Phúc Nữ Nhà Nông - Chương 206: Lo lắng

Phúc Nữ Nhà Nông Chương 206: Lo lắng
Mãn Bảo và Bạch Thiện đồng thời quay đầu trừng mắt với cậu một cái, rất muốn đánh cậu một trận, nhưng tiên sinh đang ở đây, hai người đều thông minh không ra tay.

Trang tiên sinh hồi phục tinh thần, nhìn ba đứa trẻ vô lo vô nghĩ, ông không nhịn được thở dài một tiếng.

Mãn Bảo quan tâm hỏi, "Tiên sinh, người sao vậy ạ?"

Trang tiên sinh nhìn bé hồi lâu, trầm mặc nửa ngày mới nói: "Mân Giang vỡ đê."

"Mân Giang ở đâu ạ?"

Trang tiên sinh suy tư một chút rồi trải một tờ giấy to ra, đẩy đến trước mặt ba đứa đệ tử, vẽ một nét bút, "Mân Giang ở phía trên Ích Châu.."

Tuy rằng mấy đứa trẻ vẫn còn nhỏ, nhưng thỉnh thoảng Trang tiên sinh cũng sẽ giảng một ít địa lý cho họ, đã nói đến địa lý, chắc chắn là phải bắt đầu từ nơi bản địa.

Ví dụ như trên thôn Thất Lí là trấn Bạch Mã quan, bên trên nữa là huyện La Giang, mà huyện La Giang nằm dưới sự quản lý của Kiếm Nam Đạo Miên Châu Ba Tây, Ích Châu là trung tâm của Kiếm Nam Đạo.

Cho nên ngoài hoàng đế ở chỗ kinh thành xa xôi kia, trên thôn Thất Lí lớn nhất là Ích Châu.

Còn khoảng cách từ Ích Châu đến thôn Thất Lí là bao xa, theo lời Trang tiên sinh nói, phải mất một ngày cưỡi ngựa, khởi hành từ lúc trời chưa sáng, có lẽ có thể vào thành trước khi cửa thành đóng cửa.

Mà nếu đi bộ, chắc phải tầm ba bốn ngày, đây là cước trình của người lớn, nếu Mãn Bảo đi bằng chân nhỏ của mình, chỉ sợ phải đến bảy tám ngày.

Nghe nói, đó là một nơi rất phồn hoa, người nhiều đến nỗi không đếm xuể, đồ ăn ngon cũng không thể đếm được.

Đương nhiên, cái này là nghe theo lời Trang tiên sinh và Bạch lão gia nói, bởi vì trong thôn chỉ có hai vị này từng đến Ích Châu, nơi xa nhất mà Chu lão đầu từng đến là huyện La Giang, cho nên ông không thể kể bất cứ chuyện gì về Ích Châu cho Mãn Bảo nghe được.

Mà Mân Giang là con sông lớn nhất ở Ích Châu, thậm chí là lớn nhất toàn bộ Kiếm Nam Đạo, Trang tiên sinh vẽ một dòng nước trên giấy, thở dài nói: "Nước sông Mân Giang chảy xiết, đặc biệt là vùng núi Ngọc Lũy, bởi vì độ dốc lớn, nên dòng nước chảy vô cùng xiết, trước thời Tần, mỗi lần Mân Giang có hồng thủy, dưới Ích Châu đều là sinh linh đồ thán, cho nên đất Thục còn gọi là bưng biền."

* Từ ghép giữa bưng và biền . Bưng là từ gốc Khơ me ( បឹង , bəng) dùng để chỉ vùng đất trũng thấp, nước đọng nhưng không quá sâu. Biền ở đây nói về đất ruộng nghĩa là chạy cặp theo sông hay kinh rạch lớn, có nước thủy triều lên xuống thường xuyên. Bưng biền ghép chung lại chỉ vùng đất có cả bưng lẫn biền.

Không chỉ có Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo, ngay cả Bạch nhị lang cũng bắt đầu nghiêm túc, chăm chú nghe.

