im lặng như tờ, ta bỗng nghe trong chùa có tiếng nói xì xào. Lúc ấy, quan hầu đều ngủ say. Ta lén đi lên bờ, tựa cửa chùa dòm trộm, thấy một tượng phật bằng đất, chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm, râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng phật gỗ ngồi ở bên trên, mắng rằng:
- Khoảng tháng sáu, tháng bảy, Hà Bá gây ra tai vạ, chính thân ngươi cũng không thể chống nổi nước lũ, phải trôi dòng dạt bãi, lúc nổi lúc chìm, mũ hoa để lem nhem, hài vẽ để bùn lấm. Khi ấy, các mụ nhà quê trông thấy ngươi, ngờ là cây chuối nổi, thợ mộc trông thấy ngươi nghi là khúc gỗ trôi. Đã bao lâu, ngươi vẫn là chỗ để cho bọn áo nâu tay chùng nấp bóng, thế mà bây giờ ngươi không sao kiếm nổi một bữa cúng chay (1). Cũng may mà thân nhà ngươi hãy còn, được nhà sư đem về sửa lại áo mũ, tô lại vàng son. Ta nghĩ: trước ngươi đã gặp cảnh ngộ nhường ấy, nay còn mặt mũi nào dám ở trên ta mà hưởng lộc ba phẩm nữa?
Phật gỗ cũng phát khùng đứng lên nói:
- Ngươi không nghe trong kinh có câu: “Thế gian vạn sự bất như thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường”(2)hay sao? Ôi! Lụt và hạn là bởi thiên tai gây ra. Lụt thì ta cùng trôi theo nước, khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ, dẫu bị xiêu dạt giang hồ, nhưng có hại gì đến “chân thân” của ta? Vậy chẳng phải là “làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa”(3)hay sao? Khi ở trên dòng nước lũ, ta trông về cảnh chùa nhà mà thương thay cho nhà ngươi gặp bước truân chuyên. Nước đến chân thì chân ngươi nát rữa, nước đến bụng thì bụng ngươi vỡ lở, nước đến lưng thì lưng và vai ngươi đổ sụp. Trán rộng, mi dài, thôi còn đâu nữa! Hỡi ôi, thương thay! Thân hình không giữ nổi, còn cười người chi?
Hai Phật còn đương nói, chợt Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mà rằng:
- Chao ôi! Hai ngươi đều có lỗi cả. Trong khi nước lớn mênh mông các ngươi đã không biết vận ngũ thông, dùng lục trí (4)thét lui muôn dòng nước về biển Đông, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng, như thế đã không biết xấu hổ, lại còn đấu khẩu với nhau, không sợ “vách có tai” ư?
Hai Phật bị phật Thích Ca bẻ lý, toan tìm lời chống chế, bỗng nghe bên chùa có tiếng người, ai nấy im thít.
Ta đẩy cửa trông vào, chỉ thấy đèn nến sáng choang, hai Phật cùng Phật Thích Ca đều trơ trơ ba khối đất và gỗ thôi.
o0o
1) Nguyên văn chữ Hán viết “vu bồ”. Nhưng chữ “vu bồ” chỉ có nghĩa là đánh bạc. Có lẽ đây là chữ “y bồ” nghĩa là bữa cơm chay thì đúng hơn. Chữ “y bồ” từng được dùng ở bài ký Tạ An đi chơi núi Kê Túc, trong bài ký ấy có nói việc nhà sư dọn cơm chay cho ăn, gọi là “y bồ soạn”, bữa cơm chay của người mộ đạo.
(2) Đây là hai câu kệ ở sách Phật. Có hai cách hiểu:
Ý kiến thứ nhất: “Muôn việc ở trên đời, không chi bằng bình thường, đã không làm cho người ta kinh sợ, lại được lâu đài”. Cắt nghĩa như thế, câu trên và câu dưới xuôi nghĩa với nhau một chiều. Ý kiến thứ hai: “Mọi việc ở trên đời thay đổi luôn luôn (bất như thường), nhưng lại (hựu) không làm cho ai kinh sợ và giữ nguyên được bản thể lâu dài (bất kinh nhân-cửu trường)”. Phật gỗ đem câu này ra để chứng tỏ thân mình đã qua một phen trôi dạt, rồi lại trở về chốn cũ y nguyên như trước, như trong bài đã nói: “Lụt, thì ta cùng trôi theo với nước (bất như thường), khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ (bất kinh nhân-cửu trường). Dẫu bị xiêu dạt giang hồ (bất như thường), nhưng có hại gì đến chân thân của ta (bất kinh nhân-cửu trường)”.
(3) Đây cũng là một câu kệ. Nguyên văn chữ Hán là: “Hựu vật tiên thiên địa, vô hình bản tịch liêu. Năng vi vạn tượng chủ, bất trục tứ thời điêu”. Dịch nghĩa: Có vật tồn tại từ trước khi có trời đất, không có hình mà vốn lại lặng lẽ, làm chủ muôn hiện tượng, không điêu tàn theo bốn mùa.
(4) Lục trí: Thần cảnh trí, Thiên nhãn trí, Tha tâm trí, Túc trụ tùy niệm trí, Lậu tận trí. Ngũ thông: Đạo thông, Thần thông, Y thông, Báo thông, Yêu thông. Nói chung là những pháp thuật thần thông của nhà Phật.
Lời bàn của Sơn Nam Thúc: Hai phật cãi nhau là việc lạ, Phật Thích Ca bẻ hai Phật, lời nói lại càng lạ. Kể thì hai phật đều là vô công, mà còn đem việc ngồi trên ngồi dưới, lộc hậu, lộc bạc để tranh nhau, nên Phật Thích Ca chê là phải. Nhưng tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, thì có công gì với dân? Chẳng qua cũng như hai Phật kia thôi! Thánh thiên tử ruồng những lời nói tà, chống những việc làm lệch, chép nên bài văn lạ này, lời lẽ sâu sắc. Chẳng những kẻ ngồi không ăn lộc đọc đến phải toát mồ hôi trán, mà cả những người xuất gia đọc đến, cũng tự biết trở lại đường ngay. Thực là “đầu đề nho nhỏ, mà văn chương lớn lao”.
oOo
Trích nguyên văn “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều” – Truyền Kỳ Mạn Lục
Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều(1), sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.
Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần(2), binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô(3) lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:
- Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.
Song Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức các thôn dân, đêm đêm phải canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm cắp vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói:
- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.
Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:
- Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.
Mọi người bèn đi đốt hương lễ bái ở chùa chiền khấn rằng:
“Lũ chúng sinh này kính thờ Trời Phật, quy y đã lâu, hết lòng trông cậy ở Phật pháp. Nay ma quỷ nổi lên, quấy nhiễu dân chúng, họa hại cả đến loài lục súc, vậy mà Phật ngồi nhìn im lặng, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Cúi xin mở lượng thương xót, ra uy trừng phạt, khiến thần, người chẳng lẫn, dân vật đều yên, hết thảy chúng sinh, đều được đội ơn nhiều lắm. Song loạn lạc vừa yên, sinh kế chưa khôi phục được, tấc gỗ mảnh ngói khó lòng xoay xở vào đâu. Đợi khi làm ăn giàu có sẽ lại xin sửa lại chùa chiền đền công đức ấy”.
Đêm hôm ấy, trộm cắp hoành hành lại dữ hơn trước. Tư Lập chẳng biết làm sao được; nghe Vương tiên sinh ở huyện Kim Thành(4) là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Vương tiên sinh bói rồi nói rằng:
Cưỡi trên ngựa tốt,
Mặc áo vải săn.
Túi da tên thiếc,
Đích thị người thần.
Lại dặn rằng:
- Ông muốn trừ được nạn ấy, sáng mai nên theo phía tả cửa huyện đi về phương Nam, hễ thấy người nào vận mặc như thế, mang xách như vậy, quyết là người ấy có thể trừ hại được, nên cố thỉnh mời, dù từ chối cũng đừng nghe.
Hôm sau, Tư Lập cùng các phụ lão đúng theo lời của Vương tiên sinh để trông ngóng xem, những kẻ đi, người lại đầy đường, chẳng thấy ai giống như thế cả. Trời đã xế chiều ai nấy chán nản sắp muốn về, chợt có một người từ trong núi bước ra, mình mặc áo vải, đeo cung cưỡi ngựa. Mọi người cùng chạy ra phục lạy ở phía trước mặt. Người ấy ngạc nhiên hỏi, mọi người cũng kể rõ bản ý của mình. Người ấy cười mà nói rằng:
- Các ông sao mà quá tin bói toán thế. Tôi từ nhỏ làm nghề săn bắn, mình không rời yên ngựa, tay không rời cung tên. Hôm qua nghe nói ở núi An Phụ(5) có nhiều giống nai, báo, thỏ tốt nên nay định đến để săn, nào có biết lập đàn thầy pháp, bắt ma vô hình là công việc thế nào.
Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa bèn, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kỳ được. Người kia xem chừng không thể từ chối, phải gượng nghe lời. Tư Lập mời người ấy về huyện để ở trong nhà quán xá, giường chiếu màn đệm rất sang trọng, săn sóc kính cẩn như một vị thần minh. Người ấy nghĩ riêng rằng:
- Họ tiếp đãi kính cẩn với ta như thế này, chỉ vì cho ta là có tài trừ quỷ. Nhưng thực thì ta chẳng có tài gì về việc đó, thế mà đi hưởng sự cung cấp của người, sao cho đành tâm. Nếu không sớm liệu trốn đi thì có ngày xấu hổ.
