Bộ Bộ Sinh Liên - Chương 548: Người nào người nấy đều tính toán

Bộ Bộ Sinh Liên Chương 548: Người nào người nấy đều tính toán
Đó chính là tục gia đệ tử Đinh Ngọc tiến vào am đường. Vĩnh Khánh cũng đi theo vào, tiện tay đóng cửa phòng lại.

Đinh Ngọc dường như biết nàng gọi mình vào không phải là để thu dọn chén trà cho nàng, vừa vào phòng, liền xoay người nhìn về phía nàng, trên mặt nở một nụ cười nhạt: "Điện hạ có thể đã đồng ý kế hoạch của tại hạ rồi sao?"

Vĩnh Khánh khẽ gật đầu: "Đúng vậy".

Đinh Ngọc vui vẻ nói: "Được, thế thì ngay lập tức ta sẽ đi sắp xếp vì điện hạ".

"Từ đã".

Vĩnh Khánh gọi nàng lại nói: "Không chỉ ta và Hoàng đệ phải đi, hẫu hậu của ta cũng rời khỏi cùng".

Đinh Ngọc ngạc nhiên nói: "Hoàng hậu nương nương ư? Sợ rằng…thâm cung đại nội, phải mang Hoàng hậu nương nương ra, sợ rằng không hề dễ dàng đâu".

Vĩnh Khánh nói: "Nếu như mẫu hậu của ta đến Sùng Hiếu Am thì sao đây?"

Đinh Ngọc trầm ngâm nói: "Nếu như vậy, đương nhiên là dễ hơn chút so với trong cung, nhưng…cho dù Hoàng hậu nương nương giờ không phải là thống soái lục cung, mẫu nghi thiên hạ giờ là Hoàng hậu, một khi xuất cung, tất cũng sẽ được đón chào long trọng, còn chúng ta thì coi như có thể cướp được nương nương ra, thậm chí ra khỏi thành Biện Lương, lần này đi Hà Tây, núi cao đường xa, muốn thoát thân khỏi quan binh cũng không phải dễ dàng gì. Nếu như thực hiện được kế sách đưa công chúa và Đức Phương hoàng tử đi, chỉ cần bỏ ra một hai ngày, hy vọng thành công sẽ là nhiều nhất".

Nói đến đây, Đinh Ngọc cẩn thận nói với Vĩnh Khánh: "Chủ của ta dù đã lập vương xưng đế, thực sự là bất đắc dĩ mà thôi, kỳ thực hắn luôn không quên đi được ân đức của tiên đế, không thể quên được sự quan tâm chăm sóc của nương nương và công chúa đem lại cho hắn, chủ ta sắp xếp chúng ta mai phục kinh sư chính là mượn cơ hội cứu lấy công chúa và Hoàng tử Đức Phương ra, làm tròn nghĩa vụ báo đền công ơn của tiên đế nương nương và điện hạ.

Lòng dạ của đương kim Thánh Thượng hẹp hòi, bán tính bán nghi, Hoàng tử Sài Thị trước triều, phế đế Thục quốc Mạnh Thị, phế đế Nam Đường Lý Dục, tiên đế và hoàng huynh Đức Chiêu của công chúa, người nào người nấy chết một cách kỳ quái, nói ra phía sau còn có nhiều câu hỏi, hành động đó nghi là do đương kim Thánh Thượng sai người làm, giờ Nhị hoàng tử đã trưởng thành rồi, sợ rằng sự đố kỵ của đương kim Thánh Thượng lại nổi lên, sớm muộn thì vẫn là thuộc hạ của hắn, muốn cứu Hoàng tử ra đó là chuyện khó như lên trời, nếu như lại cần nương nương đồng hành thì đó là điều không thể được. Vì tính an toàn của kế hoạch, vẫn là mời công chúa xóa đi chủ ý này, đương kim Thánh Thượng thích danh dự, chẳng dễ dàng để cho người ta nói này nói nọ đâu, và sẽ không làm chuyện gây bất lợi cho hắn…"

Vĩnh Khánh chặn ngang lời nàng nói, quả quyết: "Nếu như mẫu hậu không thể rời khỏi, Vĩnh Khánh và Hoàng đệ Đức Phương cũng sẽ không đi. Nếu như Đinh cô nương không làm được việc này thì giữa ta và ngươi không còn gì để nói nữa, ngươi có thể đi được rồi".

"Công chúa".