Trang tiên sinh trầm ngâm một lát, nghĩ đến tuổi bọn họ còn nhỏ, cũng chỉ có thể nói mấy câu chuyện này cho bọn họ nghe, "Mãi cho đến thời Tần, thái thú Lý Băng của quận Thục mới xây dựng Kiền Vĩ Yển ở Mân Giang, tình trạng này mới chuyển biến tốt lên."



Sau đó Trang tiên sinh nói về Kiền Vĩ Yển cho bọn họ nghe, trước kia ông học hành để thi làm quan, còn là người Thục, không chỉ từng đọc hết mấy quyển sách liên quan, lúc du học còn đặc biệt đi nhìn Kiền Vĩ Yển một cái.

Đến tận bây giờ, ông vẫn vô cùng khâm phục người đã xây dựng công trình từ 900 năm trước này.

Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo cũng từng đi quan sát việc tu sửa công trình thủy lợi, nhưng đó là cái đơn giản nhất, chỉ đào một cái mương, phức tạp nhất thì cũng là lần tu sửa đê đập năm ngoái kia, mà so sánh với Kiền Vĩ Yển, nó đều không đáng nhắc tới.

Năm đó, vì việc khơi thêm dòng cho sông Mân Giang, Lí Bằng đã cố ý xây đắp đê Kim và cửa sông Bảo Bình để phân nhánh, lại xây Bình Thủy Tào và Phi Sa Yển để chống lũ, từ đó về sau, vùng hạ du đã rất ít khi có hồng thủy, cũng ít khi có hạn hán.

Toàn bộ Kiền Vĩ Yến không chỉ để chống lũ, mà còn là để đảm bảo cho cả vạn khoảnh ruộng dưới hạ du có nước tưới.

Là một vị tiên sinh đã từng có lý tưởng có khát vọng, vẫn luôn chú ý chính sách của triều đình, lúc này lòng Trang tiên sinh đã nóng như lửa đốt, bởi vì: "Lần đại hồng thủy gần đây nhất của Ích Châu là năm thứ mười bảy Đại Đức, đến nay mới được tám năm, mà năm thứ năm Đại Trinh, Phi Sa Yển mới được đại tu, cũng chỉ qua hai năm thôi mà.."

Trang tiên sinh có rất nhiều điều muốn nói, lại không biết nói với ai, cũng chỉ đành nói một chút với ba đứa trẻ chưa hiểu chuyện.

Bạch nhị lang có nghe hiểu không thì Bạch Thiện Bảo không biết, dù sao cậu cũng nghe hiểu ẩn ý trong lời tiên sinh, hai mắt cậu lấp lánh, nhìn về phía Mãn Bảo.

Đôi mắt Mãn Bảo cũng sáng lấp lánh, cũng quay đầu nhìn về phía Bạch Thiện Bảo.

Lúc Trang tiên sinh nói chuyện Kiền Vĩ Yến xong đã là một canh giờ sau, người hầu nhà họ Bạch tới mời tiên sinh ăn cơm, Bạch lão gia ở sảnh lớn chờ ông tới uống rượu.

Còn bọn Mãn Bảo lại ăn cơm ở trong thư phòng, bọn họ được nghỉ nửa canh giờ, nếu mà Bạch lão gia và Trang tiên sinh uống rượu tán gẫu lâu hơn, nói không chừng còn có thể được nghỉ một hai canh giờ.

Mấy ngày nay đều học thêm như vậy, thời gian vào giờ học chiều không cố định.

Trang tiên sinh vừa đi, mấy người hầu liền bưng thức ăn lên cho ba đứa trẻ, giống như ăn cơm ở trường học, vì để cho bọn họ không kén ăn, đầu bếp đã trộn cơm và thức ăn vào nhau, một người một tô, mỗi người còn có thêm một bát canh.

Mãn Bảo cũng không cảm thấy ăn cơm ở nhà họ Bạch thì có gì không ổn, bé dịch bát của mình đến bên cạnh Bạch Thiện Bảo, nói nhỏ với cậu, "Có phải giống như truyện kể trong sách không?"

Mãn Bảo đã mò hết cách sử dụng hệ thống, bình thường ngoài việc đi dạo lung tung trong trung tâm mua sắm, việc bé thích nhất chính là đổi sách truyện với Khoa Khoa.

Có mấy quyển sách cần nhiều tích phân, cũng có mấy loại chỉ cần rất ít, Mãn Bảo thích nhất là thể loại chuyện xưa này, không cần quá nhiều tích phân.

Bé không chỉ đọc một mình, còn sẽ mượn cho Bạch Thiện Bảo đọc, bọn họ vẫn luôn trao đổi sách cho nhau đọc, cho nên Mãn Bảo nói gì, Bạch Thiện Bảo cũng hiểu ngay.

Bạch Thiện Bảo hung hăng gật đầu, cũng nhỏ giọng nói: "Chắc chắn là có tham quan."



"Đúng là người xấu!"

Bạch nhị lang ngồi phía đối diện bọn họ, cố gắng dỏng tai lên nghe, nhưng không nghe được gì, chẳng qua cậu tin chắc là bọn họ đang nói xấu cậu, vì thế vứt mạnh chiếc đũa lên bàn, giận dữ hỏi, "Có phải các ngươi đang chửi ta không?"

Hai người đang thảo luận sôi nổi ngẩng đầu lên nhìn cậu, đồng thời chậc một tiếng, một người nói: "Ngươi là quan à?"

"Ngươi có bản lĩnh làm quan xấu ư?"

Theo hai người thấy, muốn làm quan phải cần bản lĩnh rất lớn, mà làm một quan xấu càng cần bản lĩnh lớn hơn, bởi vì người xấu trong sách, đặc biệt là quan xấu, thông thường đều rất thông minh, ừm, còn thông minh hơn cả quan tốt.

Đương nhiên, cuối cùng quan xấu vẫn sẽ thất bại, chẳng qua Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo đã làm thống kê rồi, muốn vậy phải cần đến rất nhiều quan tốt mới có thể chống lại đối phương, trong tình huống bình thường, phải bảy người tốt mới có thể chống lại một người xấu.

Cho nên trong suy nghĩ của hai đứa trẻ, trong tình huống bình thường thì quan xấu đều thông minh hơn quan tốt.

Thế là hai người nhìn Bạch nhị lang một cách bắt bẻ, nghị luận: "Có khi quan tốt ngươi cũng không làm nổi."

Bạch Thiện Bảo: "Muốn làm quan thì phải thi, ta cảm thấy có khi ngươi ngay cả quan cũng không làm được, trừ phi từ giờ trở đi ngươi chăm chỉ đọc sách."

Bạch nhị lang trừng to mắt, hỏi: "Các ngươi đang nói quan tốt quan xấu cái gì đấy, ta có nói ta muốn làm quan đâu?"

"Chúng ta đang nói đến việc Mân Giang vỡ đê, có thể là do thiên tai và nhân họa." Mãn Bảo chỉ vào bầu trời đen kịt bên ngoài, nói: "Thiên tai chính là nó, nhân họa là do có quan xấu."

Bạch Thiện Bảo nói: "Không biết quan xấu là ai."

Mãn Bảo bắt đầu phân tích với kinh nghiệm "nhiều năm" đọc sách của mình, "Theo lẽ thường, quan xấu đều là quan to, tu sửa công trình thủy lợi là chuyện lớn, chắc chắn là do quan lớn dắt đầu, cho nên chắc là thứ sử Ích Châu?"

Bạch Thiện Bảo: "Cả tiết độ sứ của Kiếm Nam Đạo."

Mãn Bảo: "Ích Châu còn có Ích Châu vương nữa."

Bạch nhị lang đầu đầy mờ mịt, "Các ngươi đang nói cái gì vậy?"

Sao cậu chẳng nghe hiểu chữ nào?
Hãy đăng nhập để bình luận !
icon comment - bình luận