Hôm ấy ước chừng nửa đêm, thừa lúc mọi người đã ngủ say, người ấy bèn rón rén ra khỏi huyện lỵ. Khi đến phía Tây cái cầu ván bấy giờ trời tối lờ mờ, trăng khuya chưa mọc, thấy có người hình thể to lớn, hớn hở từ dưới đồng đi lên, người ấy bèn lẻn vào chỗ khuất, ngồi rình để xem họ làm trò gì. Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói:
- Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chẳng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy.
Một người cười mà nói:
- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối; ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cây mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng.
Một người nói:
- Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân(6) ngày xưa.
Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít. Người kia đang ngồi núp một chỗ, liền dương cung lắp tên, thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ớ mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau:
- Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết.
Người kia kêu réo ầm ĩ lên, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu máu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào sâu lắm (7). Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hẩy đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng:
- Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thủy thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm.
Đó rồi họ sai người đến miếu Thủy thần, thấy pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép, lại phá hủy luôn cả pho tượng ấy.
Quan huyện Văn Tư Lập dốc hết hòm rương để trả ơn, người kia chở nặng mà về. Từ đấy yêu tà tuyệt tịch không còn thấy bóng tăm đâu nữa.
Lời bình:
Than ôi! Cái thuyết nhà Phật thật vô ích mà có hại quá lắm. Nghe lời nói năng thì từ bi, quảng đại, tìm sự ứng báo thì bắt gió mơ hồ. Nhân dân kính tín đến nỗi có người phá sản để cúng cho nhà chùa. Nay xem cái dư nghiệt ở trong một ngôi chùa nát mà còn gớm ghê như thế, huống ngày thường cúng vái sầm uất phỏng còn tai hại đến đâu. Song những anh quân, hiền tướng, thường muốn trừ bỏ mà vẫn không được. Bởi các đấng quân tử cao minh, thường có nhiều người rúp rập, chẳng hạn như Tô học sỹ(8) đời Tống, Lương Trạng nguyên(9) đời Lê, ước sao có hàng trăm ông Hàn Xương Lê(10) ra đời, xúm lại mà đánh, đốt hết sách và chiếm hết nhà mới có thể được.
(1) Đông Triều: nay là huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
(2) Trần Giản Định: tên là Ngỗi, dấy quân chống quân xâm lược Minh từ 1407, niên hiệu Hưng Khánh.
(3) Quân Ngô: chỉ quân xâm lược Minh.
(4) Huyện Kim Thành: thời Trần thuộc châu Đông Triều, nay thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.
(5) Núi An Phụ: nguyên chú: “Núi ở huyện Giáp Sơn”, có lẽ nay là vùng Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương.
(6) Hổ đầu tướng quân: đời vua Tấn An Đế, Cố Hải Chi làm chức Hổ đầu tướng quân, người đương thời gọi là Cố Hổ đầu. Mỗi lần ăn mía, Cố đều ăn từ ngọn xuống gốc, lại nói: “Ăn như thế thì mỗi lúc mới đi đến chỗ thú vị”.
(7) Nguyên văn: “... tên cắm ngập đến lông vũ”, tức là sâu vào đến lông vũ đuôi mũi tên.
(8) Tô Học Sĩ: Tô Đông Pha, nhà thơ lớn đời Tống, thường đến chùa Kim Sơn, chơi thân với sư Phật ấn.
(9) Lương Trạng nguyên: tức Lương Thế Vinh, người xã Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), đỗ Trạng nguyên năm Quang Thuận thứ 4 (1463) đời Lê Thánh Tông, rất sùng đạo Phật.
(10) Hàn Xương Lê: Hàn Dũ đời Đường. Ông có bài biểu can ngăn việc rước xương Phật, thể hiện tư tưởng bài Phật. Ông khuyên vua đốt sách kinh Phật, bắt sư phải hoàn tục.
Lý Huyền Thiên giật mình đứng phắt dậy, chân khí kinh khủng quét ra chẳng khác nào bão tố. Chung quanh y chỉ nháy mắt đã xuất hiện cảnh tượng người người ngã lăn lê bò toài, không đứng dậy nổi.
Lâm Thanh Hồ tuy cũng là cường giả Vụ Hải lâu năm, thế nhưng há lại có thể là đối thủ của Lý Huyền Thiên? Lão đảo mắt một cái, dứt khoát từ bỏ chống cự, mượn luồng chân khí của Võ Hoàng phát ra kéo cả hai thằng cha trưởng ban ngồi phía sau văng khỏi khán đài.
Lâm viện trưởng cảm thấy cứ ở lỳ nơi này phát động thần thông “Man Thiên Quá Hải” hòng che giấu cho hai anh em họ Đỗ cũng chẳng phải cách. Nếu đằng nào cũng phải mất mặt, lão bèn dứt khoát lựa chọn kết cục “bị Võ Hoàng đánh bay” còn hơn.
Chân vừa mới chấm đất, Lâm Thanh Hồ đã tóm cổ áo Đỗ Bảng Nhãn, lao vút về phía thành Đông Thanh, không ngoái đầu lại dù chỉ một khoảnh khắc. Đỗ Thám Hoa lúc này cũng đã phản ứng lại, lập tức dùng toàn bộ số hạo nhiên chính khí còn dư trong người, bay đuổi theo anh trai và viện trưởng.
Mà ở phía đối diện, Ảnh lão cũng nhanh chóng hiện thân, đề khí thủ thế, đôi mắt sáng quắc nhìn chòng chọc về phía Huyền Thanh nương nương.
Ban nãy, lúc bà ta động thủ, yêu khí tiết ra. Ảnh lão là hộ vệ của thái sư đời trước, tu vi cảnh giới không kém, đương nhiên không thể nào qua mắt được lão. Lý Huyền Thiên lại càng không cần phải bàn đến. Danh hiệu Võ Hoàng của y không phải chỉ để gọi cho vui. Huống hồ, một mình y trấn thủ ba mặt của Đại Việt, đối với yêu khí của Huyền Thanh nương nương có lẽ còn mẫn cảm hơn Ảnh lão mấy phần.
Hoàng Sở Sở thấy tình thế không đúng, vội vàng giải thích:
“Tiền bối, Võ Hoàng điện hạ, xin thu tay lại. Vị này là Huyền Thanh nương nương, chủ của đầm Nhất Dạ, tính ra cũng là chỗ hàng xóm của tiên sinh. Hôm nay mở hội ở đây, đích thân tiên sinh đã đến mời nương nương rời núi trợ giúp.”
“Thất lễ rồi.”
Cả Võ Hoàng và Ảnh lão vốn cũng là động thủ theo bản năng, hiện giờ có thời gian suy nghĩ cẩn thận, đều cảm thấy bản thân quá lỗ mãng.
Bích Mặc tiên sinh là người thế nào? Vị đại yêu này có mặt ở đây chắc chắn cũng đã nằm trong sự tính toán của y.
Lý Huyền Thiên, Ảnh lão cùng toàn thể khách khứa đều nghĩ như vậy.
Hoàng Sở Sở vỗ tay ra hiệu một cái, tức thì từ trong địa đạo, một nhóm gần hai mươi người ăn vận na ná như thư đồng nha hoàn, người hầu kẻ hạ của thế gia vọng tộc rồng rắn nối đuôi đi ra. Trên tay mỗi người đều bưng một cái khay bằng gỗ, trên để ngay ngắn một chiếc cặp lồng. Chỉ thấy hai mươi người này có nam có nữ, người nào người nấy ngũ quan đều thanh tú hơn người, mắt sáng như sao.
Thiên kim của Hải Giác thành hắng giọng nói:
“Các vị, hôm nay thực ra vẫn còn một tiết mục ngắn nữa. Trong lúc giải lao, trên dưới ải Quan Lâm cố ý chuẩn bị một ít điểm tâm, chính đặc sản ở quê cũ của tiên sinh. Vẫn mong các vị đừng vì cơm canh đạm bạc mà ghét bỏ.”
Trương Hạo cười vang:
“Lần trước có khẩu phúc ăn được món của tiên sinh cũng đã hơn một năm, quả thực là khiến con sâu thèm ăn trong người lão phu rục rịch. Tiên sinh chu đáo quá. Vẫn mong cô nương chuyển lời đa tạ của lão phu cho tiên sinh.”
Có lão thái sư dẫn đầu, khách khứa nhao nhao lên tiếng cảm ơn vị Bích Mặc tiên sinh từ đầu buổi diễn đến giờ vẫn chưa thèm thò cái mặt ra lần nào.
Những nam thanh nữ tú bưng khay đến trước mặt từng vị khách một, dáng vẻ cung kính, cử chỉ lễ độ, quả thực là so với một số tiểu thư công tử có lẽ còn có gia giáo hơn, khiến cho không ít người đều tỏ vẻ ngạc nhiên, thầm so sánh con cháu nhà mình với những thiếu niên nam nữ trước mặt.
Lý Huyền Thiên thì không chú ý nhiều đến thế.
Nợ đào hoa quá nhiều, ngoại trừ Lý Thanh Vân và Lý Thanh Minh kế thừa Võ Thánh chi hồn và Chiến Thần chi thể ra, những đứa con khác của y y cũng không chú tâm để ý đến lắm. Dù sao, bất luận có bao nhiêu đứa, tính cách thế nào, thì cách Võ Hoàng đối xử với con cái trong nhà cũng chỉ gói gọn lại bằng mười hai chữ “muốn cố gắng thì cho cơ hội, muốn hưởng lạc thì nuôi cả đời” mà thôi.
So với những chuyện này, y càng tò mò về món mà Nguyễn Đông Thanh lấy ra đãi khách hơn. Thành thử, việc nghĩa không nhường ai, vừa nhận được khay gỗ là Võ Hoàng đã đưa tay, mở nắp cặp lồng...