Vĩnh Khánh xoay người bước đi, Đinh Ngọc vội gọi với theo, cúi đầu trầm tư giây lát. Khẽ nhún chân nói: "Công chúa thực là người khó khăn, thôi vậy, ta đồng ý với ngươi là được chứ gì, chỉ là vì trên đường đi thế này không thể thiếu gió thiếu mưa thiếu đổ máu, kế hoạch đã định ra đều phải lật ngược được vấn đề, sự việc vô cùng quan trọng, công chúa còn muốn ta cân nhắc cẩn thận lại lần nữa, rồi mới chuẩn bị cho tốt".

Vĩnh Khánh xoay người đi, mặt dịu đi nói: "Đó là điều tự nhiên mà thôi, ta muốn không dẫn đến tình hình ngờ vực vô căn cứ như sáng nay đưa nương nương và Hoàng đệ tới Sùng Hiếu Am cũng cần chuẩn bị rất nhiều, các người tự lo việc thương lượng, nghĩ kế sách vẹn toàn ra mới đáp ứng được".

Đinh Ngọc cười méo mó nói: "Kế sách vẹn toàn ư? Hic, tại hạ cố gắng làm hết sức mình". Nói rồi chắp tay về phía Vĩnh Khánh rồi vội vàng bước đi.

Đinh Ngọc vừa quy y tam bảo là thân cận nhất, đệ tử tục gia Trì giới, nghe nói nàng là một phụ nhân ở góa, vốn mở một tửu phường mưu sinh ở đường Đông Thập Tự, ai biết được lại bị một thái úy trong cấm quân nhìn thấy tư sắc của nàng đem lòng thích thú thường xuyên đến quấy rầy. Nhiều lần, tên thái úy đó tìm đến trước của gây náo loạn cả lên, nàng là một phụ nữ bình thường, làm sao có thể chống đối lại quan lại người ta, đành vội vàng từ bỏ buôn bán, lâm vào đường cùng, cắt tóc xuất gia.

Đây chỉ là cách nói công khai của nàng ra bên ngoài, còn về phần thân phận của nàng như thế nào thì không nói cho người ngoài biết, tối thiểu công chúa Vĩnh Khánh cũng biết nàng tuyệt đối không phải là một dân nữ bình thường, mà là người Hà Tây Dương Hạo phái đến kinh thành mai phục, thân phận này của nàng, Vĩnh Khánh chắc chắn sẽ không làm lộ thân phận của nàng ra với người khác.

Nhìn theo Đinh Ngọc đi ra, Vĩnh Khánh khẽ thở phào, rồi chậm rãi đi vào gian trong, trên bàn trong phòng, tượng Quan Âm, là linh vị của Đại Tống thái tổ Hoàng đế Triệu Khuông Dận, Vĩnh Khánh cầm lấy một nén hương, châm vào nến, rồi cắm hương vào lư hương, chắp tay hành lễ.

Phía sau, nữ ni Lâm Nhi bưng cơm nước bước vào đứng ở đằng sau nàng, Lâm Nhi thấy vậy cũng hành lễ trước tượng Quan Âm và linh vị của thái tổ, bái lễ xong nàng đứng dậy rồi mới khẽ nói với Vĩnh Khánh: "Công chúa, người… đồng ý họ rồi sao?"

Vĩnh Khánh từ từ xoay người lại. Ngữ điệu hơi trầm xuống nói: "Ta đã nhìn thấu rồi, sau khi phụ hoàng băng hà, người nhà chúng ta chỉ đắc mặt cho người ta định đoạt. Đương kim Quan Gia hậu đãi chúng ta chỉ là để cho thiên hạ thấy như vậy, kỳ thực, chẳng qua chỉ là lợi dụng chúng ta mà đạt được thiên hạ, lừa thiên hạ mà thôi. Cao viên ngoại cũng tốt, Đinh Ngọc cũng thôi, thế lực đằng sau họ cũng là vì tạo lợi ích chúng ta. Hừ, bọn họ có thể lợi dụng chúng ta, ta tại sao lại không lợi dụng họ?"

Lâm Nhi kinh ngạc nói: "Lợi dụng họ ư?"

Vĩnh Khánh cười lạnh lùng, bàn tay trắng ngần nắm chặt lại, hơi rung động nói: "Không sai, sáng nay đã bàn lâu rồi, tác dụng của người nhà chúng ta dần dần ít đi. Huynh đệ Đức Phương ta giờ cũng đã lớn, thành niên rồi, và cũng được coi là cái đinh trong mắt đương kim Thánh Thượng, ta lo là…hắn sớm muộn sẽ bị kẻ gian hãm hại. Ta là tỷ tỷ của hắn, phải giúp hắn tính toán mọi chuyện cho chu toàn, trong mắt vài người cho rằng có thể thao túng vận mệnh nhà ta, Vĩnh Khánh ta, dù thế nào đi nữa vẫn là tiểu công chúa, nhưng…ta cũng sẽ lớn lên… có phải không?"

Trong thiên điện cuối cùng của Sùng Hiếu Am có một nữ ni đang ở bên giếng gánh nước lên rửa mặt, mặt nước của giếng kết lại băng, nếu như không cẩn thận sẽ bị ngã vỡ đầu, nếu như may mắn không đến được thì sẽ bị rơi luôn vào trong giếng, nếu như không ai nhìn thấy thì mạng cũng chẳng còn, người xuất gia phẩm trật tương đối cao sẽ không làm loại công việc tốn sức này.

Nữ ni này vừa đến không lâu, hơn nữa còn là một người câm. Nàng đến am trú, đến ngôn ngữ cũng chẳng nói ra được, chỉ có thể hoa chân múa tay, vốn biết khách tăng đuổi nàng đi, vẫn kiên trì đợi Định Như sư thái thấy nàng đáng thương lại thiện tâm, liền giữ lại. Người ở thiên điện đều là những lão hành khất lưu lạc đầu đường xó chợ ẩn náu qua mùa đông rét mướt, chủ trì sư thái thu dụng họ, chỉ định họ ở thiên điện, không được tùy tiện đi lại lung tung, trong am phái mấy tiểu ni đến chăm sóc cho họ, nữ ni câm này cũng là một trong số đó.

Nhấc thùng nước lên rồi lại hạ xuống, rồi cẩn thận xách thùng nước bước xuống thềm đá, nữ ni câm bỗng nhiên dừng chân, phía sau nàng không biết tự bao giờ lẳng lặng có một ni cô đứng đó, đó chính là Am chủ Định Như đại sư ở đây, Vĩnh Khánh công chúa con gái ruột của Đại Tốngthái tổ Hoàng đế Triệu Khuông Dận.

Xung quanh không một bóng người, Vĩnh Khánh chăm chú nhìn nữ ni câm, rồi hỏi: "Vết thương của ngươi…đã khỏi rồi sao?"

Nữ ni câm khẽ gật đầu, mùa đông khắc nghiệt, hai tay thò ra ngoài run rẩy lạnh buốt, sau một lúc thì đỏ tím lại, đặc biệt là đôi tay khi nhúng phải nước, nhưng tay nàng lại ngoại lệ.

Đôi mắt Vĩnh Khánh nhìn xuống tay của nàng, tay nàng và dung nhan thanh tú thực không tương xứng, đôi tay to hơn tay của phụ nữ bình thường gấp đôi, da thì thô ráp, nhưng màu da của đôi tay thì không biến đổi gì cả, dù những chỗ chạm phải nước đang có nhiệt khí tràn đến dường như bị đốt trước cửa lò.

Vĩnh Khánh hài lòng gật đầu khẽ nói: "Thế, ngươi ở đây kiên trì chờ đợi, sự việc đã có vài manh mối rồi".

Nữ ni câm mở to đôi mắt khiến người ta không dám nhìn gần: "Khi nào, nơi nào?"

Nữ ni câm không ngờ có thể mở miệng nói chuyện, song nàng cố gắng đè giọng nói xuống khàn khàn giống giọng người con trai.

Vĩnh Khánh nói: "Có lẽ là một tháng, có thể là nửa năm, giờ ta không thể nói chính xác thời gian, nơi nào, song chỉ ở Sùng Hiếu Am".

Nữ ni câm khẽ chớp mắt, đồng tử thu nhỏ lại như châm chọc, nàng khẽ gật đầu, không nói gì thêm, hai tay cầm lấy thùng nước nhấc lên, có vẻ mất sức rất nhiều, cơ thể mong manh yếu ớt cố xách nó đi xuống dưới bậc thềm…

Khi Phan Mỹ đưa tấu biểu cho Quan Gia, dự đoán sẽ bị chịu nghiêm trị đã cuốn gói chuẩn bị rời đến Lĩnh Nam an dưỡng tuổi già, không ngờ tHánh chỉ Quan Gia vừa truyền xuống, thì đã giáo huấn chửi cho mất mặt tên Vương Kế Ân, cách chức giám quân của hắn, đuổi về hà bắc chuyên việc lương thảo với Quách tiến và Lân Phủ đồn trú.

Một viên thống soái làm tổn thất binh lực rồi trở về như lần này của hắn không chỉ bị trách phạt ngược lại còn được khen ngợi về tính chính xác trong việc lui binh, khen ngợi và khuyến khích rất nhiều, làm hắn ổn định đầu trận tuyến, còn tập hợp lại, đánh cho vài trận lớn, chiếm lấy ưu thế hơn Hạ quân. Phản ứng như vậy của Quan Gia, Phan Mỹ thấy thực ngoài suy nghĩ, mãi mới biết được do Tào Bân bênh vực hành động của hắn, Phan Mỹ cảm kích vô cùng, có ý tìm vài cô nương xinh đẹp ở Hắc Xà lĩnh dâng lên bày tỏ lòng biết ơn với Quan Gia và tào khu mật.

Giám quân mới đến Tống Kỳ cũng là một thân tín của Quan Gia, dù sao cũng có khinh miệt với Vương Kế Ân và Phan Mỹ, dù sao cũng là xuất thân từ nội hoạn, còn Tống Kỳ thì đường đường chính chính là tiến sĩ đỗ hai bảng, hơn nữa khi Quan Gia còn ở Tiềm Để thì cũng là một nhân vật được trọng dụng, Phan Mỹ cũng không dám thất lễ với hắn. May mà người này tuy không hiểu quân sự, song chưa bao giờ nói nhăng nói quậy về chuyện quân sự này, điều binh khiển tướng tất tật đều giao cho Phan Mỹ làm.

Định quốc tiết độ sứ Tống Ác mới đến cũng là một lão tướng trải qua rất nhiều trận chiến, dụng binh tuy không bằng Phan Mỹ, song cũng không dễ để qua mặt, tuy nói người này quân giới địa vị không kém hơn hắn, song chỉ huy không tốt, Tống Ác lần này đến, chủ yếu là khống chế sáu lộ Ninh Hoa quân, Tấn Ninh quân.

Tình hình như vậy, Phan Mỹ cũng được coi như là có chút chiến tích, bị đám người tướng Hạ Mộc Ti, Biên Nhất Lang, Hàn Kiên, Lý Tòng Long chiếm mấy bảo trại tuyến tây Hoành sơn rồi bị hắn đoạt trở về, song sau khi tiến vào Hoành sơn, chiến sự không thuận lợi như thế nữa. Hoành sơn lợi dụng địa thế hiểm trở, hai quân Tống Hạ ban đầu xây dựng thành lũy bảo trại với một lượng lớn, Hạ quân bại lui quân, Tống quân khi trấn thủ Hoành sơn đã nhiều lần tiến vào tu sửa, giờ Hạ quân lợi dụng kế đoạt về Hoành sơn, thành lũy bảo trại kiên cố này nhiều lần được tu sửa.

Hơn nữa, vào mùa đông băng giá chuyện hành động cũng bị bất tiện rất nhiều, muốn phát binh tấn công là chuyện không phải dễ dàng, Tống quân nhiều lần phát binh tấn công ào ạt, nhưng sau chuyện bị thất bại tám vạn đại quân, binh lực hai châu Lân Phủ hợp lại cũng vô cùng có hạn, cho dù Phan Mỹ có đích thân dẫn binh không ngừng phát động chiến dịch, thì hiệu quả cũng vô cùng nhỏ, chân vẫn bị dừng ở chân núi, tình hình như vậy, Phan Mỹ hợp với giám quân Tống Kỳ, phó soái Tống Ác bàn bạc kỹ lưỡng xong xuôi quyết định tạm thời dừng tấn công chờ cơ hội.

Trước mắt Triệu Quang Nghĩa vì các lão thần của triều trước vẫn đang chia bè rẽ phái, loạn dân Tây Xuyên phản loạn càng thêm nghiêm trọng kéo hắn phải lùi bước, chiến sự Hoành sơn Triệu Quang Nghĩa cảm thấy rất đau đầu, đánh cũng không được mà không đánh cũng không xong, mắc kẹt. Nhưng Dương Hạo vốn là một Tống thần tự lập quốc xưng vương, điều này là điểm mấu chốt nhất, Triệu Quang Nghĩa dù thế nào đi nữa cũng không thể dễ dàng tha thứ cho hành vi này được.

Cho dù hắn giờ vô lực tây tiến tiếp, hành vi châm biếm cũng là việc làm cần thiết, có thể đánh hay không là một chuyện, có thái độ như thế nào là chuyện khác. Tống Kỳ là thân tín của Triệu Quang Nghĩa, hiểu rất rõ suy nghĩ của hắn, nhưng vào mùa đông nước đóng băng thực sự không dễ phát binh tấn công cho nên hắn cũng tán đồng ý kiến tạm dừng tấn công.

Sau khi thương lượng phân tích cẩn thận với Phan Mỹ và Tống Ác rồi bẩm báo với triều đình, Tống Kỳ lại cầm bút bẩm báo công khai lên triều đình, trong đó có chuyện miêu tả khuếch trương Tống quân chuyển bại thành thắng như thế nào, đoạt được mấy toàn bảo trại tuyến đông Hoành sơn, chiến tích đuổi Hạ quân về Hoành sơn, nó được coi là chuyện che đậy khuyết điểm thất bại của Quan Gia lần này dụng binh tây bắc.

Triều đình đã chép lại bản tấu biểu của Tống Kỳ ra làm nhiều bản rồi công bố cho thiên hạ biết. Song vào lúc này Dương Kế Nghiệp nhiều lần phát binh tấn công, dựa vào địa lợi mà làm cho quân Tống đau đầu nhiều lần, rồi lại bị triều đình coi nhẹ, sự lựa chọn này của triều đình, Hắc Xà lĩnh đại bại tạo nên sức ảnh hưởng dần biến mất, đứng ở lòng dân mà nhìn, triều đình vẫn còn dư lực để đánh Hoành sơn, song vì thời tiết lạnh giá nên tạm thời cho binh nghỉ, nếu như không đứng ở con mắt của người dân thì rất nhiều quan lại các cấp thấp cũng có thái độ vui mừng như này.

Cũng vào lúc này, Liêu quốc xuất binh thẳng tới trước doanh hai nước Tống Hạ, cũng khiến cho triều đình Tống quốc vô cùng mẫn cảm, Triệu Quang Nghĩa đích thân gặp Liêu quốc sứ tiết hỏi về ý đồ xuất binh tây bắc của Liêu quốc khi Tống Hạ đang giao tranh, Liêu quốc tiết sứ sớm đã được sự dặn dò ở thượng kinh, lập tức đưa ngay ra câu trả lời: cuộc chiến của hai nước Tống Hạ là giữa láng giềng với nhau, Liêu quốc có quyền bảo đảm cho sự an toàn của quốc dân và quốc đất, phái binh trấn thủ biên giới, quan tâm đặc biệt tới tiến triển cuộc chiến giữa hai bên.

Câu trả lời không đến nơi đến chốn như vậy sao có thể để cho người ta hài lòng được, hai nước vì thế cũng vì đánh chiến qua lời nói, đó cũng chỉ là sự kiêng kỵ lẫn nhau, cho nên còn cần phải kiềm chế lại, chưa đến mức độ nghiêm trọng lắm. tình hình này, hai nước Tống Hạ tạm thời bảo trì thế giằng co về mặt quân sự, Tống Liêu thì tạm thời bảo trì thế giằng co ở thế ngoại sự, tình hình Hà Tây mong rằng sẽ bước vào thế cân bằng tế nhị.

Nhưng thế cân bằng tế nhị này rất nhanh chóng đã bị phá bỏ. Nếu như không pahri là cửa khẩu Phong Đài giữa ba nước xảy ra chuyện ngoài ý muốn thì Triệu Quang Nghĩa lần này sẽ không phải đau đầu, tạm thời không kể đến thế giằng co của chiến cục Hà Tây, bình tĩnh lại giải quyết vấn đề loạn dân ở Tây Xuyên ngày một hung ác, đồng thời tiếp tục đề bạt những tướng lĩnh trẻ tuổi và trung tuần kết hợp với thủ đoạn tương đối hòa bình từng bước làm yếu đi sự khống chế đội quân của các lão thần triều trước, mà chuyện xảy ra ngoài ý muốn lại khiến cho Triệu Quang Nghĩa như nhìn thấy ánh mặt trời, hướng mắt nhìn về phía tây bắc. Bạn đang xem tại TruyệnFULL.vn - www.TruyệnFULL.vn

8888

Nguyên nhân của sự việc rất đơn giản, thế giằng co ba núi Phong đài sơn, ở giữa là sơn cốc, lại có một con sông chảy xuyên qua cốc phân sơn cốc ra làm hai, con sông lớn này, Hà Tây là Hạ quốc, hà đông là Liêu quốc và Tống quốc, Tống Liêu dựa theo ngọn núi mà Tống quốc chiếm cứ làm ranh giới giữa hai nước. Giữa ba quốc gia được phân rạch ròi bởi con sông, bắt chước Định nan tiết độ sứ quản lý địa phận năm đó, địa phận quản lý của phủ châu chiết thị và địa phận quản lý của Liêu quốc ám chỉ ranh giới, như vậy giữa hai nước phần lớn có vài núi non và dòng sông lộ rõ làm biểu tượng, còn tuyệt đối không có mốc giới.

Thổ binh Liêu quốc sau khi đóng quân thì không có việc gì làm, ngày nào cũng đi săn bắt ngoài trại, có một lần đuổi được một con dê, chạy qua cả dòng sông Trọc Lãng đã đóng băng, đi vào lãnh thổ Hạ quốc, chuyện như vậy vô cùng bình thường, xuất phát từ sự cân nhắc tỉ mỉ thì rất ít người mạo phạm, Liêu quân đó sau khi bắt được dê thì quay trở lại doanh trại, không ngờ binh lính tuần tra của Hạ quốc tước vũ khí của họ mà không thu lại dê, sau đó giải họ tới ranh giới hia nước, chạy về phía đông con sông.

Đến lúc này như chọc vào tổ ong bò vẽ, người Liêu quốc nào có chịu thiệt thòi như thế, theo đức tính hung hãn kiêu ngạo của họ, nếu như không phải đội ngũ này và Hoàng đế Hạ châu cùng đánh qua Ngân Châu, giữa họ coi là có tình cảm hương khói, họ sớm không có chuyện tìm chuyện, lấn đến cả trên đầu người Hạ, giờ có thể tốt hơn, Hạ quân có dám chủ động khiêu khích hay không đây?

Thủ tướng Hạ quân Lại Đa Phúc dẫn người cHạy đến doanh trại Hạ quân chửi bậy một trận, Dương Diên Huấn tuy đã trả lại vũ khí săn bắt dê cho hắn, song cáo người Liêu không được xâm phạm vào Hạ cảnh. Đa Phúc không phải là chủ chịu thiệt, lúc đó thảo về đông tây quay đầu bước đi, nhưng trưa hôm đó sĩ binh Hạ quân đến Trục Lãng hà lấy nước, hắn lại dẫn hơn trăm thân binh xông đến đánh đấm, nói Trục Lãng hà này vốn thuộc về địa phận Liêu quốc, phía Hà Tây mới là của Hạ quân, dòng sông này chảy về hướng đông liên kết với dòng sông đều là lãnh thổ của Liêu quốc. Sĩ binh của Hạ quân bị đánh bầm dập mặt mũi, sau đó còn bị họ trói về, trong cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông lộ ra những miếng thịt bị quất roi làm rách.

Lúc đầu Dương Diên Huấn từng hỏi Dương Hạo rằng, nếu như người Liêu có khiêu khích nên xử trí thế nào, lúc đó Dương Hạo đã nói cho hắn bốn chữ: Ăn miếng trả miếng. Lúc đó Dương Hạo còn cho rằng Dương Diên Huấn tuổi còn nhỏ song suy nghĩ rất sâu sắc, ai ngờ không phải là suy nghĩ của Dương Diên Huấn sâu sắc, thực sự là hắn vốn là tướng lĩnh Hán quốc, mà Hán quốc mỗi lần giao chiến với Tống quốc đều xin viện quân từ bên Hoàng đế Liêu quốc, người Liêu mỗi lần phái binh đến đều ức hiếp hết từ nam đến nữ, không chuyện ác nào không làm, ngời việc chưa giết người, những tai họa mang đến còn kinh khủng hơn cả Tống quân.

Là một tướng lĩnh Hán quốc, Dương Diên Huấn rất hiểu bản chất sự việc, thấy người Liêu đến, hơn nữa giữa Tống Hạ, người Liêu xuất binh dường như vẫn là đứng ở phía bên ta, vậy mới hỏi Dương Hạo về thái độ khi đối diện với người Liêu. Sau khi được câu trả lời của Dương Hạo, hắn thầm lo lắng, giờ người của mình bị người ta quất roi đau điếng, hắn là một chủ tướng, nếu như cứ nén giận như vậy thì làm sao có thể dẫn binh được nữa? Lúc đó nghĩ vậy liền dẫn binh đi cướp người, người tuy cướp được về, nhưng hai bên lại ngảy sinh mâu thuẫn dùng binh khí đánh nhau, mỗi bên chết vài người, sự việc này đã được làm um lên.

Đa Phúc mau chóng báo tin Hạ quân vô cớ khiêu khích gây chuyện cho bắc viện đại vương Da Luật Hưu Ca, mời đại vương đưa ra quyết sách, Dương Diên Huấn cũng ngay lập tức viết tường tận mọi chuyện rồi lệnh người mau chóng mang tới bẩm Thánh Thượng Dương Hạo. Thủ tướng Phong Đài quân Tống Nhạc Dương vốn đang sợ Liêu Hạ hợp binh gây chuyện bất lợi cho mình, vừa thấy song phương gây hấn với nhau hắn lấy làm vui mừng lắm, hắn tuy không tiện phái binh đánh trống, song bảo người đứng ở trên đầu trại doanh hét lớn mấy tiếng, để châm thêm lửa cho sĩ binh Liêu Hạ, bị châm ngòi song phương xung đột càng ngày càng kịch liệt hơn, Nhạc Dương rất đắc ý, liền bẩm báo tin hay ho này cho Phan Mỹ và giám quân Tống Kỳ.

Tống Kỳ không biết dụng binh, nhưng hắn là người tinh thông chuyện đời, hắn muốn biết sáng tỏ mọi chuyện. Hắn lập tức phát hiện ngay ra vấn đề nằm bên trong: giữa Liêu Hạ nếu như có thẻ vì chuyện này mà phát sinh ra tranh cãi, không chỉ là vấn đề giữa sĩ binh bên dưới, từ việc này có thể thấy rằng, Liêu Hạ chắc chắn không có liên minh ngầm nào cả, Liêu quân chẳng có thiện ý gì với Tống quân, còn sợ rằng cũng chẳng có bao nhiêu thiện ý với Hạ quân, chính như vậy, Hạ quân dương như không hoan nghênh Liêu quốc đến, nếu không thì đã giết thêm vài tên nữa, nghĩ theo đại cục, tướng lĩnh song phương cũng sẽ duy trì khắc chế, sẽ không dung túng cho bộ Hạ nảy sinh ý niệm đánh nhau bằng vũ khí, Tống Kỳ quan sát phát hiện ra điểm này, lập tức bẩm báo với Triệu Quang Nghĩa.

Da Luật Hưu Ca của Đại Đồng luôn quan tâm hết mực tới tiến triển chiến cục hai nước Tống Hạ, hắn khi rời khỏi Thượng Kinh, Tiêu thái hậu từng vẻ ngoài tùy cơ ứng biến, muốn hắn hành sự theo hoàn cảnh, cố gắng bảo đảm được thế cục cân bằng của Hà Tây, nếu như hai nước Tống Hạ có thể lấy Hoành sơn làm ranh giới, Tống sẽ không ăn được Hạ, Hạ cũng sẽ không đuổi được Tống, đó chính là kết cục tốt nhất.

Da Luật Hưu Ca văn võ toàn tài, không chỉ là một tướng lĩnh thiện chiến, lời dặn dò của Tiêu thái hậu hắn vẫn nhớ như in. Tống quốc chiếm được Lân Phủ, tiến thêm một bước, theo đó mà uy hiếp Hạ quốc, Hạ quốc mới cúi đầu trước Liêu quốc, mượn viện trợ của Liêu quốc để khống chế quân Tống, như vậy Liêu quốc có thể dần có tầm ảnh hưởng với Hạ quốc, sau khi khống chế được Hạ quốc thì giống như chính quyền ban đầu của Hán quốc Lưu Thị, trở thành một quân cờ của Liêu quốc giam chân Tống quốc.

Mà đến đỡ Hạ quốc, khiến cho một tuyến Hoành sơn đứng vững được thì có thể thu hút được quân Tống tác chiến thời gian dài, tướng Tống quốc đang sắp xếp ở Hà Tây sao cho càng ngày càng nhiều quân đội, mỗi năm lương thực tiêu hao vô số kể, dựa vào Hạ quốc thì không sụp Tống quốc, cũng sẽ buông Tống quốc binh mệt quốc nghỉ, đến khi đó chớ nói Tống quốc vô lực bắc chinh U Yến, thời gian dài tất nhiên phải hành sự sắc mặt nghênh Liêu quốc. Thế gọi là đuổi lang đấu hổ, kế lưỡng bại cộng thương.

Ai ngờ Tống quân nóng lòng tốc chiến, đại quân tấn công một cách mạo hiểm, kết quả vì chiến tuyến kéo dài, lại chịu thời tiết khắc nghiệt rét cóng, bị Hạ quân vườn không nhà trống, chặn mất đường lương thực, đánh cho Tống quân trận đại bại mà chạy rút lui, đại quân tây chinh nguyên khí bị giảm, thời gian này Dương Kế Nghiệp nương tựa Hoành sơn, ngược lại không ngừng phát phản công về Tống quân hai châu Lân Phủ, binh sĩ Tống quân không đủ, lại không chiếm được địa lợi nhân hòa, bại nhiều hơn thắng, Da Luật Hưu Ca nắm rất rõ tình hình này.

Ai mạnh thì sẽ dẫm cho một cước, ai yếu thì kéo hắn một cái, khiến chúng từ đầu tới cuối với một lực lượng ngang nhau, Da Luật Hưu Ca đang nghĩ ra chuyện sẽ áp lực về phía Hạ quốc, tin của Đa Phúc được truyền tới, đó thực sự là liều thuốc tạo hưng phấn mạnh cho hắn, Da Luật Hưu Ca vui mừng khôn xiết, lập tức bảo thân binh đó mang dùm một câu nới tới Đa Phúc: "Người Hạ đánh thương người của ta thì thôi, nếu không, đoạt được doanh trại, đuổi theo thủ quân".

Triệu Quang Nghĩa nhận được tình báo từ Tống Kỳ, không khỏi vui mừng, theo lý mà nói, tổn thất tám vạn đại quân thì đối với hắn mà nói có thể nhanh chóng chuộc lỗi với thiên hạ để thể hiện tài năng của hắn trước mặt thiên hạ, điểm khác thì không nói làm gì, nHạn môn quan giờ có cường binh đóng ở đó, song người Liêu tăng binh vô số, ý đồ không có gì tốt, hắn không dám tự tiện điều động, nếu như người Liêu vào người Hạ cùng nổi chiến, thì…nghĩ đến điều này, Triệu Quang Nghĩa vội viết mật chỉ cho Tống Kỳ, gọi thân tín hắn đến Phong Đài, nghĩ cách khuếch đại cuộc chiến giữa hai quân Liêu Hạ, để hắn chiếm cơ hội.

Thám mã tám trăm dặm của Triệu Quang Nghĩa bay nhanh ra khỏi kinh thành, lúc đó Dương Hạo đang ở Hạ châu gọi Mục Vũ tới dặn dò: "Tiểu Vũ, lần này đi Phong Đài, nhiệm vụ quan trọng phải vô cùng cẩn thận mà làm, cần khơi mào chiến tranh với người Liêu, còn phải khống chế được mức độ chiến hỏa, tất cả đều cần phải làm theo những gì ta vừa nói, không thể để tình cảm…"

Dương Hạo vừa nói đến đây, thác bạt Hạo phong tức giận hùng hổ xông vào nói: "Thánh Thượng, đại sự không xong rồi, Phong Đài sơn thủ tướng Liêu quân Lại Đa Phúc ngang ngược phát binh tấn công doanh trại ta, Phong Đài doanh thất thủ, Dương Diên Huấn đã lui thủ Nhị Đài sơn".

Thác Bạt Hạo Phong chỉ nói được đến đây, Dương Hạo vừa sợ vừa giận, không ngờ nghe xong lời của hắn, mặt Dương Hạo và Mục Vũ đều rất kỳ lạ, hai người nhìn nhau, rồi pHán câu rất quái đản:

"Thánh Thượng, thần…còn cần đi không ạ?"

"…Đi, bảo Dương Kế Nghiệp tăng thêm một lộ binh, giúp Dương Diên Huấn đoạt lại Phong đài trại".

"Vâng, thế thần đi ạ".

Dương Hạo ừ một tiếng, khẽ lẩm bẩm: "Nhất Hưu ca, cứ đợi đấy…"
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận