Bộ Bộ Sinh Liên - Chương 321: Tiểu ngư đại ngạc

Bộ Bộ Sinh Liên Chương 321: Tiểu ngư đại ngạc
Dương Hạo ngẩng đầu lên nhìn thì thấy Trương Ngưu Nhi, lão Hắc, Hạnh nhi ba ngường ở tầng hai khoang thuyền, bám vào lan can, thò cổ ra, đại khái là nhìn thấy hắn quay đầu lại thì lập tức nhìn sang chỗ khác. Chỉ là hai mắt liến láo, nhìn rất không tự nhiên.

Dương Hạo thẹn quá hóa giận: "Mấy cái tên khốn kia, lại còn giả vờ quay đầu đi nữa. Ta đuổi hết đi bây giờ. Ê, các ngươi nhìn gì đấy?"

Lão Hắc vội vàng cúi đầu xuống: "Hả? Nhìn gì ư? Đại nhân không thấy à? Đúng là kỳ quái quá."

Dương Hạo tức giận nói: "Có gì kỳ quái, ngươi trước đây chưa từng thấy à?"

Lão Hắc nói: "Đúng vậy, tiểu nhân đánh nhau cả đời, nhưng quan nhi đánh nhau với quan nhi thì trước giờ chưa từng thấy."

"Cái gì, quan nhi đánh nhau với quan nhi ư?"

Dương Hạo ngạc nhiên quay đầu lại, thuận theo phương hướng lão Hắc chỉ mà nhìn, thấy ở một bụi cỏ không xa, mấy chục chiếc thuyền nhỏ, bè trúc bị khốn trên mặt nước, đang dùng trúc, sào đánh nhau với người ở trên bờ. Dương Hạo vội vàng bước lên trước mấy bước, đứng ở trên đầu thuyền nhìn về phía đó. Oai nhi đang nghịch nước cũng vội vàng đứng dậy, đứng sánh vai với Đường Diễm Diễm mà nhìn. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com

Thuyền đi rất nhanh, chỉ một lát đã tới gần nơi đó. Dương Hạo tập trung nhìn, quả nhiên đúng như dự đoán, trên một con thuyền nhỏ có một quan viên mặc quan phục màu xanh đang đứng, mệt mỏi bơ phờ chỉ huy người của mình đánh nhau với người ở trên bờ. Trong đám đại hán đang đứng ở trên bờ cũng có một quan nhi mặc áo bào xanh đang đứng, đầu đội mũ, đang đỏ mặt tía tai gào thét, chỉ huy thuộc hạ cản người ở trên hà đạo lại.

Dương Hạo vừa kinh ngạc lại vừa hiếu kỳ, quan viên và quan viên dẫn người đánh nhau như vậy, hắn cũng là lần đầu tiên nhìn thấy, từ nơi này đi về phía đông là kề với Ngô Việt quốc, về phía nam là Đường quốc, chẳng lẽ... trong hai lộ nhân mã quan viên này có một lộ không phải là người đại Tống?

Vừa nghĩ tới đây, Dương Hạo cũng trở nên khẩn trương, vội vàng xua tay bảo người dừng thuyền, đợi làm rõ rồi hẵng nói.

Lúc này những người ở trên thuyền nhỏ phát hiện con thuyền của bọn họ đang nhanh chóng tới gần, mấy chục chiếc câu liêm, sào trúc xoẹt xoẹt nhắm thẳng vào Dương Hạo ở trên đầu thuyền. Dương Hạo nhìn lên bờ, chỉ thấy người ở trên bờ cũng dừng tay, mặt mày hoài nghi nhìn về phía hắn.

Quan nhi mặc áo xanh ở trên bờ khoảng trên dưới bốn chục tuổi, trông rất có tin thần, con phượng hoàng đỏ thêu trên quan bào bị dính đầy bùn, nhăn nhúm khó coi vô cùng. Còn quan nhi mặc áo xanh đứng ở đầu thuyền thì khoảng trên dưới năm mươi tuổi, thân hình tròn vo, trời sinh có một bộ mặt vui tươi, lúc này đang cảnh giác nhìn về phía hắn.