Khói mờ bốc lên, kèm theo một mùi hương quen thuộc khiến hai cánh mũi Lý Huyền Thiên nhảy lên một cái. Lão nhíu mày, nhìn về phía sân khấu chỗ Hoàng Sở Sở đang đứng, không biết đang nghĩ điều gì.
Khách khứa đến xem kịch cũng lục tục giở cặp lồng ra, thì thấy bên trong là một đĩa gồm tám miếng, chẳng rõ là thịt loài gì, thái mỏng độ nửa đốt tay, rộng bằng con cờ. Rải lên trên là một lớp mỡ bóng loáng, điểm xuyết hành lá thái nhỏ xanh xanh. Mùi hương là lạ quyến rũ đầy mời gọi luồn vào cánh mũi, khiến nhiều người nhắm mắt lại, bình tĩnh thưởng thức phẩm vị.
Số khác, hầu hết là xuất thân quan võ, hoặc từng kinh qua sa trường trận mạc thì trên mặt đều hiện lên thần sắc khó tin. Không ai bảo ai, cả đám cùng nhao nhao nhìn về phía Võ Hoàng, giống như đang xin chỉ thị. Thấy phản ứng của Lý Huyền Thiên, bọn họ mới động đũa, cũng im lặng không nói một tiếng nào.
Kim Thiền Tử cũng thử gắp một miếng lên, cắn một cái. Lập tức cảm giác dai dai giòn giòn, hương vị thanh mát ngọt nhẹ tràn vào khoang miệng, thấm qua đầu lưỡi, đối lập lại với sự béo ngậy và thơm nồng của mỡ hành bên ngoài. Một thanh, một đậm, lại vừa đạt đến mức cân bằng, hài hòa, chẳng những không lạc quẻ, mà lại tôn nhau lên thêm.
Hòa thượng trẻ lau mép, thầm nhủ:
“Hình như là nấm, nhưng hương vị này vừa giống đông cô, vừa giống mộc nhĩ, lại có chút tanh tanh nhớt nhớt nhẹ, như thể của loài tảo, loài rong nào đó ngoài biển Phong Bạo. Không hiểu Bích Mặc tiên sinh cho người mời khách món này là có dụng ý gì?”
Giống như Lã Vọng Thiên, Kim Thiền Tử cũng rất lấy làm tò mò, không rõ vị Bích Mặc tiên sinh đến giờ vẫn chẳng thèm ló mặt ra này rốt cuộc đang tính toán điều gì.
Kỳ thực, lần này Kim Thiền Tử nhận lệnh của phương trượng chùa Long Hoa lặn lội đến Quan Lâm cũng là muốn làm rõ một việc: Liệu Nguyễn Đông Thanh có phải cường giả Phật môn hay không mà lại có thể siêu độ vô vàn vong linh ngoài thành Bạch Đế như thế? Nếu như phải, thì y là người theo chánh pháp, hay là kẻ theo ngụy Phật? Thế nhưng hiện giờ đến cái chéo áo của Nguyễn Đông Thanh y cũng chưa nhìn thấy, thế thì còn nói gì đến luận chân phật tà thuyết? Vốn là, truyền nhân chùa Long Hoa còn đang vắt óc nghĩ xem nên dùng cách nào để bái phỏng Bích Mặc tiên sinh...
Chợt, suy nghĩ của y đã bị một câu giới thiệu đơn giản của Hoàng Sở Sở cắt đứt.
Dùng thế sét đánh không kịp bưng tai, Kim Thiền Tử quay ngoắt lại, ánh mắt như lửa nóng nhìn chòng chọc về phía sân khấu.
“Chư vị, mời thưởng thức một vở kịch ngắn cũng do đích thân tiên sinh chắp bút: Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký.”
oOo
Nói về Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký, thì nguyên tác của nó vốn là một truyện ngắn trong bộ Thánh Tông Di Cảo, quyển thượng. Chuyện kể rằng Lê Thánh Tông xuôi thuyền khảo sát, xem nơi nào có nạn mà cứu trợ. Buổi tối, nghỉ lại một ngôi chùa thì vô tình nghe được tượng phật bằng gỗ và tượng phật bằng đất hạnh họe nhau. Cuối cùng cả hai bị Phật Thích Ca mắng cho một chặp, chưa kịp cãi cọ thì nghe tiếng người bên chùa nên đều im bặt. Lúc Lê Thánh Tông mở cửa, thì chỉ có gỗ đá mà thôi.
Bản gốc rất ngắn, miêu tả về các Phật cũng có phần hơi... không được chính ngạch cho lắm. Tỉ như tượng phật đất thì lại mặt râu tua tủa, tay cầm kiếm. Phật gỗ thì đội mũ hoa đi hài vẽ, Phật Thích Ca lại tay ôm bầu rượu, dáng say lảo đảo, chẳng khác nào cái anh Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử.
Nguyễn Đông Thanh thấy thế, bèn sửa lại đôi chút.
Thánh Tông Đại Việt ở Huyền Hoàng giới cũng có, bèn dứt khoát hợp hai làm một luôn. Trận lụt thì thay bằng Hải Thú vào bờ, dâng nước hại người. Riêng phần ba vị Phật nói chuyện cãi nhau, thì trừ việc sửa lại tạo hình cho đúng với trong chùa miếu của Đại Việt ra, thì Nguyễn Đông Thanh không đụng đến nữa.
Dù sao, trong mắt gã, thì đây cũng là ba ông Phật cãi nhau, là chuyện nội bộ cả, không phải các đạo đang tranh giành ảnh hưởng như ở tích của Liễu Hạnh. Thành thử, suy đi tính lại một phen, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta bèn dứt khoát cứ bê nguyên xi vào chứ không cần phải sửa lại gì cả.
Tuy nhiên, phần cuối hơi cụt quá, thành thử Nguyễn Đông Thanh bèn “chế cháo” thêm một đoạn trong “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều” bên Truyền Kỳ Mạn Lục vào. Trong bản kịch chuyển thể của Nguyễn Đông Thanh, Lê Thánh Tông đi trị tai thì phát hiện một làng kia có chuyện yêu ma quỷ quái, bèn nán lại chờ xem. Thế là phát hiện được chuyện ba Phật cãi nhau, phá được việc tượng thần ăn vụng.
Khách khứa đến xem phàm là người Đại Việt thì đều hoan hô vang dội. Nhất là cánh quan võ từng trải chiến trường, ai mà không có chút kính nể khâm phục Thánh Tông Lê Hạo Thanh? Bây giờ Nguyễn Đông Thanh viết một vở kịch để Thánh Tông làm nhân vật chính, quả thực chẳng khác nào gãi đúng chỗ ngứa.
oOo
**Lời tác giả:** Nhìn chung đoạn trên là đủ KPI và cũng ngưng nội dung ở đây được rồi, phía dưới trích hai truyện được dẫn ra trong chương cho anh em đỡ phải tự đi tìm ebook, cơ mà không vì thêm phần nguyên tác này mà nhóm tác ăn bớt của anh em đâu. Với cũng lưu ý thêm là lời bình cuối truyện chưa chắc đã là lời của tác giả, vì sách là do người đời sau sưu tập và gán lại thành quyển. Đồng thời lời bình cuối chương giữa các mẩu truyện cũng có mâu thuẫn với nhau.
Đương nhiên, cũng là giới thiệu cho anh em biết thái độ của Nho giáo đối với Phật giáo vào cái thời Nho đạo độc tôn nó hằn học và cực đoan đến mức nào. Đến nay ở Tàu lại thấy rục rịch ngoi lên, chả qua lần này không tôn Nho nữa mà tôn Đạo thôi.
oOo
Trích nguyên văn Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký (hay Chuyện hai ông Phật cãi nhau) – Thánh Tông Di Cảo:
Năm Quý Tỵ lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà chó trên cành. Đến chùa phần nhiều bị nước cuốn đi hay là đổ nát.
Ngày hai mươi bảy tháng tám, nước rút, Ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân. Buổi chiều, đến bến đò Văn Giang, gió mưa mờ mịt. Ta cho buộc thuyền trước chùa rồi nằm ngủ. Đến canh ba, bốn bên im lặng như tờ, ta bỗng nghe trong chùa có tiếng nói xì xào. Lúc ấy, quan hầu đều ngủ say. Ta lén đi lên bờ, tựa cửa chùa dòm trộm, thấy một tượng phật bằng đất, chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm, râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng phật gỗ ngồi ở bên trên, mắng rằng:
- Khoảng tháng sáu, tháng bảy, Hà Bá gây ra tai vạ, chính thân ngươi cũng không thể chống nổi nước lũ, phải trôi dòng dạt bãi, lúc nổi lúc chìm, mũ hoa để lem nhem, hài vẽ để bùn lấm. Khi ấy, các mụ nhà quê trông thấy ngươi, ngờ là cây chuối nổi, thợ mộc trông thấy ngươi nghi là khúc gỗ trôi. Đã bao lâu, ngươi vẫn là chỗ để cho bọn áo nâu tay chùng nấp bóng, thế mà bây giờ ngươi không sao kiếm nổi một bữa cúng chay (1). Cũng may mà thân nhà ngươi hãy còn, được nhà sư đem về sửa lại áo mũ, tô lại vàng son. Ta nghĩ: trước ngươi đã gặp cảnh ngộ nhường ấy, nay còn mặt mũi nào dám ở trên ta mà hưởng lộc ba phẩm nữa?
