Đi một vòng trong tòa nhà lớn, cuối cùng cậu cũng tìm được khu vực của những luyện đan sư. Nó nằm ở khu phía tây của tòa nhà, có chừng hơn chục căn phòng. Mở cửa bước vào căn phòng lớn nhất, bên trong dù dã phủ bụi nhiều năm nhưng vẫn không làm giảm đi sự khí thế của nó.
Chính giữa căn phòng là một cái đỉnh lớn, có lẽ dùng để luyện đan. Bốn phía đều là các giá chứa đầy những cuốn sách và ngọc giản. Phía cửa sổ có một cái bàn làm việc, nhìn có vẻ làm từ gỗ tử đàn. Mặt gỗ bóng mịn, thuần một màu đỏ cam, vân gỗ màu tím, ánh nắng chiếu vào lại lóe lên ánh sáng kỳ dị, cả căn phòng thoang thoảng một mùi hương thơm dễ chịu.
Không nói những cái khác, chỉ riêng cái bàn bằng gỗ tử đàn này cũng là một gia tài lớn rồi. Gỗ tử đàn ở bên ngoài có thể nói là thứ gỗ thuộc hàng cao cấp nhất, mùi hương của nó giúp ngự khí sư định tâm dưỡng thần, công hiệu bồi bổ tinh thần rất cao. Tác dụng không thua kém quả xích thủy linh.
Nhưng cách sử dụng của loại gỗ tử đàn này lại không phải để luyện đan mà là để chế tạo vũ khí, cụ thể là chế tạo áo giáp. Gỗ tử đàn có một đặc tính nổi bật khác chính là rắn, cứng rắn vô vùng. Các loại tinh thiết bình thường cơ bản không thể làm nó xước xát.
Chính vì đặc tính cứng rắn của nó nên không phải ai cũng có thể chế tạo được, yêu cầu tối thiểu chính là chế tác sư cấp mười. Chế tác sư chính là những người chuyên chế tạo vũ khí, áo giáp cho ngự khí sư. Khác với trận pháp, chế tác sư có cấp bậc, từ chế tác sư cấp một đên cấp năm là học đồ, từ cấp sáu đến cấp chín là chính đồ, từ cấp mười đến mười hai là đại sư, trên đại sư chính là tông sư.
Để chế tác được gỗ tử đàn, tổi thiểu là chế tác sư cấp mười cũng có nghĩa đã bươc vào hàng ngũ đại sư. Cả vương triều Văn Lang hiện nay chỉ có không đến năm người đạt đến danh hiệu đại sư, không rõ vị nào ngồi làm việc ở đấy mà có thể nhờ một vị đại sư vì hắn mà chế tác một bộ bàn ghế làm từ tử đàn.
Đạt đến cấp bậc đại sư, ít nhất chế tác sư đó phải đạt đến cảnh giới Dung thần cảnh, vì ngoài yêu cầu về kiến thức chế tác, một chế tác sư bắt buôc phải có tu vi về khí nhất định thì mới có thể thao tác với các loại vật liệu. Ví dụ như gỗ tử đàn, chế tác sư bắt buộc phải kết hợp khí của mình với khí cụ đặc biệt để cắt đục nó.
Thân phận của những đại sư này rất đặc biệt, dù tu vi của họ không coi là đỉnh cấp, khả năng chiến đầu cũng không phải cao, nhưng vì công việc của họ mà họ rất được tôn sung, không ai muốn đắc tội với họ cả. Nếu họ không thích thì chẳng ai ép họ chế tạo thứ gì, càng không nói đến việc chế tạo một bộ bàn ghế để ngồi như thế kia.
Nhưng nghĩ đến đây là phòng của một vị luyện đan sư, công thêm đây là khu vực của hoàng gia, có thể dễ dàng hiểu được nguyên nhân trong đó. Hợp lý nhất chính là vị luyện đan sư chủ của căn phòng này cũng là một vị đại sư.
Luyện đan sư cũng có cấp bậc tương tự như chế tác sư vậy, địa vị cũng tương đương nhau nên nếu một vị luyện đan đại sư nhờ một vị chế tác đại sư chế tạo cho mình bộ bàn ghế, có lẽ cũng không phải việc quá khó khăn. Vì ai chẳng có lúc bị bệnh, bị thương, lúc đó không nhờ luyên đan sư thì còn nhừo ai được nữa.
Quay lại căn phòng, trên bàn làm việc rất gọn gàng, có vài cuốn sách, vài ngọc giản được xếp đặt ở một góc. Một ít vật phẩm nhỏ nhặt không rõ tác dụng. Có thể nhìn ra vị luyện đan đại sư này là một người rất nguyên tắc.
Thổi đi lớp bụi trên bàn, Trần Cảnh lấy ra một cuốn sách, mở ra đọc thử, bên trong là những ghi chép lại khi luyện đan của vị đại sư này. Tuy nhiên đây đều là ghi chép về các loại linh đan, kiến thức quá cao, Trần Cảnh đọc nhưng cũng không hiểu hết được ý nghĩa, cũng như học sinh tiểu học đọc hàm số của học sinh câp ba vậy.