Trong những tráng hán cầm sào trúc sắc bén chỉ vào thuyền lớn có người nghiêm giọng quát: "Đứng lại, các ngươi muốn làm gì?"

Dương Hạo nhìn con "chim cút" đứng trên bờ rồi lại nhìn con "chim cút" đứng trên thuyền, nhất thời trơ như phỗng, không khỏi vội vàng hỏi: "Các vị... là của bộ phận nào?"

Quan nhi bèo tròn đứng trên đầu thuyền tức giận nói: "Tên điêu dân to gan kia, là bản quan hỏi ngươi hay là ngươi hỏi bản quan?"

Dương Hạo hít sâu một hơi, quay đầu lại nói với Hạnh Nhi vừa thì chạy xuống, nói: "Đi lấy quan phục của bản quan lại đây."

"Vâng, lão gia!" Hạnh nhi quay người chạy vào trong khoang, một lát sau tay cầm áo quan, mũ quan cùng Oa Oa, Diễm Diễm đứng ở đầu thuyền mặc vào cho Dương Hạo. Một thân áo quan đỏ rực, mũ ô sa màu xanh, ủng màu đen thoáng chốc đã được mặc chỉnh tề. Một vị thư sinh vốn mặc áo trắng trong khoảnh khắc đã biến thành một vị quan viên triều đình thân phận cao quý, khiến cho những người ở trên thuyền và trên bờ nhìn thấy mà há miệng trợn mắt.

Trương Ngưu Nhi chạy tới đứng cạnh Dương Hạo, ưỡn ngục phưỡn bụng, cao giọng quát: "Phụng chỉ khâm sai, Hòa châu phòng ngự, Hữu Võ đại phi, tri phủ Khai Phong hỏa tình viện sứ Dương Hạo Dương đại nhân ở đây. Hai quan nhi ở bên dưới là quan lại của nha môn nào, còn không mau bước tới bái kiến, thỉnh an vấn lễ đại nhân nhà ta rồi tự báo thân phận!"

Vụ án Tứ châu, Dương Hạo cũng nhờ thế mà thanh danh vang xa. Chỉ là thời đó không có báo chí, ti vi để truyền bá hình ảnh. Thành ra người ở một giải Giang Hoài đều chỉ nghe danh của hắn chứ không biết mặt. Hiện giờ Dương Hạo quan đái chỉnh tề đứng ở đầu thuyền, lại có Trương Ngưu Nhi xướng danh cho hắn, những người đó mới biết người ở trước mặt chính là khâm sai phó sứ Dương Hạo.

Quan nhi béo lùn đứng ở đầu thuyền vội vàng chắp tay thi lễ: "Thì ra là Dương viện sứ ở phía trước, hạ quan là huyện lệnh Hu Dị Vân Thiên Khiếu, ra mắt Dương viện sư."

Tên quan nhi ở trên bờ nghe thấy rất rõ ràng, lập tức bất chập bùn đất ở dưới chân, vội vàng cũng bước lên trước hai bước, giẫm lên bùn đất, thi lễ nói: "Hạ quan là huyện lệnh Hoài Âm Lý An, ra mắt khâm sai Dương viện sứ."

Dương Hạo nghe thấy vậy thì càng lấy làm lạ, hai địa phương này hiện giờ đều là thuộc quyền quản hạt của Đại Tống, đều là bề tôi của Đại Tống, vậy vị sao hai vị huyện thái gia này đánh nhau giữa ban ngày ban mặt, đây là chuyện gì vậy?

Dương Hạo kinh ngạc nhìn hai vị huyện lệnh, nói: "Thì ra là Hu Dị huyện lệnh và Hoài Âm huyện lệnh. Thất kinh thất kính, hai vị đại nhân vì sao lại tụ tập người đánh nhau vậy? Cũng may nơi này là nơi sơn dã, nếu để bách tính bình thường nhìn thấy, há chắc phải là làm mất hết thể diện của người làm quan sao. Hai vị đại nhân rốt cuộc vì sao lại xảy ra tranh đấu thế, có thể nói cho bản quan hay chăng?"