Phật gỗ cũng phát khùng đứng lên nói:
- Ngươi không nghe trong kinh có câu: “Thế gian vạn sự bất như thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường”(2)hay sao? Ôi! Lụt và hạn là bởi thiên tai gây ra. Lụt thì ta cùng trôi theo nước, khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ, dẫu bị xiêu dạt giang hồ, nhưng có hại gì đến “chân thân” của ta? Vậy chẳng phải là “làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa”(3)hay sao? Khi ở trên dòng nước lũ, ta trông về cảnh chùa nhà mà thương thay cho nhà ngươi gặp bước truân chuyên. Nước đến chân thì chân ngươi nát rữa, nước đến bụng thì bụng ngươi vỡ lở, nước đến lưng thì lưng và vai ngươi đổ sụp. Trán rộng, mi dài, thôi còn đâu nữa! Hỡi ôi, thương thay! Thân hình không giữ nổi, còn cười người chi?
Hai Phật còn đương nói, chợt Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mà rằng:
- Chao ôi! Hai ngươi đều có lỗi cả. Trong khi nước lớn mênh mông các ngươi đã không biết vận ngũ thông, dùng lục trí (4)thét lui muôn dòng nước về biển Đông, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng, như thế đã không biết xấu hổ, lại còn đấu khẩu với nhau, không sợ “vách có tai” ư?
Hai Phật bị phật Thích Ca bẻ lý, toan tìm lời chống chế, bỗng nghe bên chùa có tiếng người, ai nấy im thít.
Ta đẩy cửa trông vào, chỉ thấy đèn nến sáng choang, hai Phật cùng Phật Thích Ca đều trơ trơ ba khối đất và gỗ thôi.
o0o
1) Nguyên văn chữ Hán viết “vu bồ”. Nhưng chữ “vu bồ” chỉ có nghĩa là đánh bạc. Có lẽ đây là chữ “y bồ” nghĩa là bữa cơm chay thì đúng hơn. Chữ “y bồ” từng được dùng ở bài ký Tạ An đi chơi núi Kê Túc, trong bài ký ấy có nói việc nhà sư dọn cơm chay cho ăn, gọi là “y bồ soạn”, bữa cơm chay của người mộ đạo.
(2) Đây là hai câu kệ ở sách Phật. Có hai cách hiểu:
Ý kiến thứ nhất: “Muôn việc ở trên đời, không chi bằng bình thường, đã không làm cho người ta kinh sợ, lại được lâu đài”. Cắt nghĩa như thế, câu trên và câu dưới xuôi nghĩa với nhau một chiều. Ý kiến thứ hai: “Mọi việc ở trên đời thay đổi luôn luôn (bất như thường), nhưng lại (hựu) không làm cho ai kinh sợ và giữ nguyên được bản thể lâu dài (bất kinh nhân-cửu trường)”. Phật gỗ đem câu này ra để chứng tỏ thân mình đã qua một phen trôi dạt, rồi lại trở về chốn cũ y nguyên như trước, như trong bài đã nói: “Lụt, thì ta cùng trôi theo với nước (bất như thường), khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ (bất kinh nhân-cửu trường). Dẫu bị xiêu dạt giang hồ (bất như thường), nhưng có hại gì đến chân thân của ta (bất kinh nhân-cửu trường)”.
(3) Đây cũng là một câu kệ. Nguyên văn chữ Hán là: “Hựu vật tiên thiên địa, vô hình bản tịch liêu. Năng vi vạn tượng chủ, bất trục tứ thời điêu”. Dịch nghĩa: Có vật tồn tại từ trước khi có trời đất, không có hình mà vốn lại lặng lẽ, làm chủ muôn hiện tượng, không điêu tàn theo bốn mùa.
(4) Lục trí: Thần cảnh trí, Thiên nhãn trí, Tha tâm trí, Túc trụ tùy niệm trí, Lậu tận trí. Ngũ thông: Đạo thông, Thần thông, Y thông, Báo thông, Yêu thông. Nói chung là những pháp thuật thần thông của nhà Phật.
Lời bàn của Sơn Nam Thúc: Hai phật cãi nhau là việc lạ, Phật Thích Ca bẻ hai Phật, lời nói lại càng lạ. Kể thì hai phật đều là vô công, mà còn đem việc ngồi trên ngồi dưới, lộc hậu, lộc bạc để tranh nhau, nên Phật Thích Ca chê là phải. Nhưng tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, thì có công gì với dân? Chẳng qua cũng như hai Phật kia thôi! Thánh thiên tử ruồng những lời nói tà, chống những việc làm lệch, chép nên bài văn lạ này, lời lẽ sâu sắc. Chẳng những kẻ ngồi không ăn lộc đọc đến phải toát mồ hôi trán, mà cả những người xuất gia đọc đến, cũng tự biết trở lại đường ngay. Thực là “đầu đề nho nhỏ, mà văn chương lớn lao”.
oOo
Trích nguyên văn “Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều” – Truyền Kỳ Mạn Lục
Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều(1), sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.
Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần(2), binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô(3) lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:
- Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.
Song Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức các thôn dân, đêm đêm phải canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm cắp vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói:
- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.
Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:
- Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.
Mọi người bèn đi đốt hương lễ bái ở chùa chiền khấn rằng:
“Lũ chúng sinh này kính thờ Trời Phật, quy y đã lâu, hết lòng trông cậy ở Phật pháp. Nay ma quỷ nổi lên, quấy nhiễu dân chúng, họa hại cả đến loài lục súc, vậy mà Phật ngồi nhìn im lặng, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Cúi xin mở lượng thương xót, ra uy trừng phạt, khiến thần, người chẳng lẫn, dân vật đều yên, hết thảy chúng sinh, đều được đội ơn nhiều lắm. Song loạn lạc vừa yên, sinh kế chưa khôi phục được, tấc gỗ mảnh ngói khó lòng xoay xở vào đâu. Đợi khi làm ăn giàu có sẽ lại xin sửa lại chùa chiền đền công đức ấy”.
Đêm hôm ấy, trộm cắp hoành hành lại dữ hơn trước. Tư Lập chẳng biết làm sao được; nghe Vương tiên sinh ở huyện Kim Thành(4) là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Vương tiên sinh bói rồi nói rằng:
Cưỡi trên ngựa tốt,
Mặc áo vải săn.
Túi da tên thiếc,
Đích thị người thần.
Lại dặn rằng:
- Ông muốn trừ được nạn ấy, sáng mai nên theo phía tả cửa huyện đi về phương Nam, hễ thấy người nào vận mặc như thế, mang xách như vậy, quyết là người ấy có thể trừ hại được, nên cố thỉnh mời, dù từ chối cũng đừng nghe.
Hôm sau, Tư Lập cùng các phụ lão đúng theo lời của Vương tiên sinh để trông ngóng xem, những kẻ đi, người lại đầy đường, chẳng thấy ai giống như thế cả. Trời đã xế chiều ai nấy chán nản sắp muốn về, chợt có một người từ trong núi bước ra, mình mặc áo vải, đeo cung cưỡi ngựa. Mọi người cùng chạy ra phục lạy ở phía trước mặt. Người ấy ngạc nhiên hỏi, mọi người cũng kể rõ bản ý của mình. Người ấy cười mà nói rằng:
- Các ông sao mà quá tin bói toán thế. Tôi từ nhỏ làm nghề săn bắn, mình không rời yên ngựa, tay không rời cung tên. Hôm qua nghe nói ở núi An Phụ(5) có nhiều giống nai, báo, thỏ tốt nên nay định đến để săn, nào có biết lập đàn thầy pháp, bắt ma vô hình là công việc thế nào.
Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa bèn, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kỳ được. Người kia xem chừng không thể từ chối, phải gượng nghe lời. Tư Lập mời người ấy về huyện để ở trong nhà quán xá, giường chiếu màn đệm rất sang trọng, săn sóc kính cẩn như một vị thần minh. Người ấy nghĩ riêng rằng:
- Họ tiếp đãi kính cẩn với ta như thế này, chỉ vì cho ta là có tài trừ quỷ. Nhưng thực thì ta chẳng có tài gì về việc đó, thế mà đi hưởng sự cung cấp của người, sao cho đành tâm. Nếu không sớm liệu trốn đi thì có ngày xấu hổ.
Hôm ấy ước chừng nửa đêm, thừa lúc mọi người đã ngủ say, người ấy bèn rón rén ra khỏi huyện lỵ. Khi đến phía Tây cái cầu ván bấy giờ trời tối lờ mờ, trăng khuya chưa mọc, thấy có người hình thể to lớn, hớn hở từ dưới đồng đi lên, người ấy bèn lẻn vào chỗ khuất, ngồi rình để xem họ làm trò gì. Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói:
- Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chẳng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy.
Một người cười mà nói:
- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối; ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cây mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng.
Một người nói:
- Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân(6) ngày xưa.
Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít. Người kia đang ngồi núp một chỗ, liền dương cung lắp tên, thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ớ mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau:
- Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết.
Người kia kêu réo ầm ĩ lên, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu máu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào sâu lắm (7). Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hẩy đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng:
- Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thủy thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm.
Đó rồi họ sai người đến miếu Thủy thần, thấy pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép, lại phá hủy luôn cả pho tượng ấy.
Quan huyện Văn Tư Lập dốc hết hòm rương để trả ơn, người kia chở nặng mà về. Từ đấy yêu tà tuyệt tịch không còn thấy bóng tăm đâu nữa.