Lại lật vài cuốn sách khác, tất cả đều như vậy. Đành để lại vị trí cũ, cậu tìm tòi mấy giá sách ở phía sau, có lẽ sẽ có thu hoạch. Không phải Trần Cảnh không muốn tìm kiếm các loại linh đan nhưng suy nghĩ đến thời gian tồn tại của dược viên này liền bỏ qua ý nghĩa đó.
Tòa dược viên này tồn tại chí ít cũng vài vạn năm, có lẽ do không gian của di tích đặc thù nên những kiến trúc hay các loại thảo dược vẫn tồn tại. Nhưng đan dược thì khả năng tồn tại gần như không có. Dù có bảo quản tốt thế nào đi chăng nữa cũng chẳng có loại đan dược nào tồn tại được mấy vạn năm, ít nhất Trần Cảnh chưa nghe có loại như vậy.
Lại đi một lượt cuối cùng cậu cũng có thể thấy được một cuốn sách có ích. Đó là một cuốn nhập môn luyện đan. Trần Cảnh bây giờ chỉ biết một chút về dược thảo, còn luyện đan căn bản là con số không. Luyện đan sư hay chế tác sư đều là kiểu truyền dạy theo mạch, không truyền ra ngoài. Hơn nữa đều là truyền miệng chứ chẳng có pháp môn hay ghi chép nào cả.
Trần Cảnh cũng có hứng thú với việc luyện đan, khổ nỗi mấy vị luyện đan sư ở gia tộc chỉ toàn những vị cấp chính đồ trở xuống, đến linh đan cũng chẳng mấy khi luyện ra nổi nên cậu cũng không muốn bái sư những người này. Thêm nữa cảnh giời của cậu hiện này cũng không đủ để học. Vốn định khi đủ mười sáu tuổi, nếu có thể gia nhập thư viện Hồng Bàng cậu sẽ bái một vị đại sư làm thầy để học tập luyện đan.
Không ngờ lần đi di tích này lại vớ đươc của báu, một cuốn nhập môn về luyện đan. Dù sao bây giờ việc tu luyện của cậu cũng đã gặp bình cảnh, muốn đột phá lên cấp tám cũng không phải muốn nhanh là được, học tập luyện đan là một lựa chọn không tồi.
Nghĩ vậy cậu bèn chăm chú nghiên cứu cuốn sách. Kiến thức trong đây rất mới mẻ với cậu, những pháp môn cũng đều khác với cách luyện đan thời này. Vài lần cậu cũng được xem một vị luyện đan sư ở gia tộc luyện đan, vị này là học đồ cấp hai, tu vi cũng là Dị nhân sơ cấp hóa nguyên cảnh.
Chỉ thấy ông ta sử dụng một cái đỉnh nhỏ, là loại phổ biến chỉ trăm tinh thạch trung phẩm một chiếc; lửa cũng là sử dụng thuật pháp nhân cấp thượng phẩm bình thường, cả quá trình một tay điều khiển lửa, một tay cho từng loại dược thảo vào. Sau khi cho khoảng mười loại dược thảo, bước cuối cùng là cho một loại dung dịch màu xanh ngọc vào đỉnh. Đến khi khói trong đỉnh chuyển từ màu trắng xanh qua màu trằng thì hoàn thành.
Loại dung dịch này kết hợp từ nước và một loại tinh thạch đặc biệt mà ra, chính là người ta nghiền nát loại linh thạch đem hòa với nước, cuồi cùng dùng khí không ngừng ngưng luyện mà thành.
Linh dịch tạo thành có thể tính là loại trung cấp, ngự khí sư cấp bậc dị nhân sử dụng có thể chữa được ba đến năm phần thương tích tùy mức độ vết thương. Dười cấp bậc dị nhân đoán chừng chữa được khoảng năm đến bảy phần.
Loại linh dịch này Trần Cảnh nhớ không lầm tên là hồi thương tán. Loại này bên ngoài có bản cũng rất ít, không phải do thiếu nguyên liệu mà là do không có người luyện chế, số ngự khí sư thì thật sự quá nhiều nên mới cung không đủ cầu.
Luyện đan sư hay chế tác sư là những chức nghiệp có yêu cầu rất khắt khe, rất kén người tu luyện. Số lương luyện đan sư thực ra cũng không phải ít nhưng có bản đều ở trong các gia tộc bậc trung trở lên không thì cũng trong các thế lực lớn như các thương đoàn hay các bang phái lớn, số lượng tự do bên ngoài ít tới đáng thương.
Thêm nữa luyện đan, luyện khí đều có tỷ lệ thất bại cao, nguồn cung cấp cho nội bộ thế lực của những luyện đan sư còn không đủ, lấy đâu ra mà truyền ra bên ngoài. Trần cảnh có thể gặp được tăng khí đan có thể nói là vận may nghịch thiên, cũng như việc trúng sổ xổ vậy. Như vị luyện đan sư kia phải luyện tới năm lần mới thành công được một lần, vậy mà đã coi là người có trình độ tương đối tốt rồi, bình thường tám mười lần mới được một lần mà thôi.
Không nói đâu xa, gia tộc họ Trần có chừng hai mươi vị luyện đan sư , từ cấp một đến cấp chín. Cứ tính một người một ngày luyện được hai lọ linh dịch đi, một năm chẳng qua luyện hơn vạn lọ, đấy là còn tính ở tất cả yêu tố thuận lợi nhất.
Nhưng hơn vạn lọ đấy cũng phải giật gấu vá vai với sử dụng đủ cho người trong gia tộc. Số lượng ngự khí sư cấp bậc dị nhân ở họ Trần phải đạt đến hàng ngàn, cấp mười một mười hai thì phải đến con số hàng vạn, cấp thấp hơn thì quả thật không đếm xuể. Mỗi lần có hành dộng lớn, số lượng linh dịch tiêu hao bằng vài năm tích lũy.
Gia tộc họ Trần thuộc hàng gia tộc đỉnh cấp còn như vậy, nói gì đến những ngự khí sư tán tu, có được một lọ linh dịch hạ phẩm cũng đã là may mắn cực điểm rồi.
Kiến thức ở trong cuốn sách này đề câọ đến một cách luyện đan hoàn toàn khác. Cũng sử dụng khí, cũng sử dụng đỉnh nhưng thay vì cho cả loại thảo dược vào như phương pháp thông thường, nó lại sử dụng khí để tinh luyện dược thảo trước, sau đó mới cho vào đỉnh để luyện.
Như thế nào là tinh luyện trước, nói nôm na là sơ chế dược thảo, bỏ đi những thữ không cần thiết của dược thảo, chỉ để lại phần hữu dụng mà thôi. Hơn nữa, phương pháp này cũng không sử dụng dụng thứ dung môi kia, chỉ dùng đến bản thân dược thảo tạo ra dung môi.
Phương pháp này giúp cho phẩm chất linh dịch đề cao nhiều lần hơn nữa thời gian luyện cũng sẽ được rút ngắn. Phương pháp này giúp cho khả năng tu luyện của luyện đan sư nhanh hơn đến bốn phần.
Đọc đến đây, mắt Trần Cảnh đã sáng như cái đèn rồi. Không ngờ tồn tại phương pháp luyện đan như vậy. Cậu chưa từng nghe ai nói đến phương pháp này, xem ra nó đã thất truyền khá lâu rồi. Đọc hết phần tóm tắt, cậu chuyển sang phần học cách tinh luyện dược thảo.
Bản thân cảnh giới của cậu hiện nay không đủ để luyện đan, vì cơ bản cậu chưa thể sử dụng thuật pháp. Nhưng cậu có thể sử dụng khí để học cách tinh luyện dược thảo trước.
Phương pháp viết trên sách cũng rất đơn giản, có một công pháp chuyên sử dụng cho việc tinh luyện này. Nó tương tự như công pháp tu luyện bình thường, cấp bậc không cao, chỉ nhân cấp trung phẩm, tức là một đứa trẻ mười tuổi cũng có thể tu luyện, tất nhiên luyện thành hay không thì phải xem khả năng mỗi người rồi.
Công pháp có tất cả hai mươi sáu ấn. Cảnh chỉ mất vài phút đã có thể ghi nhớ và phác họa ra cách kết ấn rồi. Chỉ hai lần thử cậu đã kết thành ấn, chỉ cảm thấy sau khi ấn thành, lượng khí trong cơ thể đều tập trung hết vào hai bàn tay. Sự mẫn cảm của hai bàn tay tăng đến mức trước này chưa từng có.
Bước đầu coi như thành công, cậu liền tìm vài loại dược thảo cơ bản nhất để thử nghiệm. Trong sách này cũng ghi chú có một cuốn sách khác ghi lại cách nhận biết, tinh chế chừng loại thảo dược. Mất gần một tiếng đồng hồ cậu mới tìm được nó.
Sách rất dày, phải đến hai mươi phân chứ chẳng chơi. Bên trong ghi lại rất chi tiết về từng loại dược thảo, từ loại phổ thông nhất đến loại cao cấp nhất. Một trang ghi lại được hai loại, tính ra phải có đến vài ngàn loại chứ chẳng ít.
Ra bên ngoài, Trần Cảnh tìm được một vài loại thảo dược cấp thấp nhất. May mắn dược viên này có một khu chuyên gieo trồng các loại dược thảo thông thường, có lẽ là để nghiên cứu nên Trần cảnh mới có cái làm thí nghiệm. Chứ nếu lấy mấy loại quý hiếm kia thì cậu cũng không nỡ.