Hu Dị huyện lệnh béo lùn Vân Thiên Tiếu ở đầu thuyền nghe thấy vậy liền nhướn cặp lông mày trời sinh đã mang theo vẻ vui tươi lên, chắp tay ngẩng đầu nói: "Dương viện sứ có điều không biết đó thôi, huyện Hu Dị của ta năm nay trước hạn sau lụt, cho nên sở ấp sản xuất được không nhiều. Triều đình hạ quân lệnh, lệnh cho các châu phủ huyện nhanh chóng trù lương, hạ quan lo lắng không thôi, chỉ đành xoay xở quan ngân, phái người tới cảnh nội Hoài Âm thu mua lúa chín. Không ngờ Hoài Âm huyện lệnh hắn biết được tin tức, liền sai huyện úy dẫn cung thủ hương binh cầm gậy gộc chặn đánh xua đuổi khắp nơi, không cho hạ quan thu mua gạo trong cảnh nội của hắn. Hạ quan vạn bất đắc dĩ, chỉ đành tự mình tới thu mua gạo của bách tính. Trước khi đến cũng đã sai người tự tay viết thư khẩn cầu vị Lý huyện lệnh này, hi vọng hắn từ bi hỉ xả, niệm tình đồng nghiệp mà đừng phái người cản trở nữa. Không ngờ Lý An hắn biết bản huyện tự mình tới, cũng tự mình xuống làng dắt người ngăn cản, chặn thuyền đội của ta không cho phép bản huyện chở lương qua lại. Hạ quan lý luận với hắn không được, không muốn gây thêm bất hòa, liền mang một lượng lúa gao mua được hối hả chạy tới nơi này, cuối cùng bị hắn chặn được không cho tẩu thoát. Huyện lệnh Hoài Âm có hành vi như vậy, quá thực là quá vô lý. Giờ viện sứ đại nhân đã tới rồi, xin đại nhân làm chủ cho hạ quan."

Vị Hoài Âm huyện lệnh ở trên bờ vừa nghe thấy huyện lệnh Hu Dị ở ngay trước mặt tố cáo hắn, không khỏi tức giận giơ chân lên, lập tức vavào một cái bè gỗ. Trên chiếc bè gỗ đó dùng giá gỗ để chống, lại có rất nhiều thóc gáo, bên cạnh lại chỉ có dân tráng hộ vệ, hắn vừa vamột cái bè gỗ liền mất trọng lượng, nghiêng sang một bên, may mà được người khác dùng sào trúc đỡ kịp, cho nên mới không bị lật úp.

Hoài Âm huyện Lý An hai chiếc giày ngập nước, bước trên đường liền sùi lên bọt nước, nhưng hắn cũng chẳng thèm để ý, chỉ đỏ mắt tía ahai nói: "Viện sứ đại nhân, huyện lệnh Hu Dị nói sai rồi. Triều đình ban dụ, các huyện Hoài Đông, Hoài Nam, Hoài Tây phải trù lượng năm mươi vạn thạch. Đây rõ ràng là phân rõ khu vực rồi, Hu Dị huyện của hắn bằng vào gì mà chạy tới huyện Hoài Âm của ta để mua lương? Thực không dám giấu đại nhân, triều đình hạ chỉ, số lượng gạo cần rất lớn, tồn lương của huyện phủ có hạn, gạo mới lại chưa thu hoạch được. Bản huyện cũng luống cuống chân tay, tuy nói là triều đình dìm giá, nhưng giá gạo vẫn cứ tăng. Hiện giờ Hu Dị huyện tới cướp lương, giá gạo càng tăng lên. Bản huyện phải chi ra rất nhiều mới có thể hoàn thành số lượng thu mua. Hạ quan cho rằng, huyện lệnh Hu Dị nên ở trong huyện của mình mà mua lương, đừng có sang huyện khác mà mua. Đã có phân định rõ ràng thì các nơi đều phải tuân thủ. Giờ huyện lệnh Hu Dị vượt qua phạm vi của mình, rõ ràng bản thân đuối lý mà lại đi chỉ trích bản huyện. Hắn cũng là người đọc sách nhưng lại điên đảo trắng đen, chỉ hươu bảo vượn như vậy thực sự là làm nhục người đọc sách. Giờ viện sử đại nhân đã tới rồi, xin ngài làm chủ cho hạ quan."

"Cái này..." Dương Hạo không ngờ không có gian thương quấy phá mà các quan viên lại tự làm ra chuyện như vậy, vừa thoáng do dự thì huyện lệnh Hu Dị nói năng hùng hồn đầy lý lẽ, lại một phen chi hồ giả dã, khẳng khái trần từ, có lý có cớ, Dương Hạo nghe mà gật đầu không thôi.

Huyện lệnh Hoài Âm vừ thấy Dương Hạo ý động, không khỏi lo lắng, vội vàng nhất nhất nói ra chỗ khó của mình, nói khiến cho người nghe phải thương tâm, văn giả phải rơi lệ. Đặc biệt hắn là quan phụ mẫu của Hoài Âm, lời lẽ hùng hồn. Dương Hạo nghe những lời hắn nói, quả nhiên thấy có rất nhiều chỗ khó xử, nói cũng rất có đạo lý.

Hu Dị huyện Vân Thiên Tiếu vừa thấy vậy, liền hớt hải bò lên thuyền của Dương Hạo, nắm lấy tay áo của hắn mà luôn miệng kêu oan. Hắn lúc này nói đến mức nước bọt bay tung tóe, huyện lệnh Hoài Âm Lý An cũng bò lên, nắm tay tay áo bên kia của Dương Hạo không chịu yếu thế đối chọi với hắn.

Dương Hạo nghe mà đầu như to ra gấp đôi, hai người này ông nói có lý của ông, bà nói có lý của bà, hoàn toàn là vì hoàn thành sứ mệnh trù lương cho triều đình, muốn hắn tìm ra biện pháp công bằng thì trong nhất thời làm ra mà tìm ra cho được?

Dương Hạo không biết rằng, loại chuyện này vốn không có biện pháp công bằng tuyệt đối, nhiệm vụ thua mua mà triều đình truyền xuống cho quan phủ các nơi tuy cũng chiếu cố tới quy mô nông nghiệp, tình hình hạn hán trong vùng của bọn họ, nhưng dẫu sao thì vẫn không thể công bằng tuyệt đối. Phủ huyện thiếu thu hoạch muốn hoàn thành nhiệm vụ, trừ phi tận sức vơ vét hết lương tồn của bách tính bản địa, nếu không thì chỉ có thể đi sang vùng khác mà mua. Mà quan viên của những phủ huyện khác muốn hoàn thành nhiệm vụ thu mua của mình, vẫn phải tận hết khả năng tiết kiệm chi tiêu, vậy đành phải cấm phụ huyện khác vượt cảnh để cạnh tranh. Đây là một nan đề căn bản là không thể lưỡng toàn được.

Vấn đề này làm khổ triều đình đại Tống cả mấy trăm năm. Từ Bắc tống cho tới Nam Tống, mỗi năm đều có loại kiện cáo giữa các phủ huyện được tấu lên triều đình. Dưới điều kiện, trình độ và sức sản xuất lúc đó, triều đình cũng không có biện pháp nào tốt hơn, thỉnh thoảng có cho phép gửi mua, thỉnh thoảng lại cấm gửi mua, trên chính sách cũng đung đưa không ngừng.

Vào thời Tô Thức, Chu Hi Tố về sau đều đánh qua loại bút chiến này với phủ huyện lân cận. Văn bút của hai vị đại học vấn gia này giỏi, viết cáo trạng cũng có lý có cớ, nhưng kiện lên tới triều đình rồi thì triều đình sau cùng cũng chỉ có thể giảng hòa vô nguyên tắc mà thôi. Dương Hạo sao có thể nghĩ ra biện pháp tốt hơn được.

"Hai vị đại nhân, hai vị đại nhân bớt giận, bớt giận." Mắt thấy hai vị huyện thái gia càng nói càng bừng bừng hỏa khí, râu dựng mắt trợn như sắp động thủ. Dương Hạo chỉ đành cười khổ khuyên giải. Hắn suy nghĩ một chút rồi cùng đành giảng hòa, nói: "Chuyện này, hai vị đại nhân ai cũng có chỗ khó của mình, vì bức bách lắm nên mới làm ra hạ sách này, cũng là mỗi người đều có nguyên do của mình. À... hai người ở trong sơn cốc này đánh nhau náo loạn cũng không ra thể thống gì. Thế này đi, chuyện này để sau rồi hẵng lý luận. Huyện lệnh Hoài Âm xin nể mặt bản quan, thả cho huyện lệnh Hu Dị về đi..."