Lời bình:
Than ôi! Cái thuyết nhà Phật thật vô ích mà có hại quá lắm. Nghe lời nói năng thì từ bi, quảng đại, tìm sự ứng báo thì bắt gió mơ hồ. Nhân dân kính tín đến nỗi có người phá sản để cúng cho nhà chùa. Nay xem cái dư nghiệt ở trong một ngôi chùa nát mà còn gớm ghê như thế, huống ngày thường cúng vái sầm uất phỏng còn tai hại đến đâu. Song những anh quân, hiền tướng, thường muốn trừ bỏ mà vẫn không được. Bởi các đấng quân tử cao minh, thường có nhiều người rúp rập, chẳng hạn như Tô học sỹ(8) đời Tống, Lương Trạng nguyên(9) đời Lê, ước sao có hàng trăm ông Hàn Xương Lê(10) ra đời, xúm lại mà đánh, đốt hết sách và chiếm hết nhà mới có thể được.
(1) Đông Triều: nay là huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
(2) Trần Giản Định: tên là Ngỗi, dấy quân chống quân xâm lược Minh từ 1407, niên hiệu Hưng Khánh.
(3) Quân Ngô: chỉ quân xâm lược Minh.
(4) Huyện Kim Thành: thời Trần thuộc châu Đông Triều, nay thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.
(5) Núi An Phụ: nguyên chú: “Núi ở huyện Giáp Sơn”, có lẽ nay là vùng Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương.
(6) Hổ đầu tướng quân: đời vua Tấn An Đế, Cố Hải Chi làm chức Hổ đầu tướng quân, người đương thời gọi là Cố Hổ đầu. Mỗi lần ăn mía, Cố đều ăn từ ngọn xuống gốc, lại nói: “Ăn như thế thì mỗi lúc mới đi đến chỗ thú vị”.
(7) Nguyên văn: “... tên cắm ngập đến lông vũ”, tức là sâu vào đến lông vũ đuôi mũi tên.
(8) Tô Học Sĩ: Tô Đông Pha, nhà thơ lớn đời Tống, thường đến chùa Kim Sơn, chơi thân với sư Phật ấn.
(9) Lương Trạng nguyên: tức Lương Thế Vinh, người xã Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), đỗ Trạng nguyên năm Quang Thuận thứ 4 (1463) đời Lê Thánh Tông, rất sùng đạo Phật.
(10) Hàn Xương Lê: Hàn Dũ đời Đường. Ông có bài biểu can ngăn việc rước xương Phật, thể hiện tư tưởng bài Phật. Ông khuyên vua đốt sách kinh Phật, bắt sư phải hoàn tục.
Chương trước
Chương sau
- Chương 1: Lão Thụ Cổ Viện
- Chương 2: Gian Phòng Phía Tây
- Chương 3: Bái Sư
- Chương 4: Đi Chợ
- Chương 5: Tướng Quân, Thiếu Niên
- Chương 6: Thanh Vân – Thanh Thiên Chi Vân
- Chương 7: Bích Mặc Tiên Sinh – Sâu Không Lường Được
- Chương 8: Long – Phượng
- Chương 9: Mộc Gia – Mộc Thanh Hiên
- Chương 10: Cố Nhân
- Chương 11: Lại Gặp Cố Nhân
- Chương 12: Ước Chiến
- Chương 13: Nguyễn Đông Thanh Dạy Hư Học Trò
- Chương 14: Dương Mưu
- Chương 15: Quỷ Đói
- Chương 16: Thanh Vân Thượng Đài
- Chương 17: Long Chưởng Đấu Quỷ
- Chương 18: Toái Đản Cuồng Ma Lý Thanh Vân
- Chương 19: Mộc Gia Phát Chẩn
- Chương 20: Lại Phải Đạo Văn
- Chương 21: Thiên Sư Đạo
- Chương 22: Chữ Số
- Chương 23: Tạ Hàn Thiên Lại Đến
- Chương 24: Cổ Vật Thần Bí
- Chương 25: Mới Đến Nước Sở
- Chương 26: Mẫu Hà Đạo
- Chương 27: Trận Đạo Trong Thiên Hạ Chia Ba Phần, Bần Đạo Chiếm Hết Hai
- Chương 28: Bội Tín
- Chương 29: Cụp Đuôi Mà Chạy
- Chương 30: Sát Thần Nghiêm Hàn
- Chương 31: Thiên Tài Tuyệt Thế: Lâm Lão Phu Tử
- Chương 32: Vỡ Nát Nho Tâm
- Chương 33: Trư Đế - Dực
- Chương 34: Đêm Muộn
- Chương 35: Xuống Nước
- Chương 36: Đáy Sông Ngân Hà
- Chương 37: Chạy Trối Chết
- Chương 38: Lựa Chọn Của Bạch Vũ Ngưng
- Chương 39: Rời Khỏi Đại Sở
- Chương 40: Mỹ Vị Sơn Trang
- Chương 41: Mèo Máy Này Có Chút... Bạo Lực
- Chương 42: Hổ Phụ Sinh Hồ Tử
- Chương 43: Tiên Sinh Thật Dễ Mềm Lòng
- Chương 44: Cắm Trại
- Chương 45: Thiên Cơ Các Quá Có Tiền
- Chương 46: Nhất Phẩm Lầu Đấu Giá Hội
- Chương 47: Phong Vân Tế Hội
- Chương 48: Quỷ Rừng
- Chương 49: Gà Con
- Chương 50: Sự Hoài Nghi Của Thượng Quan Trường Không
- Chương 51: Âm Dương Cải Mệnh Đan
- Chương 52: Nói Móc Và Hạ Nhục
- Chương 53: Thủy Thượng Ải Quan/hoàng Liên Sơn Man
- Chương 54: Tiểu Thực Thần – Trương Mặc Sênh
- Chương 55: Không Nhận Vạn Lượng Bạc
- Chương 56: Chảo Gang Phang Vô Lại, Nồi Chõ Gõ Lưu Manh
- Chương 57: Mời Hoàng Đế Đi Vi Hành
- Chương 58: Trà Dư Tửu Hậu, Xuân Tuyết Nhu Nhu
- Chương 59: Trương Mặc Sênh: Ta Chưa Chết?
- Chương 60: Thiếu Trang Chủ Không Được Hoan Nghênh
- Chương 61: Nguyễn Đông Thanh: Chẳng Có Nhẽ Ta Thực Sự Bị Sao Quả Tạ Chiếu Mạng?
- Chương 62: Bích Mặc Tiên Sinh? Chính Là Tại Hạ
- Chương 63: Trời Giúp Mỹ Vị Sơn Trang!
- Chương 64: Mỹ Vị Đấu Khai Mạc
- Chương 65: Lịch Đại Trang Chủ Hiển Thánh
- Chương 66: Bước Ngoặt Không Ngờ
- Chương 67: Đục Nước Béo Cò
- Chương 68: Vỏ Quýt Dày Có Móng Tay Nhọn, Kẻ Cắp Thì Gặp Bà Già
- Chương 69: Chỉ Vì Trù Đạo
- Chương 70: Võ Bảng Hội Bắt Đầu
- Chương 71: Tạ Hàn Thiên: Tình Báo Của Thiên Cơ Các Hóa Ra Cũng Chỉ Thế Thôi!
- Chương 72: Một Đấu Năm
- Chương 73: Long Tranh Hổ Đấu
- Chương 74: Giao Chiến
- Chương 75: Võ Hoàng – Lý Huyền Thiên
- Chương 76: Bổng Đả Chiến Thần
- Chương 77: Võ Bảng Hội Kết Thúc
- Chương 78: Về Nhà Thôi
- Chương 79: Phụ Chương Valentine: Lễ Tình Nhân Ở Lão Thụ Cổ Viện (1)
- Chương 80: Phụ Chương Valentine: Lễ Tình Nhân Ở Lão Thụ Cổ Viện (2)
- Chương 81: Đường Về Cổ Viện
- Chương 82: Khách Không Mời
- Chương 83: Quân Sư Của Long Tộc – Long Thanh Y
- Chương 84: Long Thanh Y: Rốt Cuộc Các Ngươi Là Rồng Hay Là Báo?
- Chương 85: Long Tộc Khiếp Sợ
- Chương 86: Sinh Vật Nhân Tạo?
- Chương 87: Nem Chua
- Chương 88: Đại Việt Thái Tử
- Chương 89: Tiên Sinh Phải Chăng Là Độc Cô Cầu Bại?
- Chương 90: Hóa Giải Khúc Mắc
- Chương 91: Bắt Tay Vào Làm Nem Chua
- Chương 92: Văn Đàn Chấn Động
- Chương 93: Túy Vân
- Chương 94: Kiếm Trì Tam Tổ
- Chương 95: Cổ Long Thành
- Chương 96: Thứ Lỗi, Tại Hạ Có Chỗ Dựa
- Chương 97: Một Viên Đá Ném Vào Hồ Nước, Gợn Sóng Lan Ra Cả Mặt Hồ
- Chương 98: Cao Nhân Bất Lộ Tướng
- Chương 99: Đăng môn tống thiếp
- Chương 100: Tiệc Cưới Bất Ổn
- Chương 101: Vạn Tử Thiên Hồng
- Chương 102: Thú Triều
- Chương 103: Loạn
- Chương 104: Đình Chiến Trạch
- Chương 105: “Thánh Tộc Thứ Sáu” Của Yêu Tộc
- Chương 106: Thiên Kiêu Thú Tộc
- Chương 107: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 1
- Chương 108: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 2
- Chương 109: Phụ Chương: Cuộc Phiêu Lưu Của Cải Thảo Và Tiểu Thực Thần 3
- Chương 110: Nho Môn Lại Đến Cửa Gây Chuyện
- Chương 111: Tiên Sinh Chẳng Nhẽ Không Nhận Ra Mình Là Cường Giả Tuyệt Thế?
- Chương 112: Hàng Xóm: Huyền Thanh Phu Nhân
- Chương 113: Bích Mặc Tiên Sinh Khẩu Chiến Quần Nho
- Chương 114: Tỉnh Quốc Dân Phú
- Chương 115: Sóng Dậy Bốn Phương
- Chương 116: Thiên Kiêu Của Kiếm Trì
- Chương 117: Cơm Thêm
- Chương 118: Bạch Đế Thành
- Chương 119: Làm Ơn Mắc Oán
- Chương 120: Kiếm Trì
- Chương 121: Thân Là Đàn Ông, Thà Chết Cũng Không Đánh Với Lý Thanh Vân!
- Chương 122: Thuộc Tính Ẩn Của Đỗ Thải Hà
- Chương 123: Toàn Trường Chấn Kinh: Lý Thiếu Hiệp Té Ra Còn Có Loại Sở Thích Này?
- Chương 124: Thương Lan Kiếm Vực
- Chương 125: Thế Giới Cổ Quái
- Chương 126: Nội Dung Chưa Được Cập Nhật, Vui Lòng Quay Lại
- Chương 127: Giết Gà Dọa Khỉ? Sao Ta Lại Không Biết?
- Chương 128: Cố Thi Âm
- Chương 129: Dự Giờ
- Chương 130: Thầy Của Các Trò Chỉ Là Phu Tử Dân Dã
- Chương 131: Thầy Bói Thần Bí
- Chương 132: Gia Cát Lượng – Giả Cát Tường
- Chương 133: Giả Cát Tường: Cái Tên Nguyễn Đông Thanh Này Hẳn Phải Có Hệ Thống Xịn Hơn!
- Chương 134: Đại Hội Võ Lâm
- Chương 135: Đối Thủ Đáng Sợ
- Chương 136: Một Đao Thị Uy
- Chương 137: Hống Hách Ngông Cuồng
- Chương 138: Dạo Này Chúng Ta Đánh Lôi Đài Có Hơi Nhiều
- Chương 139: Cao Thủ Trong Bí Cảnh: Boykodonvippro96
- Chương 140: Một Đường Hát Vang???
- Chương 141: Trận Đấu Cam Go
- Chương 142: Chân Tướng Sự Việc
- Chương 143: Đại Chiến Nhậm Ngã Cuồng
- Chương 144: Vô Tướng Chỉ Kiếm
- Chương 145: Thắng Lợi
- Chương 146: Tìm Gặp Sở Tinh Hà
- Chương 147: Thương Thế Của Sở Tinh Hà
- Chương 148: Bích Mặc Tiên Sinh Chả Lẽ Thật Sự Là Cường Giả Mới Chu Du Thiên Ngoại Trở Về?
- Chương 149: Thợ Săn Và Con Mồi
- Chương 150: Ba Mặt Một Lời... Nhiều Cách Hiểu
- Chương 151: Bích Mặc Tiên Sinh Dạy Học Trò
- Chương 152: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
- Chương 153: Bạch Đế Thành Chủ
- Chương 154: Sóng Gió Thiên Hạ
- Chương 155: Lệ Chi Viên Tam “Anh” Kết Nghĩa
- Chương 156: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Thương
- Chương 157: Chuyện Truyền Miệng Về Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 158: Long Nữ Thích Ca Hát
- Chương 159: Huyền Hoàng Giới Có Internet???
- Chương 160: Đại Quân Vây Núi
- Chương 161: Chương Đặc Biệt: Trả Lời Một Số Câu Hỏi Và Giao Lưu Cùng Độc Giả
- Chương 162: Bích Mặc Tiên Sinh Gặp “Chủ Tịch”
- Chương 163: Đánh Lén
- Chương 164: Đắn Đo
- Chương 165: Hai Âm Mưu Gia Ta Nhìn Cô, Cô Nhìn Ta, Không Ai Hiểu Chuyện Gì Xảy Ra
- Chương 166: Thái Tử Và Thái Giám
- Chương 167: Trọng Trách Của Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 168: Người Đi, Kẻ Đến
- Chương 169: Nghiêm Quảng Đến Đại Việt
- Chương 170: Long Tộc Tiểu Công Chúa
- Chương 171: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Ám Sát?
- Chương 172: Trầm Ngư Lạc Nhạn, Bế Nguyệt Tu Hoa
- Chương 173: Giang Thượng Sát Cục
- Chương 174: Trước Khi Lâm Trận, Đọc Tiểu Thuyết Cái Đã
- Chương 175: Sử Gia Thần Công – Trường Hà Dư Ảnh
- Chương 176: Hữu Duyên?
- Chương 177: Đao Kiếm Hợp Bích
- Chương 178: Toái Đản Cuồng Ma Đánh Nhà Sư
- Chương 179: Ve – Bọ Ngựa – Chim Sẻ
- Chương 180: Thành Đông Thanh
- Chương 181: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 182: Hoắc Minh Hạo
- Chương 183: Tính Toán Của Thư Viện
- Chương 184: Đại Náo Thanh Tùng Thư Viện
- Chương 185: Người Từ Hạ Giới
- Chương 186: Nhạc Ban Khủng Hoảng
- Chương 187: Vi Tát Đại Sư
- Chương 188: Kiều Minh Long Xuất Hiện
- Chương 189: Nhất Phẩm Thị
- Chương 190: Núi Hoang Trăng Lạnh
- Chương 191: Phụ Chương: Anh Thầy Bói Họ Lã (1)
- Chương 192: Phụ Chương: Cô Thợ Thủ Công Họ Hàn (2)
- Chương 193: Phụ Chương: Bùi Thiếu Muốn Đầu Tư (3)
- Chương 194: Phụ Chương: Nhiệm Vụ Mới Của Bùi Thiếu (4)
- Chương 195: Phụ Chương: Tóm Tắt Các Thế Lực Đã Được Giới Thiệu
- Chương 196: Nhân Trung Chiến Hổ
- Chương 197: Chúng Đệ Tử Kiếm Trì: Đỗ Tiểu Thư Rất Đáng Sợ!
- Chương 198: Lã Gia Cố Sự
- Chương 199: Người Hai Mệnh Số
- Chương 200: Gặp Người Quen Cũ
- Chương 201: Bạo Tạc
- Chương 202: Cứu Binh Kiếm Trì
- Chương 203: Chưởng Ấn Quan
- Chương 204: Vào Ngục Tạm Giam
- Chương 205: Ám Sát
- Chương 206: Nữ Thí Chủ, Bần Ni Tính Được Ngươi Sắp Gặp Tai Nạn Thương Cân Động Cốt
- Chương 207: Trương Mặc Sênh Vào Lệ Chi Tiểu Uyển
- Chương 208: Tiểu Thực Thần: Lão Tổ Cứu Mạng!!!
- Chương 209: Trương Mặc Sênh Đấu Long U
- Chương 210: Lê Khuynh Thành
- Chương 211: Trương Mặc Sênh: Hóa Ra Long U Không Đáng Sợ, Lê Khuynh Thành Mới Là Đồng Đạo Với Tam Sư Tỷ
- Chương 212: Bích Mặc Tiên Sinh Thả Dây Dài Câu Cá Lớn
- Chương 213: Tiểu Thực Thần Đấu Khẩu Chiến Vương
- Chương 214: Trung Niên Đầu Trọc Ra Vẻ Thần Bí
- Chương 215: Lạnh Và Kinh Dị
- Chương 216: Huyết Điền Lãnh Kính Hồ
- Chương 217: Vân Nguyên Nhân Tràng
- Chương 218: Cửu Cảnh Chi Danh
- Chương 219: Long U: Các Người Đoán Thử Xem Món Cuối Này Tên Là Gì?
- Chương 220: Tắm Chung – Phong Tục Của Sứ Quan Đại Tề
- Chương 221: Thiên Hộ, Chủ Quán Và Tăng Nhân
- Chương 222: Sự Khó Xử Của Hồ Ma Thành Chủ
- Chương 223: Yêu Sách Của Thượng Quan Trường Không
- Chương 224: Kế Sách Của Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 225: Huyền Thanh: Kỳ Thực Bản Cung Rất Ham Chơi
- Chương 226: Nhân – Quả - Hai Người
- Chương 227: Ải Quan Lâm Phong Vân Tế Hội
- Chương 228: Giám Bảo Thần Mục Tiến Giai
- Chương 229: Kịch
- Chương 230: Đáng Thương Thay Đỗ Bảng Nhãn, Nằm Không Cũng Trúng Đạn
- Chương 231: Món Ăn Kỳ Lạ – Lưỡng Phật Đấu Thuyết Ký
- Chương 232: Chân Tướng
- Chương 233: Bao Tinh Bạch
- Chương 234: Thách Đấu Luận Đạo
- Chương 235: Đến Thành Hải Nha
- Chương 236: Cục Băng Gác Cổng
- Chương 237: Kinh Biến Ở Cổng Thành
- Chương 238: Lý Thanh Vân Làm Xuy Sự Binh (*)
- Chương 239: Khi Người Eq Thấp Động Não
- Chương 240: Sự Thật
- Chương 241: Long Đình Đối Tụng Lục (Thượng)
- Chương 242: Long Đình Đối Tụng Lục (Hạ)
- Chương 243: Thân Thế Của Quan Hạ Băng
- Chương 244: Phiền Toái Tìm Đến Cửa
- Chương 245: Phi Lưu Bích
- Chương 246: Đấu Binh – Đấu Tướng
- Chương 247: Liên Thắng Ba Trận
- Chương 248: Thế Như Chẻ Tre
- Chương 249: Điện Hạ Và Tiên Sinh
- Chương 250: Sát Thần Điện
- Chương 251: Đây Chính Là Nơi Kiếm Thánh Đã…
- Chương 252: Đi Tới Hầm Mỏ
- Chương 253: Giết Và Tha
- Chương 254: Thiết Khanh Trấn
- Chương 255: Chất Vấn Thẩm Tam Vạn
- Chương 256: Đến Thẩm Gia Trang
- Chương 257: Quyết Định Của Tạ Thiên Hoa
- Chương 258: Cánh Cổng Gỗ
- Chương 259: Hầm Mỏ Đẫm Máu
- Chương 260: Miệng Lưỡi Thiên Hạ
- Chương 261: Người Đồng Hành Bất Ngờ
- Chương 262: Quái Vật Dưới Hang Sâu
- Chương 263: Lý Vô Danh
- Chương 264: Cô Sơn Lẫm Lẫm
- Chương 265: Chiều Kinh Hoàng Ở Trấn Thiết Khanh
- Chương 266: Trận Khổ Chiến Trước Cửa Nha Môn
- Chương 267: Đụng Rồi Chạy
- Chương 268: Đột Phá Trong Hiểm Cảnh – Ứng Dụng Mới Của Thanh Sắc Thần Quang
- Chương 269: Kiều A Bích – Mão – Liễu Khả Hâm
- Chương 270: Nhân Họa Đắc Phúc – Thanh Sắc Thần Quang Lại Có Thêm Ứng Dụng Mới
- Chương 271: Sau Cơn Mưa, Trời Lại Sáng
- Chương 272: Tuyết Hoa Thành
- Chương 273: Thiên Thê
- Chương 274: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 275: Nho Môn Vô Sỉ, Danh Bất Hư Truyền
- Chương 276: Nho Môn Lục Nghệ: Cửu Số
- Chương 277: Số Học Đấu Cửu Số (1)
- Chương 278: Số Học Đấu Cửu Số (2)
- Chương 279: Niềm Vui Bất Ngờ
- Chương 280: Nho Môn Phản Kích
- Chương 281: Trương Mặc Sênh: Em Xin Dùng Sự Trợ Giúp Gọi Điện Thoại Cho Người Thân!
- Chương 282: Gậy Ông Đập Lưng Ông
- Chương 283: Ăn Cua Nói Chuyện Yêu Tộc
- Chương 284: Manh Mối Bất Ngờ
- Chương 285: Nho Môn Hẹn Đàm Phán
- Chương 286: Nho Môn Tứ Đại Tài Tử
- Chương 287: Lần Đầu Thấy Hải Thú
- Chương 288: Vạn Hoa Tề Phóng, Vạn Điểu Tề Minh, Đại Tranh Chi Thế
- Chương 289: Dược Thánh
- Chương 290: Lần Đầu Đến Thành Bạch Đế
- Chương 291: Chưởng Bút Quan – Hoắc Kim Trọng
- Chương 292: Thiên Tài Hàn Gia
- Chương 293: “Từ Không Sinh Có”
- Chương 294: Họp Phụ Huynh
- Chương 295: Gặp Chưởng Kiếm Quan, Đến Thanh Trúc Tự
- Chương 296: Huyền Tiêu Cung Chủ Và Dược Thánh
- Chương 297: Bích Mặc Tiên Sinh Bị Bệnh
- Chương 298: Trường Mệnh Trùng Tái Xuất Giang Hồ
- Chương 299: Lã Vọng Thiên Và Dư Tự Lực
- Chương 300: Dư Lực Và Lã Vọng
- Chương 301: Lã Vọng Thiên: Hồ Lô Của Huynh Đài Có Bán Thuốc Bổ Máu Không?
- Chương 302: Thăm Khám
- Chương 303: Giấc Mơ Kỳ Lạ
- Chương 304: Bất Ngờ
- Chương 305: Buổi Hẹn Luận Đạo
- Chương 306: Bích Mặc Tiên Sinh: Là Ai Đã Nhét Cái Phật Đạo Này Vào Trong Tay Ta?
- Chương 307: Đa Vũ Trụ Đấu Đa Vũ Trụ
- Chương 308: Hố Đen Nuốt Gọn Núi Tu Di
- Chương 309: Hưu Hướng Như Lai
- Chương 310: Oan Gia Ngõ Hẹp
- Chương 311: Trư Vương Chiến Lý Thanh Vân
- Chương 312: Một Chiêu
- Chương 313: Âm Mưu
- Chương 314: Trần Phan Nam Của Ngọc Hư Cung
- Chương 315: Nhập Hải
- Chương 316: Bên Dưới Ngọn Sóng
- Chương 317: Du Long Đao Hoành Không Xuất Thế
- Chương 318: Phạt Hải Kiếm Thánh?
- Chương 319: Phạt Hải Chi Mê
- Chương 320: Táng Hoa
- Chương 321: Mụ Điên Quan Hạ Băng
- Chương 322: Trần Phan Nam Khổ Chiến Thú Triều
- Chương 323: Hổ Hình Xích Tùng Kiếm
- Chương 324: “Lão Tổ”
- Chương 325: Mâu Thuẫn
- Chương 326: Huyết Chiến
- Chương 327: Tam Anh Chiến Hải Thú
- Chương 328: Ý Đồ Của Lý Thanh Minh
- Chương 329: Trình Chân Kim
- Chương 330: Bình Minh
- Chương 331: Vườn Không Nhà Trống
- Chương 332: Gặp Cửu Liên Vương
- Chương 333: Sự Thật Về Trang Bức Thần Giáo
- Chương 334: Hội Đồng Phượng Tộc
- Chương 335: Quân Cờ Phá Sát Cục?
- Chương 336: Nhất Phẩm Tuyền
- Chương 337: Nhậm Chức Quan Vận Lương
- Chương 338: Hàn Gia – Hàn Phú Quý
- Chương 339: Nhận Hàng
- Chương 340: Biến Cố
- Chương 341: Những Chuyện Vặt Vãnh Giữa Chiến Tranh Ác Liệt
- Chương 342: Hội Ngộ
- Chương 343: Lịch Đăng Tết Giáp Thìn 2024 Và Một Số Trao Đổi, Chia Sẻ Từ Nhóm Tác
- Chương 344: Phản Kích Của Đan Dược Hội
- Chương 345: Đại Dịch Quan Lâm
- Chương 346: Hồng Vân Ra Tay
- Chương 347: Chưởng Ấn Quan – Nguyễn Đông Thanh
- Chương 348: Quân Sư Quạt Mo Lã Vọng Thiên
- Chương 349: Cố Văn Cũng Muốn Đến Thành Bạch Đế
- Chương 350: Lâm Thanh Tùng Cùng Đồ Mạt Lộ
- Chương 351: Cởi Chuông Phải Tìm Người Thắt Chuông
- Chương 352: Thiên Sinh Túc Địch, Lương Sơn Tụ Nghĩa
- Chương 353: Nguyễn Đông Thanh Đến Thành Bạch Đế - Lão Anh Hùng Bái Phỏng Tiên Sinh
- Chương 354: Gậy Bản Quyền Bủa Vây Tứ Phía
- Chương 355: Lý Quỷ Gặp Lý Quỳ
- Chương 356: Nước Đục
- Chương 357: Thế Gia
- Chương 358: Mượn Gia Phả Lật Lại Án Xưa
- Chương 359: Đúng Sai – Được Mất
- Chương 360: Cho Ngàn Vạn Anh Linh Tuẫn Quốc Một Công Đạo, Cho Thế Gian Một Mảnh Trời Xanh
- Chương 361: Đọc Sổ Sách Thấy Nghi Vấn, Án Mạng Đầu Tiên Phát Sinh
- Chương 362: Thăm Cổ Viện
- Chương 363: Lắm Người Nhiều Ma
- Chương 364: Hàn Thu Thủy Quay Lại Bạch Đế
- Chương 365: Dư Tự Lực: Vịt Trên Mâm Còn Vắt Giò Lên Chạy?
- Chương 366: Khảo Sát Đồng Ruộng
- Chương 367: Trình Chân Kim Vây Núi Lệ Chi
- Chương 368: Oanh Thiên Lôi Một Chiêu Bại Trại Chủ, Lâm Thanh Tùng Nửa Đêm Vào Địch Doanh
- Chương 369: Long Thiếu Dương Khiêu Chiến Sơn Trại, Đặng Tiến Đông Dũng Đoạt Thần Binh
- Chương 370: Tam Thần Côn
- Chương 371: Phó Kinh Hồng Thảm Bại, Đặng Tiến Đông Trả Thương
- Chương 372: Vũ Văn Hiên Mưu Đồ Danh Lợi, Đặng Thiền Ngọc Khiêu Chiến Địch Doanh
- Chương 373: Lâm Thanh Tùng Đi Sứ Sơn Man
- Chương 374: Long Thiếu Dương Thảm Bại, Đặng Thiền Ngọc Trúng Kế
- Chương 375: Bạch Viên Đấu Bạch Mã, Lưỡng Tướng Chiến Nhất Hầu
- Chương 376: Ngân Chùy Chiến Ngân Bổng, Viện Binh Đến Lệ Chi
- Chương 377: Lệ Chi Sơn Lôi Đình Phản Kích, Quân Triều Đình Hoảng Hốt Lui Binh
- Chương 378: Thiết Yến Tụ Nghĩa
- Chương 379: Chuyện Ruộng Đất Và Chuyện Dân Sinh
- Chương 380: Bích Mặc Tiên Sinh Quá Nguy Hiểm
- Chương 381: Phần Tử Nguy Hiểm Hoắc Trường Ca
- Chương 382: Vụ Án Thứ Hai
- Chương 383: Long U Đến
- Chương 384: Một Vài Bí Mật
- Chương 385: Người Người Kêu Đánh
- Chương 386: Bế Tắc
- Chương 387: Bạch Thiên Ảnh
- Chương 388: Phá Án
- Chương 389: Biến Cố
- Chương 390: Tương Sinh Tương Khắc
- Chương 391: Long U Nghiêm Túc
- Chương 392: Chân Tướng
- Chương 393: Lý Thanh Vân Bắc Tiến
- Chương 394: Ác Tăng Khả Tiếu
- Chương 395: Hấp Tinh Đại Pháp, Bắc Minh Thần Công
- Chương 396: Nam Nhi Lệ
- Chương 397: Nước Của Táng Thi Đinh Rất Sâu
- Chương 398: Đồng Môn Trùng Phùng
- Chương 399: Tương Lai
- Chương 400: Đánh Lén
- Chương 401: Khổ Đấu
- Chương 402: Thấp Cương
- Chương 403: Tránh Vỏ Dưa, Gặp Vỏ Dừa
- Chương 404: Lý Thanh Vân Trả Thù Cũ
- Chương 405: Đỗ Thải Hà Đánh Đặng Không
- Chương 406: Vào Thấp Cương Lánh Nạn
- Chương 407: Nhà Ngươi Là Lý Thanh Vân?
- Chương 408: Huyền Hoàng Bách Hiểu Sinh
- Chương 409: Hậu Lễ Liên Thành
- Chương 410: Bốn Câu Trả Lời
- Chương 411: Liên Quân Phạt Lệ Chi
- Chương 412: Trương Do Cơ Hiến Kế
- Chương 413: Đặng Tiến Đông Trúng Chiêu
- Chương 414: Phạt Sơn Chi Chiến
- Chương 415: Kinh Hồng
- Chương 416: Gió Thổi Mây Mù Gặp Ánh Trăng
- Chương 417: Phụ Chương: Phủ Khai Phong Đón Tết Nguyên Đán (1)
- Chương 418: Phụ Chương: Phủ Khai Phong Đón Tết Nguyên Đán (2)
- Chương 419: Hậu Kiều Quân
- Chương 420: Thiên Nhãn
- Chương 421: Tái Chiến
- Chương 422: Thiên Địa Đồng Thọ
- Chương 423: Cục Trong Cục
- Chương 424: Mạc Vấn
- Chương 425: Thiếu Niên
- Chương 426: Cửa Bí Cảnh Mở Ra
- Chương 427: Thiên Ngoại
- Chương 428: Kiếm Linh Của Thạch Kiếm
- Chương 429: Kiếm Linh: Đây Là Ai? Ta Là Đâu? Lý Thanh Vân Mẹ Nó Lại Làm Liều?
- Chương 430: Một Kiếm Xỏ Xuyên Tuế Nguyệt, Nhất Chiêu Trảm Đoạn Trường Hà
- Chương 431: Thế Giới Vụn Vỡ
- Chương 432: Giải Vây
- Chương 433: Chủ Động Trúng Kế
- Chương 434: Hắc Tam Giác Và Hoàn Nhan Thị
- Chương 435: Đại Ca, Đừng Nói Nữa, Em Sai Rồi
- Chương 436: Sóng Nước Mênh Mang Giấu Hồng Môn Yến
- Chương 437: Thanh Vân Và Thanh Vân
- Chương 438: Bại Lộ
- Chương 439: Nghiền Ép
- Chương 440: Chuyện Năm Xưa
- Chương 441: Thanh Tước Khai Bình
- Chương 442: Tuyệt Vọng
- Chương 443: Điểm Sáng Trong Thức Hải
- Chương 444: Đao
- Chương 445: Phủ Khai Phong Làm Công Tác Hậu Cần
- Chương 446: Báo? Đài?
- Chương 447: Loa Phường?
- Chương 448: Tam Kim Ngũ Lão
- Chương 449: Niềm Vui Của Kim Chính Dương
- Chương 450: Đột Phá Bất Ngờ
- Chương 451: Đi Khảo Sát Phát Hiện Án Mới
- Chương 452: Án Thuế Án Ruộng
- Chương 453: Bàn Tính Đối Sách
- Chương 454: Chia Ra Hành Động
- Chương 455: Triệu Phú Hộ: Mối Làm Ăn Này, Ta Nhận!
- Chương 456: Bắt Rùa Trong Hũ
- Chương 457: Thăm Dò Lẫn Nhau
- Chương 458: Khai Phong Tuần San Số Đầu Tiên
- Chương 459: Muốn Gây Dựng Lòng Tin, Phải Dùng Hành Động Thực Tế
- Chương 460: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Vi Bạch Định Và Đinh Tiểu Đường
- Chương 461: Những Mảnh Đời Ở Thành Bạch Đế: Trương Dực Đức
- Chương 462: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Đông Phúc
- Chương 463: Những Mảnh Đời Tại Thành Bạch Đế: Nguyễn Đăng Toản
- Chương 464: Hồ Ma Huyền Nguyệt: Tại Sao Lúc Nào Ta Cũng Bị Kẹt Ở Giữa?
- Chương 465: “(Nho) Đạo Cao Một Thước, Ma Cao Một Trượng”
- Chương 466: Thăng Đường Xử Án
- Chương 467: Quan Địa Phương: Quá Nguy Hiểm! Đám Sĩ Tộc Này Thế Mà Định Kéo Chúng Ta Chết Cùng!
- Chương 468: Gió Đông
- Chương 469: Manh Quỷ Tài Giá Lâm Hắc Tam Giác
- Chương 470: Bắc Lĩnh Tam Tộc
- Chương 471: Vạch Núi Sông Làm Bàn Cờ, Khua Gió Mây Làm Bức Họa
- Chương 472: Đàm Phán Hoàn Tất, Thẳng Hướng Lệ Chi Sơn
- Chương 473: Thăm Dò
- Chương 474: Ba Kế Sách
- Chương 475: Dưỡng Khấu Tự Trọng
- Chương 476: Đấu Tướng
- Chương 477: Phong, Liễu
- Chương 478: Đại Kích Sĩ
- Chương 479: Bốn Sư Huynh Đệ Vào Núi
- Chương 480: Tam Tộc Vào Cuộc
- Chương 481: Huyền Võ Pha
- Chương 482: Khoảng Lặng Trước Cơn Bão
- Chương 483: Tung Hỏa Mù
- Chương 484: Mạc Vấn Luận Kế Sách, Lệ Chi Mở Đại Yến
- Chương 485: Quân Triều Đình Luận Sự
- Chương 486: Kế Thành, Hiệu Quả Vượt Chỉ Tiêu
- Chương 487: Nhân Vật Mấu Chốt
- Chương 488: Huyền Võ Pha Chi Chiến
- Chương 489: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (1): Quán Rượu Nói Võ Lâm
- Chương 490: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (2): Tăng Nói Ma
- Chương 491: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (3): Nho Nói Tiên
- Chương 492: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (4): Thôn Cô Nói Hoài Bão
- Chương 493: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (5): Ma Nói Hận
- Chương 494: Phiên Ngoại: Luận Giang Hồ (6): Ni Nói Chân Tướng
- Chương 495: Cái Chết Của Vân Tiêu Mạc
- Chương 496: Thiên Hạ Chấn Động
- Chương 497: Cuộc Nói Chuyện Giữa Thành Chủ Và Quan Chưởng Ấn
- Chương 498: Tam Dân Sách, Ngu Dân Sách
- Chương 499: Đào Thị Động Thủ
- Chương 500: Sứ Đoàn Sáu Nước Cầu Kiến Bích Mặc Tiên Sinh
- Chương 501: Đại Việt Hoàng Đế Hạ Chỉ Trách Tội, Bích Mặc Tiên Sinh Treo Ấn Từ Quan
- Chương 502: Bạch Đàn Cổ Viện, Chỗ Ẩn Cư Mới
- Chương 503: Bốn Người Dư, Hàn, Lã, Long Chuyển Vào Bạch Đàn Cổ Viện
- Chương 504: Chuẩn Bị Chiến Tranh
- Chương 505: Điểm Tướng
- Chương 506: Thân Phận Hiện Giờ Của Hạ Hầu Duyệt
- Chương 507: Trương Mặc Sênh Đi Chiến Trận Đầu
- Chương 508: Tiểu Thực Thần Đại Khai Sát Giới
- Chương 509: Mục Đích Thật Sự Của Lý Thanh Vân
- Chương 510: Kiếm Chỉ Ngọa Hổ
- Chương 511: Chỉ Kiếm Trảm Thiết Quyền
- Chương 512: Trường Mệnh Trùng: Giàu Nhanh Nhất Đúng Là Chỉ Có Đi Ăn Cướp
- Chương 513: Liên Minh Nam Bộ
- Chương 514: Giữ Người Bỏ Đất
- Chương 515: Biến Hóa Của Đại Việt
- Chương 516: Lên Núi Lệ Chi
- Chương 517: Giả Tượng Không Lừa Được Trí Giả! Chúng Ta Đánh Thật!
- Chương 518: Sự Khó Xử Của Hoàng Chấp Kỳ
- Chương 519: Bước Tiến Của Liên Minh Nam Bộ
- Chương 520: Lần Đầu Giao Thủ
- Chương 521: Bên Trong Bộ Giáp
- Chương 522: Bại
- Chương 523: Nguồn Gốc Của Ngọn Lửa Vĩnh Cửu
- Chương 524: Bàn Tính Đối Sách
- Chương 525: Bí Ẩn Của Thạch Kiếm
- Chương 526: Hạnh Phúc Của Một Liên Minh
- Chương 527: Chia Binh
- Chương 528: Trường Kỳ Kháng Chiến
- Chương 529: Thành Bạch Đế Thay Da Đổi Thịt
- Chương 530: Hội Lão Niên Đam Mê Trồng Rau Nuôi Cá
- Chương 531: Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảy Nước
- bình luận