Lý huyện lệnh mặt đỏ phừng phừng, gân cổ lên nói: "Viện sứ đại nhân chắc là phụng chỉ tuần thú Giang Hoài, đốc sát quan lại địa phương thu mua thóc gạo. Nếu viện sử đại nhân lệnh cho hạ quan thả bọn họ về, hạ quan nào dám trái lệnh. Nhưng nếu huyện Hoài Âm của ta không hoàn thành số lượng thu mua, chẳng lẽ viện sử đại nhân có thể gánh trách nhiệm thay hạ quan ư?"

"Cái này..." Dương Hạo trơ mặt nói: "Vân huyện lệnh lần này thu mua gạo thóc cũng không tình là quá nhiều mà. Chẳng lẽ lại bảo hắn bỏ gạo lại? Hơn nữa hắn cũng trả tiền rồi, Lý huyện lệnh chẳng lẽ lại tới ngân khổ lấy tiền trả lại cho huyện lệnh Hu Dị chắc?"

Dương Hạo cảm thấy hai vị quan này đều là vì chuyện công, không tiện dùng quyền thế ép người, cho nên liền cúi người cười bồi nói: "Chỉ một lần này thôi, không có lần sau nữa đâu. Nếu như thật sự vì chuyện hôm nay mà làm ảnh hưởng tới việc thu mua của huyện Hoài Âm, ở chỗ Ngụy vương, bản quan tự sẽ có lời thay cho Lý huyện lệnh?"

Lý An tức giận lườm Vân Thiên Tiếu một cái, nói: "Bỏ đi, viện sứ đại nhân đã nói vậy rồi thì hạ quan cũng đành thả cho họ đi. Nhưng huyện Hu Dị của hắn nếu lại tới huyện Hoài Âm của ta cướp lương, hạ quan tuyệt không bỏ qua đâu. Kiểu gì cũng kiện lên tận điện kim loạn, bản huyện cây ngay không sợ chết đứng, cũng không sợ gặp mặt vua."

Vân Thiên Tiếu trừng mắt nói: "Lý An ngươi không sợ gặp vua, chẳng lẽ bản huyện đây sợ chắc? Ngươi là vì xã tắc, chẳng lẽ bản huyện không phải là vì triều đình? Đã đều là cương thổ của Đại Tống, bách tính của Đại Tống, bản huyện đường đường chính chính đi chạy tiền mua lương, lại không hề ỷ thế cướp đoạt, bằng lòng bán cho ai là việc của bách tính, ngươi làm gì được bản quan?"

Hai vị huyện lệnh nói rất găng, còn xắn tay áo lên như chuẩn bị đánh nhau. Dương Hạo nghiêm mặt nói: "Đủ rồi! Đúng là không ra thể thống gì cả. Ngụy vương thiên tuế trong ngày hôm nay sẽ tới, chuyện này đợi thiên tuế tới rồi nói cũng không muộn. Hai vị đại nhân thân là bề tôi triều đình, đánh nhau như thế này thì cho dù là cây ngay không sợ chết đứng thì chẳng lẽ còn có thể diện chắc? Huyện lệnh Hoài Âm, dẫn người của ngươi về phủ nha đi. Huyện lệnh Hu Dị... vận chỗ lương thảo này về đi. Bản quan đồng hành với ngươi. Khúc mắc giữa các ngươi, đợi Ngụy vương thiên tuế tới rồi lý luận tiếp cũng không muộn."

Dương Hạo chỉ sợ huyện lệnh Hoài Âm không chịu bỏ qua, mình vừa đi một cái là song phương lại đánh nhau. Dẫu sao thì Triệu Đức Chiêu từ thủy lộ tuần thị vãng nam, khi vòng về nhất định trước tiên phải đi qua huyện Hu Dị. Hiện giờ mình chỉ đành hộ giá huyện lệnh Hu Dị này về, vả lại tới Hu Dị đợi Triệu Đức Chiêu tới rồi nói.

Quan phủ địa phương hiện giờ khẳng định là vì chuyện trù lương này mà đại động can qua, cũng là một việc hay. Bọn Trình Vũ, Mộc Dung Cầu Túy trên chính sự thì có nhiều kinh nghiệm hơn mình, cùng với mấy tên đa mưu túc trí này thượng lượng một chút, nghĩ chắc cũng không làm tổn thương gì tới tính tích cực của họ.

Hai huyện thái gia này thấy vị khâm sai tính tình rất tốt này cuối cùng cũng nổi giận rồi, liền không dám đánh nhau nữa. Lý An hừ một tiếng rồi thi lễ cáo từ Dương Hạo, nhảy xuống thuyền, dẫn nhân mã của mình bỏ đi. Vân huyện lệnh tạ ơn Dương Hạo, gọi người buộc chắc lại chỗ bè gỗ thuyền nhỏ và hai thuyền lương thực bị lật. may mà nơi này nước nông, sai người giỏi thủy tính lặn xuống sông mò lên, rồi đổ lên sàn thuyền để phơi. Thuyền của Dương Hạo thì theo họ tới Hu Dị.

...

Trên đường không đi kênh đào thủy đạo rộng và sâu mà là đi đường tắt. Thủy đạo của đường tắt này rất nông, may mà không phải là đi thuyền lớn. Dương Hạo lúc này mới biết vị Vân huyện lệnh này vì sao lại đi thuyền nhỏ và bè trúc tới. Thuyền của Dương Hạo trên kênh đào tuy không tính là lớn, nhưng lúc này tiến vào cũng khá khó khăn, may mà trên thuyền không chở nặng, đè nước không sâu cho nên vẫn miễn cưỡng đi được.

Huyện Hu Di nằm ở hạ du Hoài Hà, bờ nam hồ Hồn Trạch, địa thế cao về phía tây nam, nhiều đồi núi. Thấp về phía đông bắc, nhiều bình nguyên; Núi thấp, gò đất, bình nguyên, sông hồ nhiều chi chít. Được xưng là "hai mẫu ruộng một mẫu núi, một mẫu nước một mẫu ghềnh."

Một ngày nay tới huyện thành Hu Dị, đường sông nối với Hoài Thủy, thuyền con, bè trúc của đám người Dương Hạo và Vân Thiên Tiếu vừa tiến vào thủy đạo Hoài Hà, liền thấy vô số bè gỗ thô một người lái từ thượng dụ trôi xuống, có đại hán ngực trần, hai chân vững vàng đứng bên trên một số bè gỗ, trong tay cầm một chiếc sào gỗ hai đầu bọc sắt, điểm bên trái một cái, điểm bên phải một cái, khéo léo khống chế phương hướng bè gỗ, nhìn rất là tiêu sái.

Nhưng những người đó một người khống chế rất nhiều bè gỗ chứ không phải là trên một chiếc bè gỗ đều có một người đứng. Mà tốc độ trôi xuống lại nhanh nên không dễ khống chế được mỗi một chiếc bè gỗ. Có một chiếc bè tre vừa từ sông nhỏ trôi vào đụng phải một chiếc bè gỗ, lập tức tan nát, lương thực đều rơi xuống sông. Người trên thuyền ồ một tiếng rồi ngã xuống nước, may mà bọn họ đều giỏi thủy tính, vội vàng bơi lên, rồi bò lên chiếc bè tre khác.

Một đại hán ở trên bè gỗ ha ha cười to: "Đám người các ngươi không có mắt à, nhiều bè gỗ lớn thuận dòng trôi xuống như vậy, thuyền của các ngươi không cẩn thận một cái là bị đụng nát, bè tre nho nhỏ mà dám tranh đường mới mỗ gia..." Còn chưa dứt lời, bè gỗ mà hắn điều khiển đã nhẹ nhàng trôi xuống, lướt qua chỗ đám người đang dẫn đầu của Vân huyện lệnh.

Vân huyện lệnh giận tím mặt, nhảy cẫng lên nói: "Bọn thô hán thả bè ở đâu mà dám hủy quan lương của ta, không biết bản huyện đang ở đây ư? Người đâu, chặn bè gỗ của chúng lại, bắt đám hỗn trướng to gan lớn mất đó cho bản huyện!"

Lập tức liền có người điều khiển thuyền đuổi theo, tuy bè gỗ đó đã đi xa rồi, nhưng phía sau còn vô số bè gố đang thuận dòng trôi xuống liên tục. Lập tức một đại hán điều khiển bè gồ liền bị thủ hạ Vân huyện lệnh dùng câu liêm giữ lại, kéo tới chỗ bên bờ nước chảy không xiết.

Vân Tiếu Thiên sắc mặt xám xịt bước lên đầu thuyền, nghiêm giọng quát: "Tên điêu dân ngươi là người phương nào mà dám cản đường cản lối trên hà đạo, hủy bè tre của ta, làm chìm quan lương của ta, làm chậm trễ đại sự của ta, thấy bản huyện mà còn hung hãn không chịu quỳ xuống. Gan chó của ngươi lớn thật đấy!"

Người thả bè trợn mắt lên, lập cập nói: "Tiểu dân thực sự là không nhận ra quan lão gia ngài là ai, mỗ gia chịu sự sai khiến của Phượng Tường tri phủ, từ Tần Thiểm tới đây, men theo Hoài Hà mà thả bè, muốn từ huyện Hu Dih này vòng vào Vận Hà mà tới kinh sư. Đây chính là Kinh sư ngự sử đài Hoa Mộ Tịch Hoa đại quan nhân phân phó, cung cấp gỗ thu mua được cho đương triều Triệu tương gia. Nếu chậm trễ thời gian, tiểu dân không gánh nổi tội, cho nên mới nóng nảy mà cản đường ngài."

Vân Tiếu Thiên vừa nghe thấy hắn đem một tri phủ, một ngự sử, một vị tướng gia ra, đầu lập tức quay cuồng. Nào ngờ đượcchỗ gỗ này chính là vật của đương triều tướng công Triệu Phổ, tên thả bè đó trợn mắt lên, da cười mà thịt không cười, nói: "Tiểu đân chỉ là một người thả bè, cực khổ lắm mới kiếm được chút tiền, nếu làm hỏng thứ gì đó của vị đại nhân này, thì ngài cũng đừng có đổ lên đầu tiểu dân. Ngài xem xem... tổn thất bao nhiêu lương thực rồi, hay là tiểu dân viết giấy nợ, mang tới kinh thành, để Triệu tướng gia trả cho ngài."

Mặt Vân huyện lệnh hết trắng rồi lại đỏ, một lúc lâu vẫn không nói được gì. Tên thả bè nóng ruột không chịu nổi, liền nói: "Đại nhân, ngài tha cho tiểu dân đi, từ đây tới kinh thành còn một đoạn đường dài nữa, tướng gia ở đó đang nóng ruột chờ đợi, nếu chậm trễ thì tiểu dân không gánh nổi tội đâu."

Vân huyện lệnh sắc mặt cực kỳ khó coi, xua xua tay, hữu khí vô lực nói: "Ngươi... ngươi đi đi."

Tên thả bè cười lạnh một tiếng, quay người nhảy lên bè gỗ của mình, dùng sào trúc điểm nhẹ vào trong nước, đẩy bè gỗ thuận dòng trôi đi. Khi đi khá xa rồi, hắn liền nghển cổ lên trời hát to: "Ca ca... thả bè ra ngoài núi, thâm sơn cùng cốc sương chưa tan... Huynh thả bè, quỷ quái yêu ma... mau tránh ra..."

Vân huyện lệnh nghe mà tức đến nỗi miệng run run, nhưng chỉ dám giận chứ không giám lên tiếng. Thuyền của Dương Hạo đã tới bên cạnh thuyền của hắn, cho nên cũng nhìn thấy rõ ràng chuyện vừa phát sinh. Ngô Oa Nhi đứng cạnh Dương Hạo, cười nói: "Quan nhân, trên triều đình có hai đại phái hệ. Tấn vương cơ hồ nắm được bảy tám phần lực lương của cả thành Khai Phong. Nhưng ở bản xứ thì chỉ có Triệu Phổ vi tôn. Nói ra thì Triệu Phổ thế lớn hơn một chút, công khanh trong triều hiện giờ cơ hồ đều xuất thân từ môn hạ của hắn, có điều Khai Phong chống đỡ cả nửa đại Tống, lại thêm Tấn vương là đương kim hoàng đệ, cho nên có thể đối chọi được với Triệu Phổ. Quan nhân hiện giờ cho dù là không thừa nhận thì người khác hầu hết đều cho rằng chàng là Nam Nha nhất phái. Quan nhân lần này nam hạ bởi vì vụ án Đặng Tổ Dương mà có khúc mắc tới Triệu Phổ, sau này làm chuyện gì cũng phải cẩn thận."

Dương Hạo mỉm cười, nói: "Tranh đấu giữa vương tướng còn liên quan gì tới ta chứ? Ha ha, muội yên tâm đi, cái vũng nước đục này ta sẽ không lỗ máng mà dây vào đâu." Dương Hạo quay về khoang thuyền như không có chuyện gì. Ngô Oa Nhi nhìn chằm chằm vào bóng lưng của hắn, trong mắt không khỏi lộ ra ý vị sâu xa.

Đường Diễm Diễm từ đuôi thuyền cầm móc câu chạy tới, trên móc câu của nàng ta còn treo một con cá lớn đang nhảy tung tăng. Con cá không ngừng vẫy đuôi, hắt nước lên mặt nàng ta: "Oa Oa, huynh ấy nói gì với muội thế?"

Nói ra cũng buồn cười, Diễm Diễm tính tình hoạt bát, rất dễ giao du, Oa oa tâm tư lại thất xảo lung linh, rất giỏi lấy lòng, trải qua mất ngày nay ở cùng với nhau, cảm tình giữa hai người càng lúc càng tốt, giống như là tỷ muội ruột vậy, ngay cả ban đêm ngủ cùng giường cũng phải rít rít nói chuyện một hồi lâu, cũng không biết là bọn họ từ đâu ra mà có nhiều chuyện để nói như vậy.

Nhưng nếu Dương Hạo lén lút cùng một người nào đó trong bọn họ nói mấy câu, bên kia lập tức trở nên khẩn trương. Oa Oa còn biết chuyển hướng nói bóng nói gió, Diễm Diễm thì không kiềm chế được mà trực tiếp hỏi ngay. Dương Hạo thu được cả hai tiểu mỹ nhân ở bên cạnh, nhưng thủy chung không thể thưởng thức tư vị tiêu hồn, cái này có chút ít liên quan tới sự giám thị chặt chẽ, một giọt nước cũng không lọt của bọn họ. Hai nữ hài ít nhiều đều có chút không muốn Dương Hạo cùng với nữ tử khác thân mật hơn với mình, tuy nói là bản thân bọn họ cũng không phát hiện ra, nhưng loại biểu hiện từ tiềm thức này lại rất rõ ràng.

"Quan nhân không nói gì cả." Ngô Oa Nhi hé môi nói: "Quan nhân chính là bởi vì không nói gì cho nên muội mới cảm thấy buồn bực..."

Diễm Diễm trở nên khẩn trương, mắt thấy sắp vào thành sống rồi, chẳng lẽ mình cứ làm lấy lệ mãi nên quan nhân không nhịn được mà có chủ ý với Oa Oa. Cái tên đại sắc lang này, chịu nhất thời nửa khắc mà cũng không nổi sao? Nàng ta ném con cá vào lòng Hạnh nhi, nói: "Đi làm canh ngư để nhắm rượu đi." Nói xong liền kéo Ngô Oa Nhi tới bên cạnh, hỏi: "Vì chuyện gì mà cảm thấy buồn bực?"

Ngô Oa Nhi suy nghĩ một lát rồi nhìn bốn phía, sau đó mới nói: "Tỷ tỷ, quan nhân hiện giờ rất thờ ơ không quan tâm tới chuyện trong triều, theo ý kiến của muội, quan nhân bắt đầu có ý bỏ đi rồi."
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận